6. Kết cấu của đề tài
2.1. Tổng quan về các trường Đại học tại Việt Nam
Hiện nay, cả nước có 236 trường đại học, học viện và 41 viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ. Số sinh viên học trong các trường đại học là 1.439.495 em, chiến 84%; số sinh viên ngoài công lập là 267.530, chiếm 16%. Số lượng giảng viên Đại học tăng nhanh trong thời gian vừa qua, trong đó có số giảng viên đạt trình độ tiến sĩ. Số lượng trong ngành đào tạo đại học cũng tăng nhanh, từ 2.118 năm 2007 lên 3394 năm 2017 và số lượng chương trình đào tạo cũng tăng mạnh.
Hình 2.1: Sơ đồ người học trong giáo dục ĐH Việt Nam hiện nay
Văn hóa chất lượng bước đầu hình thành ở các cơ sở giáo dục đại học. Công tác đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng được đẩy mạnh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Nghiên cứu khoa học, công bố quốc tế đã được chú trọng, xếp hạng quốc tế được cải thiện. Đổi mới, đẩy mạnh tự chủ đại học bước đầu đã thu được kết quả tích cực.
Cụ thể, số lượng công bố quốc tế của Việt Nam (theo cơ sở dữ liệu Web of Science) tăng 2,5 lần so sánh năm 2016 với năm 2011. Nếu so sánh với giai đoạn
35
2011-2015, số bài báo khoa học được công bố trên tạp chí thuộc danh mục ISI của các nhà khoa học của top 20 trường ĐH Việt Nam trong năm học 2016-2017 đã tăng hơn 2 lần.
Công bố quốc tế tăng nên xếp hạng đại học của Việt Nam cũng có cải thiện. Việt Nam đã có 2 ĐH nằm trong top 1000 của thế giới; 5 cơ sở giáo dục đại học nằm trong top 350 Châu Á (theo xếp hạng QS).
Về kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học, đến tháng 8/2018, chúng ta đã có 217 trường đã hoàn thành báo cáo tự đánh giá, 123 trường đã được đánh giá ngoài, 117 trường được công nhận đạt kiểm định. Có 5 trường đại học của Việt Nam đạt kiểm định của tổ chức quốc tế HCERES; 2 trường đạt kiểm định bởi AUN-QA.
Công bố quốc tế tăng nên xếp hạng đại học của Việt Nam cũng có cải thiện. Việt Nam đã có 2 ĐH nằm trong top 1000 của thế giới; 5 cơ sở giáo dục đại học nằm trong top 350 Châu Á (theo xếp hạng QS).
Về kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học, đến tháng 8/2018, chúng ta đã có 217 trường đã hoàn thành báo cáo tự đánh giá, 123 trường đã được đánh giá ngoài, 117 trường được công nhận đạt kiểm định. Có 5 trường đại học của Việt Nam đạt kiểm định của tổ chức quốc tế HCERES; 2 trường đạt kiểm định bởi AUN-QA.
Mục tiêu phát triển của Việt Nam đến năm 2020 là, về cơ bản, trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Để đạt được mục tiêu này, cần huy động và sử dụng một cách có hiệu quả mọi nguồn lực trong và ngoài nước. Theo đó, một trong những yếu tố có ý nghĩa then chốt là chất lượng giáo dục đại học. Bởi trong bất kỳ điều kiện lịch sử nào, trường đại học luôn là môi trường bồi dưỡng, sáng tạo và chuyển giao những thành tựu khoa học – công nghệ mới nhất, là đầu tàu trong việc tạo ra nguồn lao động chất lượng cao phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước.
Trong thời đại của kinh tế tri thức, bất kỳ một quốc gia nào, để có thể đi tắt, đón đầu nhằm thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì nguồn nhân lực chất lượng cao luôn giữ vai trò quyết định. Trên thực tế, dễ nhận thấy rằng, chất
36
lượng đào tạo của các trường đại học ảnh hưởng trực tiếp tới sự tăng trưởng kinh tế và các chính sách xã hội. Và, đương nhiên, các trường đại học cũng luôn chịu sự tác động mạnh mẽ của môi trường kinh tế - xã hội và các thành tựu khoa học - công nghệ của nhân loại.
Vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư hướng dẫn và chỉ đạo các trường đổi mới công tác xây dựng chương trình đào tạo, trong đó có sự tham gia của các nhà quản lý, các nhà sử dụng lao động; xây dựng và công bố chuẩn đầu ra theo từng ngành đào tạo.
Hầu hết các cơ sở giáo dục đại học đã tích cực rà soát, điều chỉnh, đổi mới chương trình đào tạo theo hướng hiện đại, phù hợp với từng ngành, nhóm ngành đào tạo và việc phân tầng của hệ thống giáo dục đại học, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động.
Đào tạo kết hợp với doanh nghiệp được xem là một yêu cầu đột phá của nhiều trường trong các hoạt động xây dựng chương trình giảng dạy, thực tập, kiến tập….
Các cơ sở giáo dục Đại học đã tích cực, chủ động đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy theo hướng tiếp cận năng lực, tăng cường kỹ năng ứng dụng và thực hành, chú trọng đạo đức nghề nghiệp và hiểu biết xã hội; quan tâm hơn đến phát triển các kỹ năng mềm, hoạt động ngoại khóa giúp sinh viên phát triển năng khiếu và tính sáng tạo, chủ động hội nhập và chấp nhận cạnh tranh.
Nhiều cơ sở đào tạo phát triển chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế: CDIO, POHE, chương trình tiên tiến, chương trình PFIEV, chương trình chất lượng cao và các chương trình liên kết quốc tế khác; bước đầu rà soát chương trình đào tạo tiếp cận chuẩn AUN-QA.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo triển khai chương trình tiên tiến, chất lượng cao của một số nước phát triển, giảng dạy hoàn toàn hoặc một phần bằng ngoại ngữ (Tiếng Anh là chủ yếu) để từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, phục
37
vụ phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Nhiều cơ sở đào tạo đã triển khai các chương trình đào tạo chất lượng cao, chương trình tiên tiến này.
Và tính đến tháng 6/2018, có 117 cơ sở giáo dục đại học được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng bởi các tổ chức kiểm định trong nước và 06 cơ sở giáo dục đại học được công nhận theo tiêu chuẩn đánh giá của Hội đồng Cấp cao về đánh giá nghiên cứu và giáo dục đại học Pháp (HCERES) và Mạng lưới đảm bảo chất lượng các trường đại học ASEAN (AUN-QA). Ngoài ra, có 112 chương trình đào tạo đại học đã được đánh giá và công nhận, trong đó có 08 chương trình đánh giá theo tiêu chuẩn trong nước; 104 chương trình đào tạo được đánh giá ngoài và công nhận bởi các tổ chức kiểm định quốc tế, 16 chương trình đánh giá theo chuẩn của Uỷ ban Bằng Kỹ sư Pháp (CTI); 2 chương trình đánh giá theo chuẩn của Hội đồng Kiểm định kỹ thuật và công nghệ, Hoa Kỳ (ABET); 6 chương trình đánh giá theo chuẩn của Hội đồng Kiểm định các trường và chương trình đào tạo về kinh doanh, Hoa Kỳ (ACBSP).