Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh (Trang 67 - 80)

6. Kết cấu của luận văn

2.3.4 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của

ty

2.3.4.1. Bối cảnh ngành logistics Việt Nam Bối cảnh ngành logistics Việt Nam

Trong xu hướng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam đã tham gia hai FTA đa phương lớn là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam với phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay. Bên cạnh đó, cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ tư tiến triển vô cùng nhanh chóng với sự phát triển của các công nghệ đột phá khiến giao thương hàng hóa, dịch vụ và các phương thức vận chuyển, phân phối ngày càng sôi động và linh hoạt, đổi mới. Bối cảnh đó mở ra nhiều cơ hội cho lĩnh vực logistics của Việt Nam, nhưng cũng đem đến rất nhiều thách thức cho doanh nghiệp trong ngành logistics, nhất là trước sức ép đổi mới, cải tiến, nâng cao hiệu quả để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong thời đại mới.

Năm 2014, chỉ số LPI của Việt Nam đứng thứ 48 trong số 160 quốc gia, cao nhất trong các quốc gia thu nhập trung bình thấp, mặc dù vẫn đứng sau các nước thu nhập trung bình cao như Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia. Tuy nhiên, năm 2016, Việt Nam đã giảm 16 bậc, đứng thứ 64/160, điều này cho thấy sự cạnh tranh gay gắt và thay đổi nhanh chóng trong lĩnh vực logistics của các quốc gia trên thế giới. Trong bối cảnh đó, quy hoạch logistics đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 3/7/2015 phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với mục tiêu phát triển mạng lưới trung tâm logistics bảo đảm đáp ứng tốt nhu cầu của sản xuất và lưu thông hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu.

Ngày 14 tháng 02 năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 200/QĐ –TTg về việc phê duyệt kế hoạch hành động năng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025, trong đó đã nêu rõ hai quan điểm:

-Logistics là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như từng địa phương, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế;

-Tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ

logistics. Phát triển các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics về số lượng, quy mô, trình độ nhân lực, có năng lực cạnh tranh cao ở thị trường trong nước và quốc tế. Kế hoạch cũng đã nêu một trong các nhiệm vụ trọng tâm là nâng cao năng lực và chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Một số nét chính về tình hình các doanh nghiệp logistics Việt Nam

Theo Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, tính đến hết tháng 3/2018, cả nước có 296.469 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trong các ngành, nghề liên quan đến lĩnh vực logistics, tập trung chủ yếu ở khu vực có hệ thống cảng, đường bộ thuận lợi: đồng bằng sông Hồng (38,8%), tiếp theo là Đông Nam Bộ (33,8%), Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung (14,2%), Trung du và miền núi phía Bắc (5,6%), đồng bằng sông Cửu Long (5,2%) và cuối cùng là Tây nguyên (2,4%).

Tuy nhiên, quy mô vốn khi đăng ký của các doanh nghiệp ngành logistics còn rất hạn chế, tới 90% số doanh nghiệp khi đăng ký có vốn dưới 10 tỷ đồng, cho thấy hầu hết các doanh nghiệp khi tham gia lĩnh vực logistics ở quy mô nhỏ.

Theo báo cáo của Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), tính đến ngày 20/03/2018, VLA có 369 hội viên, bao gồm nhiều doanh nghiệp logistics hàng đầu trong ngành như SNP, Gemadept, Transimex, Indotrans, BK Logistics, U&I Logistics, TBS Logistics, Sotrans, Vinalink Logistics, Vinafco …. Điều đó cho thấy, chỉ có số ít doanh nghiệp doanh nghiệp logistics hoạt động tham gia Hiệp hội nhằm tăng tính liên kết, còn lại đăng ký kinh doanh nhưng không thực sự tham gia lĩnh vực logistics hoặc hoạt động đơn lẻ.

Cũng theo VLA, Việt Nam có khoảng 30 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics xuyên quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam. So với các doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp đa quốc gia có thế mạnh về hợp đồng chuyên chở với các hãng tàu lớn do công ty mẹ ký với các chủ hàng lớn có mạng lưới toàn cầu, mức độ

đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động logistics cao, trình độ quản lý tiên tiến và đặc biệt có quan hệ tốt với các chủ hàng toàn cầu. Trong khi đó, thế mạnh của các doanh nghiệp logistics Việt Nam là đảm nhiệm hầu như toàn bộ vận tải nội địa, từ khai thác cảng, vận tải bộ, đại lý thủ tục hải quan, đến khai thác kho bãi, dịch vụ kho. Điều đó cho thấy, các doanh nghiệp logistics Việt Nam chưa đủ sức cạnh tranh để vươn ra thị trường quốc tế, mà mới chỉ tham gia vào các công đoạn ở nội địa trong cả chuỗi logistics, đóng vai trò như những nhà cung cấp vệ tinh cho các công ty logistics nước ngoài.

