Cơ cấu đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài theo lãnh thổ cho thấy sức hút của môi trƣờng đầu tƣ tại từng địa phƣơng đối với nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Ngoài một số địa phƣơng vốn có ƣu thế trong thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, những thành phố lớn, đia bàn trọng điểm, phát triển mạnh về kinh tế xã hội, thì những chính sách ƣu đãi dành cho nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tại mỗi địa phƣơng cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến quyết định của chủ đầu tƣ. Những địa phƣơng đƣợc chính quyền sở tại tập trung phát triển, hoàn thiện cơ sở hạ tầng tại các khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế; ban hành nhiều cơ chế, chính sách minh bạch, thông thoáng, giúp doanh nghiệp yên tâm đầu tƣ, phát triển sản xuất; lãnh đạo địa phƣơng thƣờng xuyên quan tâm, đồng hành cùng doanh nghiệp, nhà đầu tƣ để tháo gỡ các khó khăn, vƣớng mắc nảy sinh… sẽ thu hút đƣợc càng nhiều sự chú ý của chủ đầu tƣ nƣớc ngoài.
Năm 2018, các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đã đầu tƣ vào 59 tỉnh, thành phố của Việt Nam, trong đó Hà Nội là địa phƣơng thu hút nhiều vốn ĐTNN nhất với tổng số vốn đăng ký là 7.5 tỷ USD, chiếm 21.2% tổng vốn đầu tƣ. TP Hồ Chí Minh đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký là 5.9 tỷ USD, chiếm 16.7% tổng vốn đầu tƣ. Hải Phòng đứng thứ 3 với tổng số vốn đăng ký 3.1 tỷ USD chiếm 8.7% tổng vốn đầu tƣ...
Với những điều kiện về vị trí địa lý thuận lợi, nhiều tài nguyên quý giá, hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển, đồng bộ, có nguồn nhân lực chất lƣợng cao đồng thời là các trung tâm kinh tế lớn của cả nƣớc cũng nhƣ cửa ng giao thƣơng quốc tế, các địa phƣơng này là địa điểm lựa chọn ƣa thích hàng đầu của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài với nhiều dự án có số vốn đăng ký lên đến hàng tỷ USD.
Bảng 1.6. Top 30 địa phƣơng thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài năm 2018
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, Báo cáo FDI 12.2018
TT Địa phƣơng Số dự án cấp mới Vốn đăng ký cấp mới (triệu USD) Số lƣợt dự án tăng vốn Vốn đăng ký tăng thêm (triệu USD) Số lƣợt góp vốn mua cổ phần Giá trị góp vốn, mua cổ phần Tổng vốn đăng ký (triệu USD) 1 Hà Nội 622 5,041.05 167 775.13 803 1,703.13 7,519.31 2 TP. Hồ Chí Minh 1029 784.81 254 170.72 3,710 4,993.11 5,948.65 3 Hải Phòng 111 723.84 50 1,829.64 57 540.01 3,093.49 4 Bình Dƣơng 215 1,216.58 135 548.37 492 562.20 2,327.16 5 Bà Rịa - Vũng Tàu 45 1,803.51 25 148.43 60 162.74 2,114.68 6 Đồng Nai 125 988.99 21 63.21 211 403.37 1,455.58
7 Thừa Thiên Huế 8 27.69 5 1,140.00 16 104.69 1,272.39
