6. Kết cấu của luận văn
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh
1.3.1 Nguồn vốn kinh doanh
Nguồn vốn kinh doanh là một thước đo phản ánh khả năng tài chính cũng như quy mô của một doanh nghiệp. Nguồn vốn kinh doanh dồi dào có thể giúp doanh nghiệp dễ dàng trong việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư trang thiết
bị, tài sản cố định, theo đuổi các khách hàng lớn, tham gia các dự án lớn với yêu cầu về tài chính cao.
Nguồn vốn kinh doanh lớn cũng giúp doanh nghiệp tiếp cận được với các công nghệ tiên tiến, đầu tư để áp dụng công nghệ trong việc quản lý điều hành.
Nguồn vốn kinh doanh lớn cũng giúp tạo ra sự tin tưởng từ phía đối tác, các nhà đầu tư, khách hàng, nhà cung cấp,…
Vị thế tài chính của một doanh nghiệp có tầm quan trọng trong việc đem lại lợi thế cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh cao cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics.
1.3.2 Nhân sự và công tác quản trị nguồn nhân lực
Nhân tố con người luôn là yếu tố then chốt quyết định hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng như sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Trình độ của ban lãnh đạo doanh nghiệp thể hiện qua chiến lược kinh doanh đúng đắn, năng lực quản lý kinh doanh và khả năng nhạy bén với thị trường giúp doanh nghiệp phát triển tốt. Các thành viên có trình độ, năng lực, kinh nghiệm, năng động, sáng tạo, có nhiều mối quan hệ tốt với bên ngoài sẽ đem lại nhiều cơ hội và lợi ích cho doanh nghiệp. Nhân viên có chuyên môn nghiệp vụ tốt, có sự nhiệt tình và đam mê với công việc mà họ đang làm là một yếu tố thuận lợi giúp doanh nghiệp duy trì và mở rộng số lượng khách hàng góp phần vào việc gia tăng thị phần và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Đặc biệt đối với doanh nghiệp dịch vụ thì việc duy trì các mối quan hệ với khách hàng, sự đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, sự chuyên nghiệp trong việc tiếp xúc với khách hàng, xử lý công việc, sự nhiệt tình là chìa khóa thành công của doanh nghiệp.
1.3.3 Hệ thống thông tin
Trong thời đại công nghệ thì việc áp dụng công nghệ vào công việc quản lý kinh doanh là thực sự cần thiết. Việc xây dựng hệ thống thông tin giúp doanh nghiệp giảm chi phí, xử lý công việc nhanh hơn, tăng năng suất lao động, cung cấp các thông tin
cần thiết tới các bộ phận một cách kịp thời chính xác. Từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Thực tế đã chứng minh rằng: máy vi tính và những thành tựu của công nghệ thông tin đã có những đóng góp quan trọng quyết định sự lớn mạnh nhanh chóng và không ngừng của logistics.
Muốn hoạt động logistics đạt được hiệu quả cao thì trước hết phải quản lý được hệ thống thông tin rất phức tạp trong quá trình này. Hệ thống thông tin logistics bao gồm nhiều thông tin trong nội bộ từng tổ chức (doanh nghiệp, nhà cung cấp, khách hàng của doanh nghiệp), thông tin trong từng bộ phận chức năng (logistics, kỹ thuật, kế toán – tài chính, marketing, sản xuất…), thông tin ở từng khâu trong chuỗi cung ứng (kho tàng, bến bãi, vận tải…) và sự kết nối thông tin giữa các tổ chức, bộ phận, công đoạn nêu trên.
Trong hệ thống phức tạp đó thì xử lý các yêu cầu của khách hàng chính là trung tâm thần kinh của toàn bộ hệ thống. Tốc độ và chất lượng của luồng thông tin để xử lý các yêu cầu tác động đến chi phí và hiệu quả của toàn bộ quá trình. Nếu thông tin được trao đổi nhanh chóng, chính xác thì hoạt động logistics sẽ tiến hành hiệu quả. Ngược lại, nếu trao đổi thông tin chậm chạp, sai sót sẽ làm tăng các khoản chi phí lưu kho, lưu bãi, vận tải, làm cho việc giao hàng diễn ra không đúng thời hạn và làm mất khách hàng sẽ là điều không tránh khỏi.
