Khoảng vài năm trở lại đây, thị trƣờng Việt Nam liên tiếp đón nhận các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài trong nhiều lĩnh vực từ tiêu dùng, bán lẻ, đến bất động sản, Tài chính - Ngân hàng chủ yếu đến từ châu Á nhƣ Thái Lan (Berli Jucker, Thai Beverage, Central Group, SCG), Hàn Quốc (KB, Lotte, Samsung, Hana), Nhật Bản (Shinsei, Saison, ANA Holdings, JX Nippon), Singapore (Keppel Land, CapitaLand)… Nếu hƣớng dịch chuyển đầu tƣ vào Việt Nam mở màn bởi làn sóng của doanh nghiệp Hàn Quốc tập trung vào những ngành thâm dụng lao động nhƣ dệt may, da giày; điện tử; hàng tiêu dùng bán lẻ… thì đến nay, đã chuyển hƣớng mạnh sang lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng, chứng khoán và Fintech (Financial Technology – Công nghệ tài chính) thông qua các hoạt động mua bán - sáp nhập (M&A). Hiện nay có nhiều nhà đầu tƣ tài chính Hàn Quốc đã hiện diện tại Việt Nam nhƣ Lotte Card, Shinhan Card, Kexim, KEB Hana, Industrial Bank of Korea, Kookmin, Busan, Nonghyup, Shinhan Bank… Chƣa kể, không ít thông tin thị trƣờng cho rằng, Tập đoàn tài chính Hana của Hàn Quốc đang có kế hoạch trở thành cổ đông của BIDV.
Không riêng Hàn Quốc, khẩu vị của các nhà đầu tƣ Nhật Bản cũng có sự biến đổi, mở rộng đầu tƣ hơn nữa và chuyển dịch cơ cấu đầu tƣ, từ những ngành truyền thống nhƣ công nghiệp chế biến, chế tạo, cơ sở hạ tầng... sang bán lẻ, phi ngân hàng nhƣ công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính… theo Tập đoàn tƣ vấn M&A hàng đầu thế giới RECOF (Nhật Bản).
Nhiều nhà đầu tƣ tài chính Thái Lan đánh giá triển vọng thị trƣờng Việt Nam thông qua những thƣơng vụ mua bán của các “đại gia” nhƣ Thai Beverage hay Berli Jucker để cân nhắc đƣa ra quyết định đầu tƣ. Nguồn vốn FDI thƣờng sẽ đi trƣớc, tạo lực đẩy, thu hút mạnh các nhà đầu tƣ tài chính và nhà đầu tƣ chiến lƣợc thực hiện
nhiều thƣơng vụ M&A với giá trị lớn ở thị trƣờng Việt Nam. Các thƣơng vụ M&A lại góp phần quan trọng làm dầy thêm dòng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đăng ký vào Việt Nam.
3.1.2. Định hướng thu hút đầu tư của Việt Nam giai đoạn 2019 – 2030
Sau mỗi chặng đƣờng đi, ai cũng nghĩ đến việc sẽ đi tiếp về phía trƣớc nhƣ thế nào. Đối với việc thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, Hội nghị tổng kết 30 năm FDI tại Việt Nam do Bộ Kế hoạch và đầu tƣ tổ chức ngày 4/10/2018 đã xác định chủ đề “Tầm nhìn mới, cơ hội mới cho FDI trong kỷ nguyên mới” – lấy đó làm định hƣớng cho mọi hành động trong giai đoạn tới đối với thu hút FDI. Theo đó, “Đổi mới, sáng tạo trên nền tảng 4.0” là quyết sách tăng trƣởng mới đƣợc Chính phủ quán triệt rõ ràng. FDI sẽ tiếp tục là một bộ phận quan trọng, gắn bó chặt chẽ với nền kinh tế đang phát triển của Việt Nam, tiếp tục đƣợc khuyến khích đầu tƣ vào Việt Nam nói chung và lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng nói riêng, với những điều kiện mới: thuận lợi hơn nhƣng chất lƣợng phải đặc biệt cao hơn (FDI 4.0), nhằm đảm bảo lợi ích cho nhà đầu tƣ và phù hợp yêu cầu của phát triển kinh tế xã hội Việt Nam trong giai đoạn tới. Đây là định hƣớng mang tầm chiến lƣợc, hƣớng tới khát vọng tăng trƣởng bứt phá, phát triển nhanh và bền vững kinh tế Việt Nam trong giai đoạn tới. Để thực hiện định hƣớng này, đòi hỏi nguồn lực FDI phải có chất lƣợng cao hơn, cụm từ mới “FDI 4.0” – nhằm xác định rõ tên của một loại FDI mới, tạm xác định là nguồn vốn FDI có hàm lƣợng công nghệ cao của cuộc CMCN 4.0 đƣợc thu hút đƣa vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của mọi cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức trong xã hội; và xác định sự cần thiết phải tập trung ƣu tiên cho dòng vốn FDI 4.0 này ở mọi lĩnh vực và địa bàn của nền kinh tế, trong đó có Tài chính - Ngân hàng.