8 Bắc Ninh 173 394.69 116 677.55 156 51.75 1,124.00 9 Tây Ninh 30 453.32 27 317.53 43 65.97 836.82 10 Long An 86 275.10 88 220.07 166 193.11 688.28 11 Hải Dƣơng 44 235.98 28 299.18 50 61.85 597.01 12 Bắc Giang 67 183.78 36 318.89 44 40.32 543.00 13 Bình Phƣớc 29 348.65 20 96.98 32 35.05 480.68 14 Hƣng Yên 29 127.54 47 277.84 55 73.04 478.42 15 Quảng Nam 29 322.86 5 107.98 24 31.10 461.93 16 Thái Nguyên 14 387.09 16 33.88 22 24.51 445.48 17 Hà Nam 42 329.87 32 91.67 21 15.21 436.75 18 Ninh Thuận 8 387.53 5 14.12 401.65 19 Quảng Ninh 7 385.74 12 12.41 398.15 20 Bến Tre 4 382.81 5 (4.31) 12 16.46 394.96 21 Vĩnh Phúc 59 268.45 5 87.20 61 29.54 385.18 22 Bạc Liêu 1 365.76 1 1.96 1 0.35 368.07 23 Quảng Ngãi 14 356.34 1 10.00 1 0.05 366.39 24 Thanh Hóa 16 52.42 2 14.30 21 297.96 364.68 25 Kiên Giang 4 353.59 1 (0.22) 2 0.52 353.90 26 Đà Nẵng 102 267.96 9 1.10 180 42.74 311.81 27 Nam Định 15 137.48 9 34.20 13 107.11 278.79 28 Tiền Giang 10 103.16 14 106.18 9 37.62 246.96 29 Hòa Bình 2 200.09 2 12.00 8 3.07 215.16 30 Ninh Bình 12 115.08 6 51.55 8 40.56 207.19
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO LĨNH VỰC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM 2.1. Thực trạng của ngành Tài chính - Ngân hàng Việt Nam hiện nay
2.1.1. Những thành tựu đạt được
Năm 2018 đi vào lịch sử kinh tế Việt Nam với một thành công kép hiếm có là GDP tăng trƣởng tới 7.08% - mức tăng cao nhất kể từ năm 2008 đến nay, trong khi CPI bình quân năm 2018 chỉ tăng 3.54% so với bình quân năm 2017 – thấp hơn mức 4% đƣợc Quốc hội yêu cầu. Cả 12 chỉ tiêu cơ bản phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 đều hoàn thành xuất sắc. Trong thành tích chung đó không thể phủ nhận vai trò và sự đóng góp to lớn của ngành Tài chính - Ngân hàng.
2.1.1.1. Tăng tỷ lệ huy động thu NSNN bình quân, sử dụng NSNN hiệu quả
Vƣợt qua nhiều trở ngại, đƣơng đầu với thách thức, dự toán NSNN năm 2018 đã đƣợc thực hiện trọn vẹn đồng thời mở ra những nền tảng cơ sở vững chắc cho triển vọng thực hiện dự toán NSNN năm 2019 tốt hơn nữa. Quy mô GDP năm cao hơn so với kế hoạch và đạt 5,535.3 nghìn tỷ đồng. GDP bình quân đầu ngƣời tăng 198 USD so với năm trƣớc, đạt 2,587 USD. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực, với khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 14.57% GDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 34.28%; trong khi khu vực dịch vụ chiếm 41.17% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9.98%.
Kết quả, dự toán thu cân đối NSNN đạt hơn 1,422 nghìn tỷ đồng, bằng 107.8% dự toán, trong đó thu nội địa đã chiếm gần 80.6%; là minh chứng cho nỗ lực thu NSNN của ngành Tài chính trong suốt cả năm 2018.
Thành tích thu NSNN nói chung, thu nội địa nói riêng càng ấn tƣợng trong bối cảnh mặc dù năm 2018 có 131,275 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, với tổng vốn đăng ký là 1,478.1 nghìn tỷ đồng (tăng 3.5% về số doanh nghiệp và tăng 14.1% về số vốn đăng ký so với năm 2017) cùng với 34,010 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động nhƣng cũng có tới 90,651 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, tăng 49.7% (so với năm 2017).
Bên cạnh đó, trong thành tích thu NSNN không thể không kể đến các biện pháp tăng cƣờng quản lý thuế đã phát huy hiệu quả rõ rệt, vừa góp phần tăng thu NSNN, vừa tạo môi trƣờng kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp.
