Phát triển nguồn nhân lực, tạo công ăn việc làm cho ngƣời dân tại nƣớc nhận đầu tƣ cũng là một vai trò nổi bật của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. Hơn thế nữa, FDI không chỉ tạo việc làm trực tiếp mà còn tạo việc làm gián tiếp. Theo điều tra của Ngân hàng Thế giới thì mỗi việc làm do FDI trực tiếp tạo ra sẽ tạo thêm cho từ một tới hai việc làm gián tiếp khác. Đồng thời, khi các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh trên lãnh thổ các quốc gia đang phát triển, họ sẽ cung cấp các chuyên gia giỏi cũng nhƣ phƣơng thức quản lý doanh nghiệp hiện đại và chuyên nghiệp. Nhƣ vậy, những ngƣời lao động cũng nhƣ các doanh nghiệp
nƣớc đó sẽ có điều kiện và cơ hội để học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cũng nhƣ kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp.
Trong bối cảnh CMCN 4.0 và tác động của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, thị trƣờng lao động trong ngành Tài chính - Ngân hàng sẽ thay đổi theo hƣớng giảm giao dịch viên, giao dịch chi nhánh… và gia tăng nguồn nhân lực trình độ cao, giỏi cả chuyên môn nghiệp vụ tài chính, ngân hàng và công nghệ thông tin. Nhân sự chất lƣợng cao là một thách thức đối với không chỉ ngành Tài chính - Ngân hàng mà cả những ngành khác khi robot, công nghệ dần chiếm ƣu thế hơn con ngƣời. Chất lƣợng nguồn nhân lực không chỉ là trình độ nghiệp vụ Tài chính - Ngân hàng mà đi liền với đó là kỹ năng vận hành công nghệ số, tính tuân thủ về quy trình vận hành cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng trong môi trƣờng công nghệ thông tin.