Đồng thời, trong giai đoạn 2019 – 2030 tới, định hƣớng thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài sẽ không còn dàn trải mà điều chỉnh theo hƣớng chuyển từ thiên về số lƣợng nhƣ trƣớc đây, sang chú trọng nhiều hơn đến hiệu quả thu hút và nâng cao chất lƣợng đầu tƣ, tận dụng tối đa nguồn vốn FDI để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng hiện đại và hiệu quả, thực hiện nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, từ đó góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững. Trải qua giai đoạn tái cơ cấu, sức khỏe ngành Tài chính - Ngân hàng ngày
càng cải thiện, môi trƣờng cạnh tranh và khung pháp lý tốt hơn hứa hẹn triển vọng về dòng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào lĩnh vực này sẽ tiếp tục tăng lên khi hoạt động kinh doanh và kinh tế phát triển sẽ kéo theo nhu cầu tài chính, ngân hàng tăng, tạo ra các cơ hội lớn cho sự phát triển của ngành cả về lƣợng và chất. Tuy nhiên, để có thể phát triển bền vững, trong thời gian tới, các tổ chức tài chính nƣớc ngoài có định hƣớng không dàn trải nguồn vốn đầu tƣ, mà sẽ tập trung phát triển chiều sâu, tập trung vào những mảng dịch vụ tài chính là thế mạnh của mình, đồng thời đầu tƣ nhiều hơn vào nâng cao quản trị rủi ro và quản trị doanh nghiệp. Nâng cao trải nghiệm khách hàng với nhiều tính năng số hóa cũng sẽ đƣợc các tổ chức tín dụng chú trọng. Bên cạnh đó, các TCTD nƣớc ngoài không còn đầu tƣ dàn trải, mà sẽ tập trung phát triển ở các thị trƣờng vốn là thế mạnh của họ, nhất là những thị trƣờng có quy mô và tạo ra tăng trƣởng phù hợp với mục tiêu chung của công ty, ngân hàng mẹ.
Chính phủ cũng có quyền lựa chọn dự án và đối tác đầu tƣ một cách chủ động, từ chối cấp phép những dự án FDI không bảo đảm tiêu chuẩn lao động, tiền lƣơng, không phù hợp với lợi ích cộng đồng, không bảo đảm an toàn toàn lao động, gây ô nhiễm môi trƣờng…Chất lƣợng và hiệu quả của các dự án FDI cần đƣợc xem xét dƣới giác độ phù hợp với mục tiêu của Chiến lƣợc kinh tế - xã hội của cả nƣớc, của ngành Tài chính - Ngân hàng, phải đƣợc các cơ quan có thẩm quyền cấp phép coi là tiêu chí hàng đầu khi thẩm định dự án đầu tƣ. Những vấn đề liên quan đến chất lƣợng và hiệu quả luôn phải đƣợc đặt ra khi thẩm định bất kỳ một dự án đầu tƣ nào đó là: dự án FDI có phù hợp với quy hoạch ngành, định hƣớng phát triển của vùng lãnh thổ và của địa phƣơng hay không; dự án mang lại lợi ích gì cho địa phƣơng, ví dụ nhƣ thu ngân sách, chuyển giao công nghệ, hình thành đội ngũ lao động có kỹ năng cao…; dự án có làm tổn hại đến môi trƣờng sinh thái, ảnh hƣởng tiêu cực đến cuộc sống của cộng đồng dân cƣ hay không… Tựu chung, tăng cƣờng thu hút đàu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài nhƣng phải tạo điều kiện để kinh tế tƣ nhân Việt Nam phát triển, không thu hút FDI bằng mọi giá. Ðồng thời phải bảo đảm đƣợc an ninh xã hội, củng cố quốc phòng, giữ gìn văn hóa Việt Nam, xây dựng nền kinh tế tự cƣờng.
3.1.3.1. Cơ hội
Với hàng loạt các hiệp định thƣơng mại tự do đƣợc ký kết, rào cản về thuế quan về cơ bản đƣợc dỡ bỏ, thƣơng mại song phƣơng và đa phƣơng giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới có cơ hội mở rộng và phát triển. Điều này sẽ tác động tích cực đến thu hút dòng vốn FDI từ những nƣớc này vào Việt Nam nói chung, và vào lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng nói riêng.