Ngành logistics Việt Nam cũng đang thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao. Lĩnh vực logistics đòi hỏi nguồn nhân lực có chất lượng cao, về cả nghiệp vụ, kỹ năng và trình độ tiếng Anh chuyên ngành do xu thế mở cửa giao thương hàng hóa, dịch vụ với các đối tác nước ngoài. So với các doanh nghiệp lớn, đa quốc gia, hạn chế về năng lực tài chính và năng lực quản trị, khiến các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất khó thu được nguồn nhân lực chất lượng cao vào làm việc. Trong khi đó, thị trường nhân lực trong lĩnh vực logistics rất cạnh tranh vì nguồn cung rất hạn chế. Theo nghiên cứu của VLA, để đáp ứng nguồn nhân lực cho khoảng 3000 công ty logistics (không bao gồm các công ty vận tải thủy, bộ, biển, hàng không, chuyển phát nhanh, cảng thuần túy) sẽ cần đào tạo mới và bài bản 200.000 nhân sự cho giai đoạn 2015 – 2030. Trong khi đó, số nhân lực được đào tạo chuyên ngành logistics từ một số trường Đại học không thể đáp ứng được nhu cầu trên.

Đánh giá ảnh hưởng của bối cảnh ngành đến các hoạt động kinh doanh của công ty:

-Do ngành logistics Việt Nam gồm nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ và thiếu sự

liên kết dẫn đến mức độ cạnh tranh trong ngành tương đối cao.

-Số lượng công ty nước ngoài cũng tương đối nhiều và chiếm thị phần lớn, có

khả năng cung cấp nhiều loại hình dịch vụ trọn gói sẽ gây khó khăn cho công ty trong việc giữ chân các khách hàng lớn.

-Thủ tục hành chính còn chưa hoàn thiện và nhiều phức tạp gây khó khăn cho

doanh nghiệp trong việc làm thủ tục hải quan. Các doanh nghiệp không thể giao hàng đúng thời hạn và phát sinh nhiều chi phí gia tăng.

-Chất lượng nguồn nhân lực trong ngành logistics chưa được tốt dẫn đến công ty không tuyển dụng được nhiều nhân sự có năng lực vượt trội đem lại kết quả kinh doanh cao cho công ty

2.3.4.2 Chiến lược kinh doanh của công ty

Ban giám đốc của công ty chưa chú trọng nhiều đến chiến lược kinh doanh của công ty. Chiến lược kinh doanh hiện tại chủ yếu dừng lại ở các bản kế hoạch kinh doanh xác định phương hướng kinh doanh cho các năm tiếp theo, chỉ là các kế hoạch ngắn hạn mà chưa phải là các phương án dài hạn mang tính chiến lược. Do chiến lược không rõ ràng, công ty gặp khó khăn trong việc huy động các nguồn lực để làm cơ sở thực hiện các mục tiêu của mình.

Ngoài ra, công ty chưa xác định được năng lực cạnh tranh cốt lõi của mình để tập trung khai thác các sản phẩm dịch vụ mang tính cốt lõi, mà công ty kinh doanh dàn trải cung cấp quá nhiều dịch vụ, dẫn đến công ty không có dịch vụ lõi và làm sức cạnh tranh của công ty bị giảm xuống, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.

2.3.4.3 Giá cả và chất lượng dịch vụ

Mặc dù giá dịch vụ khá cao nhưng chất lượng dịch vụ chưa tỉ lệ thuận với chi phí mà khách hàng chi trả:

- Thời gian làm thủ tục cho dịch vụ chuyển cửa khẩu thường kéo dài hơn so với

bình thường.

- Việc tư vấn thủ tục Hải quan chưa được chuyên nghiệp.

- Chất lượng kho còn hạn chế, chưa đạt tiêu chuẩn.

- Khách hàng luôn phải chờ đợi trong quá trình nhập xuất hàng hóa vào và ra

khỏi kho vì hạn chế về phương tiện xếp dỡ và nhân viên bốc xếp.