Công nghệ thông tin là chìa khóa vạn năng để giải quyết vấn đề mang tính sống còn này của logistics. Những thành tựu của công nghệ thông tin giúp cho việc trao đổi thông tin được nhanh chóng, chính xác, hỗ trợ cho chuỗi tích hợp hoạt động logistics trên toàn bộ hệ thống. Hệ thống thông tin giúp công ty lưu trữ thông tin về lô hàng, quá trình thực hiện vận chuyển, các bên tham gia, thông tin về khách hàng, quá trình thanh toán. Hệ thống thông tin giúp lưu trữ, xử lý thông tin nhanh chóng, phản hồi kịp thời và chính xác tới các bộ phận.
Hệ thống thông tin là yếu tố không thể thay thế trong việc hoạch định và kiểm soát hệ thống logistics. Những thành tựu của công nghệ thông tin giúp cho người ta đưa ra những quyết định đúng đắn vào thời điểm nhạy cảm nhất.
Công nghệ thông tin ngày càng phát triển tinh vi, hiện đại, nó thực sự là vũ khí cạnh tranh lợi hại, giúp ai biết sử dụng giành chiến thắng, lĩnh vực logistics cũng không phải là ngoại lệ.
1.3.4 Chất lượng dịch vụ và giá cả
Chất lượng dịch vụ có thể nói là yếu tố quan trọng nhất làm nên uy tín và thương hiệu cho doanh nghiệp và tạo ra sự hài lòng của khách hàng, tạo nên uy tín và thương hiệu cho doanh nghiệp. Bởi đối với các doanh nghiệp sản xuất và thương mại, sự giao hàng đúng hẹn, đầy đủ là yếu tố quan trọng, đảm bảo sản xuất hay mua bán thông suốt, đảm bảo uy tín cũng như lợi nhuận của họ. Chất lượng dịch vụ cũng thể hiện qua sự phản ứng nhanh nhạy và xử lý tốt các vấn đề xảy ra trong quá trình giao nhận. Bên cạnh chất lượng dịch vụ, thì giá cả cũng là yếu tốt không kém phần quan trọng. Việc doanh nghiệp theo đuổi chính sách giá nào là phụ thuộc vào việc xác định thị trường mục tiêu và chiến lược marketing của doanh nghiệp, nhưng điều cốt yếu là chính sách giá đó phải được khách hàng chấp nhận.
Tùy theo từng mục tiêu chiến lược mà doanh nghiệp theo đuổi để chi phí cao hay thấp. Nếu tỷ lệ chi phí cho marketing trên tổng doanh thu cao mà doanh nghiệp vẫn duy trì và mở rộng được thị phần so với mục tiêu đề ra thì có nghĩa việc đầu tư cho khâu marketing có hiệu quả. Còn nếu như không đạt thì doanh nghiệp có thể xem xét lại cơ cấu chi tiêu. Một khi thương hiệu đã nổi tiếng thì tập trung chi phí vào nâng cao chất lượng dịch để củng cố thêm thương hiệu đó, có thể thông qua đổi mới và phát triển.
Chất lượng dịch vụ tốt và giá cả hợp lý là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả trên thị trường.
1.3.5 Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
Chiến lược kinh doanh giúp cho doanh nghiệp nhận rõ được mục đích, hướng đi của mình trong tương lai là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Chiến lược kinh doanh đóng vai trò định hướng hoạt động trong dài hạn của doanh nghiệp, nó là cơ sở vững chắc cho việc triển khai các hoạt động tác nghiệp. Sự
thiếu vắng chiến lược hoặc chiến lược thiết lập không rõ ràng, không có luận cứ vững chắc sẽ làm cho hoạt động của doanh nghiệp mất phương hướng, có nhiều vấn đề nảy sinh chỉ thấy trước mắt mà không gắn được với dài hạn hoặc chỉ thấy cục bộ mà không thấy được vai trò của cục bộ trong toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp.
Chiến lược kinh doanh giúp cho doanh nghiệp nắm bắt và tận dụng các cơ hội kinh doanh, đồng thời chủ động đối phó với những nguy cơ và mối đe dọa trên thương trường kinh doanh.
Chiến lược kinh doanh góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, tăng cường vị thế của doanh nghiệp đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển liên tục và bền vững.