Cùng với đó, việc những TCTD trong nƣớc kinh doanh thua lỗ, hoạt động yếu kém cũng đƣợc cho là điểm đến hấp dẫn các đối tác nƣớc ngoài trong bối cảnh chính sách về tái cơ cấu có nhiều thuận lợi hơn.
Tính đến thời điểm đầu năm 2019, hầu hết các ngân hàng nội địa của Việt Nam vẫn còn trong tình trạng thiếu vốn để đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt của tiêu chuẩn Basel II, chuẩn bị có hiệu lực từ năm 2020. Do đó, việc huy động vốn, chủ yếu từ các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài sẽ là tâm điểm chú ý của các ngân hàng trong năm 2019, bởi thị trƣờng vốn Việt Nam vẫn chƣa hoàn toàn phát triển. Một số ví dụ có thể kể đến nhƣ: Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Bƣu điện Liên Việt - LienVietPostBank, Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội - SHB, Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Phƣơng Đông - OCB, Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vƣợng - VPBank, Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Tiên Phong - TPBank, Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Kỹ Thƣơng Việt Nam - Techcombank… đã lần lƣợt trở thành đầu mối giải ngân vốn cho các khoản vay chung trị giá vài trăm triệu USD do các tổ chức nhƣ JPMorgan Chase Bank, IIB, IBEC, IFC, Deutsche Bank… cùng bắt tay rót vốn.
Chƣa kể những ngân hàng có kế hoạch niêm yết trên sàn chứng khoán trong năm nay chắc chắn cũng sẽ tranh thủ gọi vốn nƣớc ngoài để gia tăng năng lực tài chính và vị thế, mở rộng hoạt động. Điển hình nhƣ Ngân hàng Nam Á vừa hé lộ thông tin đã làm việc với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài và đến nay cơ bản hai bên đã nhất trí các nguyên tắc hợp tác. Sau đại hội cổ đông 2019, ngân hàng sẽ phát hành cổ phiếu cho đối tác để tăng vốn, đồng thời niêm yết cổ phiếu trên sàn HoSE. Đây sẽ là những cơ hội để Việt Nam tăng lƣợng vốn FDI thu hút đƣợc vào lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng thời gian tới.
3.1.3.2. Thách thức
Sự phát triển mạnh mẽ của các tổ chức Tài chính – Ngân hàng nƣớc ngoài cả về nhân sự và trình độ công nghệ kỹ thuật là một mối đe dọa lớn đối với các tổ chức Tài chính – Ngân hàng trong nƣớc dù những tổ chức này đã có rất nhiều nỗ lực để cải thiện về trình độ lao động, công nghệ, sản phẩm, dịch vụ... tuy nhiên vẫn bị đánh giá là có khả năng cạnh tranh kém hơn so với các tổ chức nƣớc ngoài. Đây là một thách thức lớn đối với các TCTD trong nƣớc. Một mặt, các tổ chức trong nƣớc phải nâng cao khả năng cạnh tranh của mình; mặt khác, cũng cần tận dụng các cơ hội liên kết với các tổ chức Tài chính – Ngân hàng nƣớc ngoài để tranh thủ nguồn lực và học hỏi các kỹ năng quản trị cũng nhƣ tiếp cận công nghệ trình độ cao.
Ngoài ra, việc Việc Nam có những hàng rào kỹ thuật nhƣ để thành lập ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài thì buộc các ngân hàng này phải có vốn chủ sở hữu tối thiểu 500 tỷ đồng trong 05 năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép; cổ đông sáng lập phải có tổng tài sản tối thiểu là 100,000 tỷ đồng; có vốn điều lệ, vốn đƣợc cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định là 3,000 tỷ đồng…cũng là một yếu tố khiến nhà đầu tƣ nƣớc ngoài phải cân nhắc kỹ khi muốn đầu tƣ vào Việt Nam. Các ngân hàng ngoại sẽ phải cân nhắc là nên thành lập ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài hay tham gia góp vốn, thâu tóm các ngân hàng trong nƣớc vốn đang gặp nhiều khó khăn với giá rẻ. Tuy nhiên, cơ chế tham gia góp vốn vào các ngân hàng trong nƣớc dự kiến thời gian tới sẽ đƣợc cởi trói nhiều hơn, cụ thể thị phần cho khối ngoại tại các ngân hàng có thể nâng lên từ mức trần 20% nhƣ hiện nay.
3.2. Một số giải pháp chủ yếu
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và xu hƣớng của cuộc CMCN 4.0 diễn ra với tốc độ nhanh càng đòi hỏi Việt Nam cần có những giải pháp cụ thể nhằm tăng cƣờng thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.