Khó khăn trong thu nội địa đã đƣợc san sẻ bởi thu từ dầu thô vƣợt dự toán tới 65.5%, đạt 59.4 nghìn tỷ đồng và thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu cũng vƣợt gần 10% dự toán. Bất chấp chiến tranh thƣơng mại Mỹ - Trung ảnh hƣởng đến thƣơng mại toàn cầu, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2018 vẫn đạt kỷ lục 244.72 tỷ USD, tăng 13.8%; trong đó khu vực kinh tế trong nƣớc đạt 69.20 tỷ USD, tăng 15.9%, chiếm 28.3% tổng kim ngạch xuất khẩu và khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (kể cả dầu thô) đạt 175.52 tỷ USD, tăng 12,9%, chiếm 71.7%.
Theo Bộ trƣởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trong hội nghị Chính phủ với các địa phƣơng cuối năm 2018, kết quả thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách năm 2018 là "rất tích cực và toàn diện". Ngành Tài chính đã tiếp tục quản lý chi sử dụng ngân sách chặt chẽ, tiết kiệm, trong phạm vi dự toán và có hiệu quả; thực hiện điều chỉnh tăng 7% tiền lƣơng cơ sở, lƣơng hƣu và trợ cấp ƣu đãi ngƣời có công, đồng thời siết chặt kỷ cƣơng, kỷ luật tài chính – ngân sách theo Chỉ thị số 31/CT- TTg của Thủ tƣớng Chính phủ. Cơ cấu chi chuyển dịch tích cực, tỷ trọng chi đầu tƣ phát triển đạt trên 27% (mục tiêu là 25-26%); chi thƣờng xuyên còn dƣới 62% tổng chi NSNN (mục tiêu là dƣới 64%). Công tác quản lý, điều hành chi NSNN bảo đảm chặt chẽ, tiết kiệm, tăng cƣờng kỷ cƣơng, kỷ luật tài chính. Bội chi NSNN đƣợc giữ trong phạm vi Quốc hội quyết định; quản lý nợ công diễn biến tích cực, tiếp tục tái cơ cấu nợ công theo hƣớng kéo dài thời hạn, giảm chi phí vay, an ninh tài chính quốc gia đƣợc đảm bảo.
2.1.1.2. Thị trường tài chính và dịch vụ tài chính ngày càng phát triển ổn định
Trong năm 2018, thị trƣờng tài chính tiếp tục đạt đƣợc nhiều kết quả tích cực, thể hiện rõ rệt qua một số khía cạnh nhƣ sau:
Trên thị trƣờng cổ phiếu, mặc dù thời gian gần đây giá cổ phiếu có giảm do tác động chủ yếu từ thị trƣờng chứng khoán thế giới sau quyết định tăng lãi suất lần thứ 4 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), nhƣng nhìn chung thị trƣờng sôi động. Khối lƣợng giao dịch tăng mạnh, thị trƣờng trở thành kênh huy động vốn trung và
dài hạn quan trọng cho nền kinh tế. Đặc biệt, chỉ số VN- Index có thời điểm đã lập đỉnh cao mới trong lịch sử, vƣợt 1,200 điểm (ngày 9 - 10/4/2018).
Hình 2.1. Chỉ số VN-Index chốt phiên giao dịch ngày 09/04/2018
Nguồn: FPT Securities, Bản tin chứng khoán ngày 09/04/2018
Năm 2018 cũng tiếp tục chứng kiến số lƣợng doanh nghiệp lên sàn tăng cao. Đến cuối năm 2018, trên 3 sàn chứng khoán có tổng cộng 1,558 doanh nghiệp niêm yết/đăng ký giao dịch, tăng 136 doanh nghiệp so với cuối năm 2017. Trong đó, 378 doanh nghiệp niêm yết trên HOSE - Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, 376 doanh nghiệp niêm yết trên HNX - Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và 804 doanh nghiệp đăng ký giao dịch trên UPCoM – sàn giao dịch chứng khoán công ty đại chúng chƣa niêm yết. Giá trị vốn hóa trên HOSE đạt gần 2.9 triệu tỷ đồng, giá trị vốn hóa trên HNX và UPCoM đạt 1 triệu tỷ đồng. Tổng giá trị vốn hóa trên thị trƣờng chứng khoán tƣơng đƣơng khoảng 82.2% GDP – mức cao nhất từ
Theo thống kê, có 32 doanh nghiệp có giá trị vốn hóa tỷ USD, trong đó có 3 doanh nghiệp niêm yết mới và 6 doanh nghiệp đăng ký giao dịch mới. Thị trƣờng ngày càng có thêm nhiều doanh nghiệp lên sàn, trong đó có những doanh nghiệp lớn, hoạt động hiệu quả, giúp tăng cƣờng thu hút nhà đầu tƣ cả trong và ngoài nƣớc.
