Chỉ số này thể hiện xu hƣớng đầu tƣ của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Với những mục đích đầu tƣ khác nhau, cân nhắc giữa thuận lợi và khó khăn của từng hình thức đầu tƣ, nhà đầu tƣ nƣớc ngoài sẽ xác định cho mình hình thức đầu tƣ phù hợp và mang lại lợi ích cao nhất. Trong phạm vi luận văn này sẽ chỉ đề cập đến các số liệu về hình thức đầu tƣ phân loại theo khía cạnh pháp lý. Các hình thức đầu tƣ này, đối với nƣớc tiếp nhận đầu tƣ hay nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đều có những thuận lợi và khó khăn nhất định, cụ thể nhƣ sau: STT Đối tác Số dự án Tổng vốn đầu tƣ đăng ký (Triệu USD) 1 Hàn Quốc 7,459 62,566.980 2 Nhật Bản 3,996 57,018.359 3 Singapore 2,159 46,623.075 4 Đài Loan 2,589 31,444.371 5 BritishVirginIslands 793 20,790.782 6 Hồng Kông 1,422 19,829.149 7 Trung Quốc 2,149 13,348.762 8 Malaysia 586 12,478.229 9 Thái Lan 528 10,439.454 10 Hà Lan 318 9,358.395 11 Hoa Kỳ 900 9,334.903 12 Cayman Islands 110 7,108.274 13 Samoa 283 6,255.560 14 Canada 174 5,097.465 15 Pháp 540 3,675.863 16 Vƣơng quốc nh 351 3,506.900 17 Luxembourg 47 2,338.679 18 CHLB Đức 318 1,941.398 19 Thụy Sỹ 144 1,916.159 20 Australia 440 1,865.934
- Đối với nƣớc tiếp nhận đầu tƣ:
+ Thuận lợi: Giúp giải quyết tình trạng thiếu vốn, thiếu công nghệ, tạo ra thị trƣờng nhƣng vẫn đảm bảo an ninh quốc gia và nắm quyền điều hành dự án.
+ Khó khăn: Khó thu hút đầu tƣ, chỉ thực hiện ở một số ít lĩnh vực dễ sinh lời.
- Đối với nhà đầu tƣ nƣớc ngoài:
+ Thuận lợi: Tận dụng đƣợc hệ thống phân phối có sẵn của nƣớc tiếp nhận đầu tƣ vào những lĩnh vực hạn chế đầu tƣ, không mất thời gian, chi phí cho việc nghiên cứu thị trƣờng mới, không bị tác động lớn do khác biệt về văn hóa, chia sẻ đƣợc chi phí và rủi ro đầu tƣ.
+ Khó khăn: Không đƣợc trực tiếp quản lý điều hành dự án, quan hệ hợp tác với nƣớc tiếp nhận đầu tƣ thiếu tính chắc chắn khiến nhiều nhà đầu tƣ e ngại.
1.4.4.2. Doanh nghiệp liên doanh
- Đối với nƣớc tiếp nhận đầu tƣ:
+ Thuận lợi: Giúp giải quyết tình trạng thiếu vốn, đa dạng hóa danh mục sản phẩm, đổi mới công nghệ, tạo ra thị trƣờng mới và tạo cơ hội cho ngƣời lao động làm việc và học tập kinh nghiệm quản lý, công nghệ của nƣớc ngoài.
+ Khó khăn: Mất nhiều thời gian thƣơng thảo các vấn đề liên quan đến dự án đầu tƣ, thƣờng xuất hiện mâu thuẫn trong quá trình quản lý điều hành doanh nghiệp, do nhà đầu tƣ nƣớc ngoài thƣờng quan tâm đến lợi ích toàn cầu, vì vậy đôi lúc liên doanh phải chịu thua thiệt vì lợi ích ở các nơi khác.
- Đối với nhà đầu tƣ nƣớc ngoài:
+ Thuận lợi: Tận dụng đƣợc hệ thống phân phối có sẵn của nƣớc tiếp nhận đầu tƣ, đƣợc đầu tƣ vào những lĩnh vực kinh doanh dễ thu lời, những lĩnh vực bị hạn chế đối với hình thức DN 100% vốn nƣớc ngoài. Không mất thời gian và chi phí cho việc nghiên cứu thị trƣờng mới và xây dựng các mối quan hệ. Chia sẻ đƣợc chi phí và rủi ro đầu tƣ.
+ Khó khăn: Khác biệt về nhìn nhận chi phí đầu tƣ giữa hai bên đối tác, mất nhiều thời gian thƣơng thảo mọi vấn đề liên quan đến dự án đầu tƣ, không chủ động trong việc quản lý điều hành doanh nghiệp, dễ bị mất cơ hội kinh doanh khi khó giải quyết khác biệt về tập quán, văn hóa.