3.2.1. Đổi mới nhận thức, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
Trƣớc bối cảnh toàn cầu hoá đang đƣợc thúc đẩy mạnh mẽ trên thế giới, và việc Việt Nam đã, đang tham gia hay trong quá trình đàm phán tham gia các FT , đòi hỏi cần có cách nhìn mới đối với kinh tế Việt Nam trong nền kinh tế toàn cầu. Đối với đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài cũng vậy, cần tiếp tục đổi mới nhận thức và có
cách tiếp cận mới trong xây dựng chính sách thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. Nhận thức đúng đắn, tƣ tƣởng chỉ đạo thông suốt thì hành động mới kịp thời, phù hợp và có hiệu quả. Do vậy đổi mới nhận thức cần đƣợc thực hiện ở tất cả các ngành, các cấp, từ trung ƣơng đến địa phƣơng, từ cơ quan ban hành đƣờng lối chính sách, văn bản pháp luật … đến các cơ quan tổ chức giải pháp phù hợp với thực tiễn khách quan. Ở Việt Nam, nhiều khi có tình trạng đƣờng lối chỉ đạo của cấp trên thì đúng đắn nhƣng khi cấp dƣới thực hiện lại làm nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực mà ngƣời ta vẫn thƣờng nói là “trên bảo dƣới không nghe”. Do đó cần quán triệt tƣ tƣởng chỉ đạo một cách thống nhất, phải thƣờng xuyên tự đổi mới theo kịp thời đại; nên có một cách nhìn khách quan, công bằng, toàn diện; cân đối giữa lợi ích và những ảnh hƣởng tiêu cực để có thể đƣa ra giải pháp phù hợp.
Ngành Tài chính - Ngân hàng có đặc điểm là một trong những ngành đứng đầu về ứng dụng công nghệ thông tin trong cuộc CMCN 4.0 với tỷ lệ lên tới hơn 10% tổng số các doanh nghiệp hàng đầu chuyển đổi sang kỹ thuật số, đang là một trong các lực lƣợng chủ chốt trong vòng xoáy của cuộc cách mạng này. Dự báo, trong năm 2019, doanh thu từ ngân hàng số sẽ chiếm đến 44% doanh thu toàn ngành ngân hàng. Bên cạnh đó, sự ra đời của hàng loạt công nghệ mới ứng dụng trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng (Fintech) đã và đang đem lại nhiều cơ hội cũng nhƣ thách thức cho hệ thống các TCTD nƣớc ta trong thời kỳ hội nhập.
Fintech đƣợc sử dụng chung cho tất cả các công ty sử dụng internet, điện thoại di động, công nghệ điện toán đám mây và các phần mềm mã nguồn mở nhằm mục đích nâng cao hiệu quả của hoạt động ngân hàng và đầu tƣ. Các công ty Fintech có thể tối đa lợi thế công nghệ, từ đó cung cấp dịch vụ tài chính thuận tiện hơn, chi phí thấp hơn, tốc độ xử lý nhanh hơn r ràng đang đặt ra những thách thức không nhỏ đối với dịch vụ tài chính truyền thống. Fintech có thể tái định hình ngành Tài chính - Ngân hàng, tác động rất mạnh đến các thành phần quan trọng nhất của ngành này. Hiện tại các công ty cho vay P2P (kết nối trực tiếp ngƣời đi vay với ngƣời cho vay trên Internet) đã hoạt động khá hiệu quả, giúp rút ngắn thời gian phê duyệt các khoản vay từ vài tuần ở các ngân hàng truyền thống xuống chỉ còn vài giờ. Tác động của CMCN 4.0 nói chung và Fintech nói riêng lên lĩnh vực Tài chính - Ngân
hàng bao trùm trên nhiều góc độ vi mô nhƣ: Đổi mới sáng tạo, tăng tính cạnh tranh, đổi mới thể chế, nâng cao hiệu quả, bảo đảm an ninh và tạo giá trị; trong khi ở góc độ vĩ mô có thể gồm: Phát triển hệ thống tài chính toàn diện, cải thiện năng suất lao động và tăng trƣởng kinh tế. Fintech đặt ra thách thức lớn cho các tổ chức tài chính trong việc thay đổi để thích ứng và phát triển bền vững trong bối cảnh mới, cũng nhƣ đòi hỏi cần có một lực lƣợng lao động trình độ cao để thích ứng với những thay đổi mà CMCN 4.0 và Fintech mang lại.
Tuy nhiên, việc chuẩn bị nguồn nhân lực 4.0 để đáp ứng đƣợc các yêu cầu của tình hình này trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng hầu nhƣ vẫn đang trong giai