Chiến lược kinh doanh tạo ra các căn cứ vững chắc cho doanh nghiệp để ra các quyết định phù hợp với sự biến động của thị trường. Nó tạo ra cơ sở vững chắc cho các hoạt động nghiên cứu và triển khai, đầu tư phát triển đào tạo bồi dưỡng nhân sự, hoạt động mở rộng thị trường và phát triển sản phẩm. Trong thực tế phần lớn các sai lầm trong đầu tư, công nghệ, thị trường, đều xuất phát từ chỗ xây dựng chiến lược hoặc có sự sai lệch trong xác định mục tiêu chiến lược.
Một chiến lược kinh doanh hợp lý giúp nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong dài hạn.
1.3.6 Năng lực marketing của doanh nghiệp
Trong môi trường kinh tế cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì marketing đang đóng một vai trò then chốt trong việc giúp doanh nghiệp tồn tại và kinh doanh hiệu quả.
Bắt đầu từ việc nghiên cứu thị trường, xác định thị trường mục tiêu, lựa chọn danh mục sản phẩm dịch vụ đến việc thực hiện sản xuất, phân phối và sau khi bán hàng hóa thì hoạt động marketing vẫn được tiếp tục, cho nên chức năng quản trị marketing có liên quan chặt chẽ đễn các lĩnh vực quản trị khác trong doanh nghiệp và nó có vai trò định hướng, kết hợp các chức năng khác để không chỉ nhằm lôi kéo khách hàng mà còn tìm ra các công cụ có hiệu quả thoả mãn nhu cầu khách hàng từ đó đem lại lợi nhuận cho công ty.
Trong thời đại mà khách hàng là người phán quyết cuối cùng đối với sự sống còn của một doanh nghiệp thì chức năng marketing càng đóng vai trò quan trọng
trong việc thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng, điều này sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả.
Chức năng marketing là một vai trò rất quan trọng và một trong bốn chức năng không thể thiếu của các doanh nghiệp (tài chính, quản trị nhân sự, sản xuất, marketing). Vì thế để có thể tồn tại, phát triển và kinh doanh hiệu quả trên thị trường thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn không ngừng nâng cao năng lực marketing.
1.3.7. Hệ thống chính sách pháp luật
Hệ thống chính sách pháp luật là một trong yếu tố bên ngoài ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics. Hệ thống chính sách pháp luật hoàn thiện, minh bạch, các văn bản được hướng dẫn thực hiện rõ ràng sẽ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, chi phí trong việc làm thủ tục hải quan để thông quan hàng hóa.
Ngược lại khi hệ thống chính sách pháp luật chưa hoàn thiện, thiếu minh bạch, các văn bản còn gây nhầm lẫn khó hiểu thì không chỉ làm tốn thời gian và chi phí cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics mà còn cho cả các doanh nghiệp sản xuất. Làm giảm uy tín của các doanh nghiệp logistics trong mắt khách hàng.
1.3.8. Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Một trong những yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics đó chính là đối thủ cạnh tranh hiện tại của doanh nghiệp. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp là tổ chức cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cùng loại sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp đối thủ thường giành giật thị phần của doanh nghiệp bằng các lôi kéo khách hàng thông qua giá cả, chất lượng dịch vụ, khả năng cung cấp nhiều loại hình dịch vụ, khả năng cung cấp các dịch vụ trọn gói dẫn đến thị phần và doanh thu của doanh nghiệp bị sụt giảm. Vì thế, để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp logistics thì phân tích yếu tố đối thủ cạnh tranh hiện tại là một điều cần thiết.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INTERSERCO MỸ ĐÌNH
2.1 Tổng quan về công ty
2.1.1 Giới thiệu về Interserco Mỹ Đình và ICD Mỹ Đình
Cảng nội địa ICD Mỹ Đình thuộc Công ty TNHH một thành viên Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Quốc tế được ủy quyền quản lý, điều hành và khai thác các hoạt động tại cảng ICD Mỹ Đình hoạt động theo Giấy phép số 3241/TCHQ/GSQL ngày 15 tháng 8 năm 2005 của Tổng Cục Hải Quan và được công nhận là địa điểm làm thủ tục hải quan theo Quyết định số 1535/QĐ-BTC ngày 14 tháng 7 năm 2008 của Bộ Tài chính.