2.3.4.4 Nhân sự và công tác quản trị nguồn nhân lực

Nhân tố con người là một yếu tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp và hiệu quả kinh doanh của công ty. Dù cho chiến lược kinh doanh đúng đắn, nhưng những con người thực hiện không có đủ trình độ, không năng động, sáng tạo, không biết vận dụng linh hoạt trong thực thế công việc thì chiến lược đó không đạt được kết quả như mong muốn.

Bảng 2.15. Số lượng nhân sự công ty cổ phần Interserco Mỹ Đình năm 2014 –năm 2017 TT CHỨC DANH SỐ LƯỢNG NHÂN SỰ Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 I. BAN LÃNH ĐẠO 3 3 6 5 1 Chủ tịch HĐQT 1 1 1 1 2 Phó Chủ tịch HĐQT 1 1 1 1 3 Tổng Giám Đốc 1 1 1 1 4 Phó Tổng Giám đốc 0 0 3 2 II. PHÒNG HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ 3 3 3 3 4 Trưởng phòng 1 1 1 1 5 Nhân viên hành chính 2 2 2 2 III. PHÒNG KẾ TOÁN 3 3 4 4 6 Kế toán trưởng 1 1 1 1

7 Nhân viên Kế toán 2 2 3 3

IV. PHÒNG KINH DOANH 6 10 8 6

8 Trưởng phòng 1 1 0 0

Phó phòng 1 1

9 Nhân viên kinh doanh 7 9 7 5

V. PHÒNG GIAO NHẬN VẬN TẢI 7 9 9 9

10 Trưởng phòng 0 0 1 1

11 Phó phòng 1 1 0 0

12 Nhân viên giao nhận vận tải 6 7 8 8

13 Nhân viên bãi ô tô 0 1 0 0

VI. PHÒNG GIAO NHẬN NGOẠI THƯƠNG 6 8 6 0

14 Trưởng phòng 1 1 0 0

15 Nhân viên giao nhận ngoại thương 5 7 6 0

VII PHÒNG NGHIỆP VỤ HẢI QUAN 0 0 2 2

TT CHỨC DANH SỐ LƯỢNG NHÂN SỰ Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

17 Nhân viên nghiệp vụ Hải quan 0 0 2 2

Bộ phận kho bãi 2 3 6 6

18 Thủ kho 2 3 6 6

Bộ phận xe nâng - xếp dỡ 8 8 8 8

19 Nhân viên lái xe nâng 2 2 3 3

20 Nhân viên xếp dỡ 6 6 5 5

Bộ phận lái xe tải 1 1 1 1

21 Nhân viên lái xe tải 1 1 1 1

Bộ phận thu phí ra vào ICD Mỹ Đình 6 6 6 6

22 Tổ trưởng bộ phận 1 1 1 1

23 Nhân viên thu phí 5 5 5 5

Bộ phận bảo trì 1 1 1 1

24 Nhân viên bảo trì 1 1 1 1

Bộ phận vệ sinh ngoại cảnh 3 3 3 3

25 Nhân viên vệ sinh ngoại cảnh 3 3 3 3

TỔNG CỘNG 49 58 63 54

Nguồn: báo cáo tổng kết năm 2014 – năm 2017 của CTCP Interserco Mỹ Đình

Nhìn vào bảng trên ta thấy số lượng nhân sự của công ty trong năm 2017 giảm mạnh từ 63 nhân sự xuống còn 54 nhân sự do có một số lượng lớn nhân sự (17 nhân sự) chuyển công tác sang công ty khác vào tháng 11 năm 2017 dẫn đến sự xáo trộn và ảnh hưởng đến công tác tổ chức thực hiện công việc. Phần lớn nhân sự nghỉ việc đến từ các bộ phận quan trọng như: kinh doanh, giao nhận ngoại thương, giao nhận vận tải, làm thủ tục hải quan. Tuy công ty đã có sự bổ sung kịp thời lượng lớn nhân sự trong tháng 12 năm 2017 thì điều này vẫn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty trong năm tiếp theo:

- Các nhân viên kinh doanh mới sẽ phải mất thời gian để làm quen với công việc mới, quy trình mới và có thể chưa đem lại doanh thu ngay cho công ty đối với bộ phận mang lại doanh thu chính là phòng kinh doanh.

- Đối với bộ phận hỗ trợ như: làm thủ tục hải quan và giao nhận vận tải thì sẽ

mất thời gian để đào tạo nghiệp vụ và quy trình làm thủ tục thông quan ở công ty mới dẫn đến dòng chảy công việc bị trì trệ và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty.

