Sự cần thiết phải truyền thông tại trường Đại học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động truyền thông của các trường đại học – nghiên cứu điểm hình tại trường đại học ngoại thương (Trang 28 - 32)

6. Kết cấu của đề tài

1.2. Truyền thông của các trường Đại học

1.2.1. Sự cần thiết phải truyền thông tại trường Đại học

Trong bối cảnh mới của tình hình phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập, công tác truyền thông và xây dựng văn hóa được nhiều đơn vị, doanh nghiệp đặc biệt coi trọng, bởi đây là một trong những yếu tố quyết định thành công của chiến lược phát triển, xây dựng thương hiệu.

20

Không những thế truyền thông khối các trường đại học là một bộ phận của hoạt động quản trị đại học, là quá trình gắn kết với quản trị thương hiệu nhà trường. Hoạt động truyền thông hướng đến sự phát triển bền vững qua việc xây dựng hình ảnh và thương hiệu của nhà trường. Trong đó, chú trọng đến chất lượng đầu ra của sinh viên; chất lượng của hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo, hợp tác phát triển, tuyển sinh, việc làm cho sinh viên. “Có thể thấy, thương hiệu đã trở thành giá trị, là lợi thế trong cạnh tranh toàn cầu của các trường đại học hiện nay. Việc xây dựng và phát triển thương hiệu chắc chắn phải được thúc đẩy từ công tác truyền thông”

Tuy nhiên, trên thực tế, thời gian qua các trường giáo dục đại học đã có định hướng, chính sách tốt nhưng công tác truyền thông chưa tốt. Do vậy, để công tác truyền thông được thực hiện một cách toàn diện, trong thời gian tới, các trường đại học cần xác định truyền thông là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên; xây dựng kế hoạch truyền thông cụ thể, truyền thông trên mọi mặt, mọi vấn đề của giáo dục đại học và đặc biệt là Luật Sửa đổi bổ sung một số điều Luật Giáo dục đại học sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2019.

Cụ thể, cần tuyên truyền rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng các tấm gương điển hình, các hoạt động đổi mới sáng tạo, các kết quả tích cực trong đào tạo và nghiên cứu khoa học, các hoạt động của sinh viên. Chủ động xây dựng các sản phẩm truyền thông quảng bá chất lượng của nhà trường; xây dựng các mạng lưới truyền thông trong phối hợp truyền thông và phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo; thay đổi nhận thức tích cực cho cán bộ, giảng viên, sinh viên, người học hiểu rõ vai trò cũng như tầm quan trọng của công tác truyền thông, trách nhiệm của từng cá nhân trong môi trường đại học nơi gắn bó, làm việc và học tập. Các trường cùng nhau tạo vị thế và thương hiệu giáo dục đại học của Việt Nam trên trường quốc tế.

Đặc biệt, một trong những giải pháp đưa ra để công tác truyền thông phát huy hiệu quả, là phải nâng tầm chất lượng giáo dục. Bởi, phụ huynh và học sinh sẽ quan tâm đến những thông tin về chất lượng giảng dạy, tỷ lệ giáo sư, tiến sĩ, giảng viên của nhà trường, các cơ hội hợp tác giáo dục, chất lượng sinh viên đầu ra, thống

21

kê về số lượng sinh viên có việc làm ngay sau tốt nghiệp, bằng cấp của nhà trường được công nhận,v.v...

Riêng về văn hóa giáo dục, văn hóa học đường là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá sự phát triển của một nền giáo dục. Trong môi trường này tất cả các chủ thể tham gia từ người học đến nhà quản lý, giáo viên, nhân viên đều phải tuân thủ pháp luật, quy định, rèn luyện đạo đức, lối sống. Nếu môi trường học đường không giữ được nề nếp, giá trị, chuẩn mực, thầy không ra thầy, trò không ra trò thì nhà trường không thể giữ được chức năng truyền tải, giáo dục văn hóa. Mặt khác, văn hóa học đường là môi trường để giáo dục và rèn luyện nhân cách con người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Nếu môi trường học đường bị ô nhiễm thì nhà trường không thực hiện được chức năng truyền tải tri thức, các giá trị, chuẩn mực văn hóa đến thế hệ trẻ. Xây dựng truyền thông, văn hóa giáo dục cũng là một trong những yếu tố then chốt đối với việc định vị thương hiệu, uy tín của cơ sở đào tạo.

Trong môi trường đại học hiện nay, đa số các chủ thể tham gia vào quá trình giáo dục vẫn giữ được giá trị, nét đẹp của nền giáo dục truyền thống. Đặc biệt, chuẩn mực đạo đức yêu trò, kính thầy vẫn là tư tưởng chủ đạo. Bên cạnh đó, trước những tác động của kinh tế thị trường, sự bùng nổ của công nghệ thông tin, những năm vừa qua, môi trường giáo dục Việt Nam có những biểu hiện tiêu cực. Tuy nhiên, có một điểm đáng lưu ý là sự vi phạm văn hóa học đường không chỉ xuất hiện từ phía người học mà không ít trường hợp đến từ thầy cô, những người đáng lẽ là khuôn mẫu đạo đức, văn hóa trong môi trường giáo dục.