Ngày 26/05/2014 Thủ Tướng Chính Phủ đã đồng ý việc áp dụng thí điểm cơ chế chuyển cửa khẩu đối với hàng tiêu dùng nhập khẩu qua Cảng Hải Phòng về duy nhất Cảng Nội Địa ICD Mỹ Đình, do Công ty Interserco là đơn vị chủ quản và Công ty CP Interserco Mỹ Đình là đơn vị trực tiếp khai thác và quản lý. Đây là một thông tin hết sức quan trọng góp phần nâng cao vị thế Thủ đô và tăng nguồn thu ngân sách cho Thủ đô Hà Nội, tăng thêm động lực phát triển cho doanh nghiệp do tiết kiệm được thời gian và chi phí cho việc thông quan hàng hóa nhập khẩu.
Công ty Interserco Mỹ Đình là công ty con trực thuộc Tập đoàn Interserco, là đơn vị quản lý, điều hành và khai thác trực tiếp cảng ICD Mỹ Đình. Với mạng lưới các công ty con khác trực thuộc Tập đoàn Interserco rải khắp các tỉnh phía Bắc và nhiều kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực logistics. Interserco Mỹ Đình có khả năng cung cấp dịch vụ logistics cũng như kho vận toàn miền Bắc Việt Nam, và là một trong các công ty cung cấp dịch vụ logistics và kho vận lớn nhất miền Bắc.
ICD Mỹ Đình có vị trí đắc địa nằm trong trung tâm kinh tế, xã hội, văn hóa và chính trị của quốc gia – thủ đô Hà Nội, với tổng diện tích 55.000m2, được bao quanh bởi nhiều khu công nghiệp lớn và các trung tâm năng lượng, dễ dàng kết nối bằng đường bộ qua đường vành đai 3, Đại lộ Thăng Long, Quốc Lộ 6, Quốc Lộ 32 và hệ thống đường trên cao, ICD Mỹ Đình có một vị trí hết sức quan trọng và thuận lợi trong việc tạo thành chuỗi kết nối và cung ứng rất hoàn hảo giữa tất cả các doanh
nghiệp trong Vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc khi kết nối trực tiếp với hệ thống cảng nước sâu thuộc Hải Phòng .
ICD Mỹ Đình có đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc làm thủ tục hàng hóa như: Có hệ thống kho bãi phục vụ việc lưu kho, kiểm tra hàng hóa của cơ quan hải quan, có kho ngoại quan. Thông qua hệ thống quản lý khai thác kho WMS (Warehouse Management System) tiên tiến tích hợp với hệ thống khai thác container CMS (Container Management System) hiệu quả, ICD Mỹ Đình cung cấp đa dạng và chuyên nghiệp các dịch vụ logistics và quản lý chuỗi cung ứng chất lượng cao với giá thành rất cạnh tranh, sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu khắt khe nhất của khách hàng.
2.1.2 Trụ sở công ty
Công ty Cổ phần Interserco Mỹ Đình
Địa chỉ: Số 17 đường Phạm Hùng, Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: +84.4.3768 5528
Fax: +84.4.3768 5883
Email: info@interserco-mydinh.vn
2.1.3 Dịch vụ Interserco Mỹ Đình cung cấp 2.1.3.1 Dịch vụ giao nhận, kho bãi, logistics 2.1.3.1 Dịch vụ giao nhận, kho bãi, logistics
Ủy thác xuất nhập khẩu.
Dịch vụ tạm nhập tái xuất.
Khai thuê hải quan, làm dịch vụ thông quan, chuyển cảng, chuyển cửa khẩu.
Dịch vụ và cho thuê kho thông quan, kho ngoại quan, kho CFS.
Cho thuê các loại kho theo tiêu chuẩn (kho tài liệu, kho lạnh, kho mát, kho
thông thường ...).
Giao nhận, vận tải, bốc xếp, nâng hạ.
Kiểm định hàng hóa, đóng gói hàng hóa, đóng rút Container.
Đại lý vận tải biển, hàng không.
Vận tải hàng siêu trường, siêu trọng.
Vận chuyển đóng gói hàng hóa hành lý cá nhân
2.1.3.2 Dịch vụ hỗ trợ hàng chuyển cửa khẩu theo cơ chế đặc thù
Dịch vụ vận chuyển, chuyển tiếp hàng hóa từ Hải Phòng đến ICD Mỹ Đình an
toàn, nguyên niêm phong theo quy định.
Dịch vụ bốc dỡ hàng hóa sẵn sàng làm việc 3 ca trong ngày.
Dịch vụ tư vấn hỗ trợ xuất nhập khẩu chuyên nghiệp.