Biểu đồ 2.6. Trình độ lao động của công ty Cổ phần Interserco Mỹ Đình năm 2017

Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm 2017 của CTCP Interserco Mỹ Đình

Chất lượng nguồn nhân sự chưa thật sự tốt, chỉ có 57% nhân sự tốt nghiệp đại học trở lên tương ứng với 31 người và 6% nhân sự tốt nghiệp cao đẳng. Trong khi đó nhân sự mới tốt nghiệp lớp 12 chiếm 28% tương ứng với 15 người.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công nhân viên CTCP Interserco Mỹ Đình được thực hiện thường xuyên nhằm tăng cường bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, các kiến thức bổ trợ theo vị trí công việc, chức danh

Đại học và sau đại học. 31. 57% Cao đẳng. 3. 6% Trung cấp. 5. 9% Tốt nghiệp lớp 12. 15. 28%

tiêu chuẩn. Chuẩn hoá và phát triển liên tục đội ngũ cán bộ công chức đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng nguồn nhân lực trong điều kiện hoạt động khách hàng luôn đòi hỏi cao. Trong năm 2017 công ty đã tổ chức một số khóa học và chương trình đào tạo để nhằm tăng cường kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên cũng như các cấp lý cấp cao. Chứng tỏ công ty luôn quan tâm đến công tác đào tạo nhân viên, đảm bảo nhân viên có đủ kiến thức chuyên môn nghiệp vụ để làm việc.

Bảng 2.16. Các khóa đào tạo nghiệp vụ của công ty cổ phần Interserco Mỹ Đình trong năm 2017

Khóa học và chương trình đào tạo Số lượng

tham gia Ghi chú

Học khóa đào tạo nghiệp vụ Khai thuê Hải quan theo chương trình VNACCS / VCIS

28 Trường nghiệp vụ Hải

quan Tổ chức đào tạo nghiệp vụ Phòng cháy

Chữa cháy 10

Phối hợp với công ty mẹ

Học khóa đào tạo nghiệp vụ: BHXH, Thuế, Quản trị kho, Nghiệp vụ Hải quan, Logistics, Luật Hàng hải

12 Tổ chức chuyên ngành

Nghiệp vụ vận tải hàng hải 30 Ông Trần Đại Nghĩa

đào tạo

Nghiệp vụ Hải quan, cập nhật và nâng cao 30 Bà Mai Thu Hà đào tạo

Nghiệp vụ vận tải Hàng không 30 Ông Đinh Duy Linh đào

tạo

Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm 2014 – năm 2017 của CTCP Interserco Mỹ Đình 2.3.4.5 Năng lực Marketing của công ty

Đối với các công ty logistics thì năng lực marketing là một yếu tố cực kỳ quan trọng để giúp công ty có được doanh thu tốt và hiệu quả hoạt động kinh doanh cao. Tuy nhiên năng lực marketing của công ty cổ phần Interserco Mỹ Đình còn tương đối hạn chế.

- Doanh nghiệp chưa xây dựng một bộ phận marketing riêng mà hình thức marketing chủ yếu thông qua nhân viên kinh doanh.

- Website của công ty còn quá sơ sài, chưa có nhiều thông tin, các thông tin về

dịch vụ chưa rõ ràng, khả năng tương tác với khách hàng còn hạn chế, không thu hút, hấp dẫn khách hàng.

- Chưa có brochure (ấn phẩm quảng cáo) để giới thiệu với khách hàng về các

dịch vụ mà công ty đang cung cấp.

- Chưa có các chương trình quảng cáo giới thiệu các cơ chế, dịch vụ đặc biệt

đến khách hàng.

- Chưa tổ chức các chương trình hội nghị khách hàng, tri ân khách hàng, tặng

quà khách hàng nhân dịp cuối năm.

- Chưa có quỹ tài chính cho các chương trình, chiến dịch marketing cụ thể.

Hình thức marketing chủ yếu mà công ty đang áp dụng

- Chủ yếu là quảng cáo trên các diễn đàn, các trang web liên quan đến lĩnh vực

xuất nhập khẩu, các trang web của hải quan.

- Đối với dịch vụ cho thuê kho bãi thì chủ yếu quảng cáo miễn phí trên các trang

bất động sản như: batdongsan.com.vn

- Gửi email thư ngỏ giới thiệu công ty đến khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh (Trang 67 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)