6. Kết cấu của đề tài
3.2.3. Một số đề xuất truyền thông khác tại trường Đại học Ngoại thương
Với nhiệm vụ phát triển thương hiệu, đẩy mạnh hoạt động truyền thông hiệu quả, trường Đại học Ngoại thương cần xây dựng một số chiến lược phát triển truyền thông sau đây:
Yếu tố hàng đầu tạo nên một chiến lược truyền thông thành công vẫn nằm ở chất lượng giáo dục của chính tổ chức đó. Phụ huynh và học sinh sẽ quan tâm đến những thông tin về chất lượng giảng dạy, tỉ lệ giáo sư/tiến sĩ/giảng viên giỏi của nhà trường, các cơ hội hợp tác giáo dục, chất lượng sinh viên đầu ra, thống kê về số lượng sinh viên có việc làm ngay sau tốt nghiệp, bằng cấp của nhà trường được công nhận thế nào. Trước khi làm truyền thông, bản thân nhà trường phải có một bản “giới thiệu” thực sự ấn tượng. Vì vây, nhà trường nên đầu tư hơn nữa cho các giải thưởng, công trình nghiên cứu khoa học công nghệ của đội ngũ cán bộ giảng viên trong toàn trường và đầu tư cho các khóa học chuyên sâu nâng tầm chuyên
90
môn giảng dạy, các hoạt động hợp tác đào tạo nâng tầm quốc tế cho đội ngũ bán bộ giảng viên trong toàn trường. Đồng thời xây dựng văn hóa học đường trong môi trường đại học hiện nay cần phải có sự tác động nhiều chiều, từ nhiều chủ thể khác nhau, trong đó giảng viên giữ vai trò quan trọng nhất. Giảng viên phải là mẫu mực về chuyên môn, nhân cách, đạo đức thì mới truyền tải tri thức, văn hóa, góp phần phát triển nhân cách sinh viên. Giảng viên phải thường xuyên học tập, nâng cao trình độ, nghiệp vụ… trong quá trình giảng dạy, không chỉ dừng lại ở trang bị, định hướng, gợi mở tri thức cho người học, mà còn phải truyền lửa, sự tâm huyết để kiến thức, văn hóa trở thành niềm tin, động lực thúc đẩy sinh viên điều chỉnh nhận thức, thái độ, hành vi của mình, khơi dậy ý chí vượt qua khó khăn, chiếm lĩnh tri thức khoa học, đóng góp trí tuệ cho công cuộc xây dựng đất nước.
Trường Đại học Ngoại thương cần tuyên truyền rộng rãi hơn nữa trên phương tiện truyền thông đại chúng các tấm gương điển hình, các hoạt động đổi mới sáng tạo, các kết quả tích cực trong đào tạo và nghiên cứu khoa học, các hoạt động của sinh viên. Chủ động xây dựng các sản phẩm truyền thông quảng bá chất lượng của nhà trường; xây dựng các mạng lưới truyền thông trong phối hợp truyền thông và phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo; thay đổi nhận thức tích cực cho cán bộ, giảng viên, sinh viên, người học hiểu rõ vai trò cũng như tầm quan trọng của công tác truyền thông, trách nhiệm của từng cá nhân trong môi trường đại học nơi gắn bó, làm việc và học tập. Khẳng định vị thế và thương hiệu giáo dục đại học của trường Đại học Ngoại thương Việt Nam trên trường quốc tế.
Hiện nay, Trường không chỉ xây dựng và thành lập phòng Truyền thông riêng biệt mà còn xây dựng được các đầu mối truyền thông tại các Khoa, phòng ban chức năng. Vì vậy, cần đầu tư, xây dựng cho đội ngũ truyền thông này những buổi tập huấn, tọa đàm nhằm chia sẻ kinh nghiệm truyền thông, xây dựng mạng lưới truyền thông trong trường vững chắc, gắn kết để thống nhất nội dung truyền thông, xây dựng kênh truyền thông chung nhằm hạn chế tối đa việc gây nhiễu thông tin truyền thông trong toàn trường đồng thời xây dựng được các chương trình, hoạt động có tiếng vang lớn và nâng tầm giá trị nội dung.