1.4.4.3. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
- Đối với nƣớc tiếp nhận đầu tƣ:
+ Thuận lợi: Nhà nƣớc thu đƣợc ngay tiền thuê đất, tiền thuế kể cả khi doanh nghiệp kinh doanh bị lỗ, giải quyết đƣợc vấn đề công ăn việc làm mà không cần bỏ vốn đầu tƣ, tập trung thu hút vốn và công nghệ của nƣớc ngoài vào những lĩnh vực khuyến khích xuất khẩu, tiếp cận đƣợc thị trƣờng nƣớc ngoài.
+ Khó khăn: Khó tiếp thu kinh nghiệm quản lý và công nghệ nƣớc ngoài để năng cao trình độ quản lý hay cán bộ kỹ thuật ở các doanh nghiệp trong nƣớc.
- Đối với nhà đầu tƣ nƣớc ngoài:
+ Thuận lợi: Chủ động trong quá trình quản lý điều hành doanh nghiệp thực hiện các chiến lƣợc toàn cầu của tập đoàn, triển khai nhanh dự án đầu tƣ, đƣợc quyền chủ động chọn và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển chung của tập đoàn.
+ Khó khăn: Chủ đầu tƣ phải chịu toàn bộ rủi ro trong đầu tƣ, phải chi phí nhiều hơn cho nghiên cứu tiếp cận thị trƣờng mới, không xâm nhập đƣợc vào những lĩnh vực nhiều lợi nhuận của thị trƣờng trong nƣớc, khó quan hệ với các cơ quan quản lý Nhà nƣớc của nƣớc sở tại.
Trong vài năm trở lại đây, hình thức đầu tƣ 100% vốn nƣớc ngoài vẫn luôn duy trì vị thế đứng đầu của mình, tiếp tục chiếm ƣu thế cả về số lƣợng dự án lẫn tổng vốn đầu tƣ đăng ký, vƣợt trội hơn hẳn các hình thức đầu tƣ nƣớc ngoài còn lại vào Việt Nam nhờ những thuận lợi hình thức này đem lại cho cả nƣớc tiếp nhận đầu tƣ và nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Lũy kế đến hết năm 2018, số dự án đầu tƣ 100% vốn nƣớc ngoài là 23,087 dự án với 244,580.143 triệu USD, chiếm 84.4% tổng số dự án và 71.9% tổng vốn đầu tƣ đăng ký của cả nƣớc.
Bảng 1.5. Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam theo hình thức đầu tƣ (Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 20/12/2018)
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, Báo cáo FDI 12.2018
Xét về mặt tích cực, điều này thể hiện sự tin tƣởng của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đối với môi trƣờng đầu tƣ của Việt Nam cũng nhƣ cho thấy xu hƣớng hoạt động đang trở nên độc lập hơn mà không phải dựa vào các đối tác trong nƣớc để khai thác những yếu tố thuận lợi nhƣ các giai đoạn trƣớc. Với hình thức đầu tƣ 100% vốn nƣớc ngoài, quyền điều hành hoàn toàn thuộc về chủ đầu tƣ nƣớc ngoài trực tiếp quản lý toàn bộ và chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của dự án FDI, vì vậy tạo tâm lý thoải mái, tự chủ, không chịu sự rằng buộc cho nhà đầu tƣ. Cục Đầu tƣ nƣớc ngoài nhận định đây là ƣu điểm lớn khiến hình thức này luôn chiếm ƣu thế trong cơ cấu vốn FDI của cả nƣớc so với các hình thức đầu tƣ khác.
Tuy nhiên, việc khuyến khích đầu tƣ chủ yếu theo hình thức này sẽ phản tác dụng, tạo sự chèn ép với các doanh nghiệp trong nƣớc nếu trong thời gian tới không có những chính sách quản lý đi kèm và thực thi hiệu quả đối với hình thức đầu tƣ 100% vốn nƣớc ngoài. Chƣa kể, nhƣ đã nêu ở trên, hình thức đầu tƣ này cản trở tác động lan tỏa của FDI về công nghệ, khả năng chuyển giao phƣơng thức quản lý. Xu hƣớng thành lập các doanh nghiệp 100% vốn là cách các tập đoàn, công ty đa quốc gia phƣơng Tây sử dụng để dễ triển khai sản xuất và kinh doanh. Điều này cho phép họ giảm thiểu tối đa những rủi ro về rò rỉ công nghệ. Thực tế nhiều năm qua đã cho thấy, Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong việc thúc đẩy chuyển giao công nghệ, học hỏi kỹ năng và bí kíp kinh doanh. Việt Nam cũng chƣa tạo đƣợc mạng liên kết giữa doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc do khoảng cách công nghệ và trình độ lao động
STT Hình thức đầu tƣ Số dự án Tổng vốn đầu tƣ đăng ký (Triệu USD) 1 100% vốn nƣớc ngoài 23,087 244,580.143 2 Liên doanh 4,017 75,216.714 3 Hợp đồng BOT,BT,BTO 18 14,221.238 4 Hợp đồng hợp tác KD 231 6,141.350 27,353 340,159.445 Tổng