Một số loại cổ phiếu lớn có thể kể đến trong năm 2018 là VHM của CTCP Vinhomes (HoSE), VGI của Tổng Công ty cổ phần Đầu tƣ Quốc tế Viettel (UPCoM), TCB của Ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam (HoSE), HDB của Ngân hàng TMCP Phát triển TP HCM (HoSE) và TPB của Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Tiên Phong (HoSE). Các cổ phiếu lớn lên sàn đã giúp vốn hóa thị trƣờng chứng khoán Việt Nam liên tiếp phá vỡ kỷ lục, hoàn thành sớm chỉ tiêu Chính phủ đặt ra vào năm 2020.
Biểu đồ 2.1. Số lƣợng tài khoản nhà đầu tƣ (tính đến tháng 05/2018)
Nguồn: Website Đầu tư chứng khoán, 18 năm, chứng khoán Việt phát triển vững về chất, 2018
Trong số các “tân binh” của thị trƣờng chứng khoán Việt Nam năm 2018 đáng chú ý nhất là VHM. Nhờ công ty cổ phần Chứng khoán SSI tƣ vấn, VHM lên sàn tạo ra phiên giao dịch tỷ USD đầu tiên của thị trƣờng chứng khoán Việt Nam với
giá trị giao dịch lên tới hơn 28,500 tỷ đồng tính riêng VHM và gần 34,900 tỷ toàn thị trƣờng trong phiên 18/5. VHM hiện là cổ phiếu vốn hóa lớn thứ hai toàn thị trƣờng và chỉ sau công ty mẹ Vingroup. Cùng với VRE, bộ ba cổ phiếu thuộc Vingroup có thời điểm chiếm đến 23% tổng vốn hóa sàn HoSE và có tác động rất lớn đến biến động của VN-Index.
Thị trƣờng trái phiếu Việt Nam cũng ghi nhận mức môi trƣờng kinh tế vĩ mô tích cực và ƣớc tăng khoảng 16%, đạt khoảng 60 tỷ đồng, trong đó thị trƣờng trái phiếu chính phủ tăng trƣởng 14.7%, vốn hóa đạt 27% GDP còn thị trƣờng trái phiếu doanh nghiệp tăng trƣởng trên 30% vốn hóa đạt 7% GDP. Nếu nhƣ trƣớc đó trái phiếu doanh nghiệp niêm yết chỉ có sự tham gia của một số doanh nghiệp nhƣ Vingroup, CII, HIFC,... thì từ năm 2017, tổng cộng có thêm 19 trái phiếu với giá trị niêm yết 17,730 tỷ đồng đƣợc lên sàn, trong đó có cả những đơn vị chƣa niêm yết cổ phiếu nhƣ Anco, TTC Edu,...