91
Ngoài việc trang bị cho các đối tượng truyền thông một lượng kiến thức nhất định tạo hành trang và tầm nhìn cho việc phát triển hệ thống, mạng lưới truyền thông trong toàn trường thì việc cần xây dựng và đầu tư cho phương tiện truyền thông cũng cần được quan tâm đầu tư đúng mức. Hiện nay phương tiện truyền thông được nhiều người biết đến đó là thông qua các kênh internet, mạng xã hội đây là kênh thông tin cực kỳ quan trọng quyết định sống còn trong bài toán công nghệ truyền thông.
Thông qua internet thì các đối tượng truyền thông có thể cập nhật được các thông tin, nội dung, video - clip, hình ảnh về trường Đại học Ngoại thương thông qua các trang youtobe, website, google, các trang báo mạng, các trang mạng xã hội… Nhìn nhận được vấn đề và bắt kịp xu hướng website http://www.ftu.edu.vn của trường Đại học Ngoại thương đã được xây dựng. Thông qua kênh truyền thông này Nhà trường đã giới thiệu khá đầy đủ và chi tiết những nội dung chính, nội dung quan trọng về trường. Trang website này như một cánh cổng lớn dẫn mở cho mọi cánh cổng nhỏ. Vì vậy, trang website của trường cần được đầu tư xây mới thường xuyên, các nội dung thông tin mang tính thời sự cần được cập nhật liên tục, kịp thời, trang website cần bắt mắt hơn nữa, tích hợp các hình ảnh, video-clip trên trang web tạo nên sức hút cho người theo dõi. Ngoài ra cần xây dựng được mạng lưới thông tin trong chính website về các Khoa, Phòng ban trong trường một cách chi tiết hơn nữa như những website nhỏ trong một website lớn tạo nên kênh thông tin chủ lực, chính thống và mang tính phát lý cao. Ngoài ra website cần được thiết kế sao cho có kèm nội dung để người theo dõi có thể tương tác, nhận phản hồi qua lại với người cung cấp thông tin trong trường hoặc các Khoa, Phòng ban.
Thời đại 4.0 đòi hỏi Trường cần áp dụng việc xây dựng thương hiệu, hình ảnh thông qua mạng xã hội một cách linh hoạt, đây là kênh truyền thông ít tốn kém nhất và đạt hiệu ứng lan tỏa cao. Hiện tại, Trường cũng đã xây dựng được kênh truyền thông này nhưng chưa phát huy tối đa được số lượng người theo dõi lẫn tương tác.
92
Ví dụ: Hiện nay Đại học Ngoại thương đang sử dụng kênh truyền thông “FTU time” có số lượng người thích trang là 12.303 người và 12.451 người theo dõi và 1 lượt check in, số lượng này mới chỉ đạt chưa đến 1 nửa số lượng số lượng cán bộ, giảng viên, sinh viên, học viên đang theo học và làm việc trong toàn hệ thống trường, ngoài ra chưa kể đến số lượng học sinh, sinh viên bên ngoài trường có nhu cầu quan tâm đến trường muốn theo dõi đến trang thông tin này.
Vậy bài toán khắc phục cho kênh truyền thông mạng xã hội này là gì? Đó là cần có 1 cá nhân nằm trong một tổ chức, phòng ban trong trường đứng ra để quản lý riêng kênh truyền thông này dưới sự giám sát và quản lý của phòng truyền thông và ban lãnh đạo trường. Chỉ nên có 1 trang mạng xã hội duy nhất quản lý chung cho kênh truyền thông chung cho toàn trường nhằm tránh việc trùng lặp các trang mạng xã hội lên nhau và gây nhiễu thông tin, thông tin trong trang mạng xã hội này cần có nội dung phong phú và bắt mắt về hình thức, các nội dung thông tin cần được cập nhật liên tục update hàng ngày về các hoạt động của công đoàn trường, các hoạt động của sinh viên, các hoạt động nghiên cứu khoa học, các chương trình trao giải thưởng, các chương trình tình nguyện… Ngoài ra trang mạng xã hội này cần có nhiều Fanpage khác nhau do những hội, nhóm, khoa, phòng ban quản lý và đăng tải các nội dung, thông tin của khoa, phòng ban của mình nhằm cập nhật thông tin mang tính thời sự. Việc thống nhất kênh thông tin này như một kênh thông tin chính thống cần phải được thông báo đến toàn thể, cán bộ, sinh viên học viên trong hệ thống trường để lượng người thích trang, theo dõi trang, tương tác với trang đạt được số lượng như mong muốn.