Để xây dựng văn hóa học đường trong môi trường đại học hiện nay, cần phải có sự tác động nhiều chiều, từ nhiều chủ thể khác nhau, trong đó giảng viên giữ vai trò quan trọng nhất. Giảng viên phải là mẫu mực về chuyên môn, nhân cách, đạo đức thì mới truyền tải tri thức, văn hóa, góp phần phát triển nhân cách sinh viên. Giảng viên phải thường xuyên học tập, nâng cao trình độ, nghiệp vụ… trong quá trình giảng dạy, không chỉ dừng lại ở trang bị, định hướng, gợi mở tri thức cho người học, mà còn phải truyền lửa, sự tâm huyết để kiến thức, văn hóa trở thành niềm tin, động lực thúc đẩy sinh viên điều chỉnh nhận thức, thái độ, hành vi của

22

mình, khơi dậy ý chí vượt qua khó khăn, chiếm lĩnh tri thức khoa học, đóng góp trí tuệ cho công cuộc xây dựng đất nước.

Truyền thông là một quá trình liên tục, có sự chuẩn bị kỹ càng, công phu và tạo sự tác động mạnh mẽ nhất trong công chúng. Đối với các đơn vị đào tạo, muốn truyền thông hiệu quả cần nắm rõ nguyên lý phải lấy sinh viên làm gốc, xác định đối tượng truyền tải thông điệp để đạt kết quả, mục tiêu đề ra. “Trong tình hình phát triển của mạng lưới công nghệ, thông tin hiện nay, các cơ sở đào tạo cần có bộ phận chuyên trách về truyền thông để xử lý kịp thời các khủng hoảng truyền thông”

Đồng thời, trong quá trình thực hiện, chiến lược truyền thông phải làm rõ mục tiêu của truyền thông, tránh rời rạc. Muốn vậy cán bộ truyền thông phải phối hợp nhịp nhàng với các đơn vị báo chí nhằm đạt được sự nhất quán trong truyền tải thông tin. Đặc biệt, nhà trường cần thực hiện truyền thông gắn với thương hiệu, quản trị và hệ thống; văn hóa, văn minh, thực hành và sự thật; nhân văn và bền vững; cầu thị và cấp tiến… Ngoài ra, cán bộ truyền thông, người phát ngôn phải có kỹ năng cung cấp thông tin, trả lời báo chí. Mặt khác, khi muốn xử lý khủng hoảng truyền thông bắt buộc phải có nền tảng văn hóa doanh nghiệp vững vàng. Đây là yếu tố then chốt, là bộ quy ước để thích ứng với bên ngoài và hòa hợp với bên trong…

Trường Đại học Ngoại thương là một trong những trường trọng điểm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, luôn dẫn đầu về tuyển sinh, đào tạo; phát triển nhanh bền vững về cơ sở vật chất, chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học; là cơ sở đào tạo được xã hội tin tưởng, đánh giá cao. Chiến lược xây dựng và phát triển của nhà trường khẳng định năng lực, chuyên môn, quản lý, thực hiện tốt phương châm kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo, thực hành, nghiên cứu, ứng dụng; thực hiện tốt công tác tự chủ đại học. Tuy vậy, việc thực hiện mô hình tự chủ gắn liền với minh bạch và trách nhiệm giải trình nên trường cần tiếp tục hoàn thiện căn bản về điều hành, quản lý, cơ chế làm việc, xây dựng đạo đức, văn hóa đội ngũ… không xảy ra các thiếu sót làm ảnh hưởng uy tín, thương hiệu của trường.

23

Đặc biệt, cần quan tâm hơn đến công tác truyền thông, văn hóa, đạo đức nghề nghiệp. Bởi, thời gian tới chúng ta tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội 12 của Đảng, trong đó xác định phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao, công nghệ. Đây là 1 trong 3 đột phá mang tính chiến lược của phát triển, đáp ứng ngày càng mạnh mẽ yêu cầu hiện đại hóa, công nghiệp hóa của đất nước. Phát huy tiềm năng, sáng tạo của mỗi cá nhân; xây dựng nền giáo dục gắn với thực tiễn, xây dựng nền giáo dục hợp lý; đảm bảo các điều kiện về dân chủ hóa, phấn đấu đến năm 2030 nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực...

Trường Đại học Ngoại thương đã đề ra mục tiêu phát triển phù hợp, như phát triển mô hình đa ngành, là trung tâm đào tạo, chuyển giao công nghệ tiên tiến; xây dựng đội ngũ có kỹ năng, kỷ luật, đáp ứng yêu cầu phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế…. Để thực hiện mục tiêu phát triển, nhà trường cần hoàn thiện các cơ chế, xây dựng các giải pháp đào tạo, giáo dục; nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên; quan tâm đến học sinh, sinh viên; hợp tác quốc tế, đổi mới nội dung đào tạo phù hợp với yêu cầu thực tiễn…

Đặc biệt, Đại học Ngoại thương cũng như các cơ sở giáo dục, đào tạo Đại học cần nâng cao hơn nữa công tác truyền thông, văn hóa giáo dục; đây là yếu tố mới không thể bỏ qua trong quá trình phát triển, xây dựng thương hiệu. Công tác này là yếu tố quan trọng để đào tạo đội ngũ vừa hồng, vừa chuyên. “Đồng thời, thông qua công tác truyền thông nhà trường có thể truyền tải thông điệp đào tạo tới xã hội và ngược lại, nhà trường sẽ nhận được sự tương tác để cải tiến, phát hiện, xử lý các vấn đề phát sinh qua đó góp phần xây dựng, hoàn thiện uy tín, thương hiệu một cách vững mạnh, hiệu quả hơn”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động truyền thông của các trường đại học – nghiên cứu điểm hình tại trường đại học ngoại thương (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)