Năm 2018, thị trƣờng chứng khoán Việt Nam cũng ghi dấu ấn khi đƣợc Tổ chức tính toán chỉ số chứng khoán toàn cầu (FTSE) đƣa vào danh sách theo d i nâng hạng từ thị trƣờng cận biên lên thị trƣờng mới nổi loại 2 (Secondary Emerging) cùng với Argentina và Romania (đã đƣợc đƣa vào danh sách theo d i từ tháng 9/2016). Theo quy định của FTSE, các quốc gia sẽ phải nằm trong danh sách theo d i ít nhất 1 năm trƣớc khi đƣợc nâng hạng thực sự. Đối với trƣờng hợp của Việt Nam, để đƣợc nâng hạng chính thức vào nhóm thị trƣờng mới nổi loại 2, thị trƣờng cần thỏa mãn 9/9 điều kiện tiên quyết. Hiện chúng ta đã thỏa mãn 8 trong 9 điều kiện và chỉ còn 1 điều kiện duy nhất còn chƣa đƣợc thỏa mãn là thanh toán bù trừ. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia thì Việt Nam có nhiều cơ hội đƣợc nâng hạng theo tiêu chí của FTSE. Đây là ghi nhận quốc tế đối với những cải tiến và phát triển thị trƣờng trong một thời gian dài, đồng thời cho thấy thị trƣờng chứng khoán Việt Nam đang dần đạt các tiêu chuẩn quốc tế...
Nguyên nhân để thị trƣờng tài chính phát triển ổn định, đạt đƣợc những kết quả khả quan nhƣ vậy chủ yếu là nhờ chính sách tài khóa và tiền tệ đƣợc điều hành theo hƣớng chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp chặt chẽ với nhau và với các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm hỗ trợ, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế. Môi
trƣờng kinh tế vĩ mô ổn định, các rào cản về thể chế, chính sách từng bƣớc đƣợc tháo gỡ thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp nhƣ tăng cƣờng năng lực tài chính, hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tƣ phát triển công nghệ hiện đại; công tác quản lý, giám sát đƣợc đẩy mạnh, giúp giải quyết kịp thời khó khăn, vƣớng mắc trên các thị trƣờng.
Đồng thời, các dịch vụ tài chính cũng phát triển mạnh ở cả hai phân khúc dành cho doanh nghiệp và cá nhân. CMCN 4.0 đòi hỏi các ngân hàng phải liên tục hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán, nâng cao chất lƣợng các dịch vụ ngân hàng điện tử nhƣ home banking, phone banking, internet banking, cùng với đó là sự xuất hiện của các công ty tài chính tiêu dùng, đã giúp tăng áp lực cạnh tranh, khiến hệ thống ngân hàng trên toàn quốc phải nỗ lực hơn nữa để triển khai, thâm nhập thị trƣờng, qua đó đẩy mạnh và đa dạng hóa các loại hình sản phẩm dịch vụ tài chính,…nhằm tạo cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp có nhiều cơ hội lựa chọn, đáp ứng đƣợc các nhu cầu tiền gửi, quản lý tài khoản, tiết kiệm, tín dụng, đầu tƣ,…
2.1.1.3. Ổn định tỷ giá và lãi suất ngân hàng
Năm 2018, với sự chủ động, linh hoạt trong điều hành tỷ giá của NHNN, dù có nhiều áp lực từ thị trƣờng quốc tế nhƣng tỷ giá trong nƣớc vẫn tƣơng đối ổn định. Đặc biệt, khi so với mức độ mất giá của các đồng tiền mới nổi và đang phát triển, thanh khoản thị trƣờng vẫn đảm bảo, các giao dịch ngoại tệ diễn ra thông suốt. Các nhu cầu mua ngoại tệ hợp pháp đƣợc đáp ứng đầy đủ, kịp thời và Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN) mua ròng ngoại tệ, bổ sung dự trữ ngoại hối Nhà nƣớc. Trong bối cảnh tình hình kinh tế chính trị thế giới năm 2018 có nhiều thách thức và biến động bất thƣờng, NHNN đã chủ động, linh hoạt điều hành chính sách tiền tệ. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và hỗ trợ tăng trƣởng ở mức hợp lý, qua đó thu đƣợc những kết quả tích cực. Lạm phát bình quân năm 2018 tiếp tục đƣợc kiểm soát phù hợp mục tiêu 4%, đánh dấu mấy năm liên tiếp điều hành chính