Không gì tuyệt vời hơn bằng việc để người khác nói tốt về trường đại học của bạn. Người khác ở đây chính là những người nổi tiếng đã và đang tham gia học tại trường, những sinh viên đang theo học, các sinh viên trường khác, những phụ huynh tham gia các buổi giới thiệu tuyển sinh… Điều này đòi hỏi trường cần đẩy mạnh các hoạt động nội bộ, cũng như tích cực tương tác với những người quan tâm. Việc khai thác và sử dụng kênh truyền thông dành cho người hâm mộ thông qua người nổi tiếng cần được chú trọng, phát ngôn của người nổi tiếng sẽ tạo dấu ấn tốt và có độ bao phủ thông tin rộng. Vì vậy, cần xây dựng nội dung truyền thông chiến
93
lược để thông qua người nổi tiếng truyền đạt đến xã hội các thông điệp truyền thông mang tính hình ảnh, thương hiệu và giá trị cốt lõi về trường.
Trong quá trình thực hiện, chiến lược truyền thông phải làm rõ mục tiêu của truyền thông, tránh rời rạc. Muốn vậy cán bộ truyền thông phải phối hợp nhịp nhàng với các đơn vị báo chí nhằm đạt được sự nhất quán trong truyền tải thông tin. Đặc biệt, nhà trường cần thực hiện truyền thông gắn với thương hiệu, quản trị và hệ thống; văn hóa, văn minh, thực hành và sự thật; nhân văn và bền vững; cầu thị và cấp tiến… Ngoài ra, cán bộ truyền thông, người phát ngôn phải có kỹ năng cung cấp thông tin, trả lời báo chí. Mặt khác, khi muốn xử lý khủng hoàng truyền thông bắt buộc phải có nền tảng văn hóa doanh nghiệp vững vàng. Đây là yếu tố then chốt, là bộ quy ước để thích ứng với bên ngoài và hòa hợp với bên trong…
Hiện nay trường Đại học Ngoại thương tăng cường đầu tư, xây dựng và phát triển mạng lưới hoạt động truyền thông với nhiều nội dung, nhiều hình thức và sử dụng nhiều công cụ truyền thông. Việc sử dụng đúng cách các hoạt động truyền thông sẽ đem lại lợi ích và giá trị cho việc quảng bá hình ảnh, thương hiệu và giá trị riêng của trường tạo ra lợi thế cạnh tranh trong thời buổi kinh tế thị trường. Ngược lại nếu sử dụng các hoạt động truyền thông không đúng cách, các thông tin nội bộ bị phát tán và không nằm trong tầm kiểm soát sẽ đem lại nhiều hệ lụy không tốt và tạo ra tiếng xấu làm mất uy tín về trường. Vì vậy, để thông tin được công khai, minh bạch mang tính chất quảng bá hình ảnh, xây dựng uy tín và thương hiệu về trường đồng thời hạn chế tối đa được những thông tin không chính thống gây mất uy tín của trường thì trường cần xây dựng hành lang pháp lý cho các hoạt động truyền thông trong nội bộ trường nhằm hạn chế tối đa các thông tin truyền thông xấu, mất uy tín lan tỏa ra môi trường và xã hội.
Ngoài những đề xuất trên thì Trường cũng cần xây dựng một mô hình phòng Ấn phẩm trường Đại học Ngoại thương, Phòng Ấn phẩm này là phòng hoạt động dựa trên kinh phí đầu tư của trường, có chức năng cung cấp các ấn phẩm, tặng phẩm, quà lưu niệm, trang phục, đồng phục như (cẩm nang trường Đại học Ngoại thương, cốc chén, lịch bàn, cuốn sổ tay, túi –hộp đựng bút, bút, móc treo chìa khóa,
94
mũ, áo phông, giầy tập thể dục, duy băng đeo tay hoặc buộc đầu, áo dài, các công cụ để cổ vũ trong các chương trình, sự kiện lớn…). Những sản phẩm này phải được gắn logo trường, chữ ký hoặc hình ảnh những người nổi tiếng đã hoặc đang học tập và làm việc tại trường Đại học Ngoại thương dưới sự phê duyệt và cho phép của Nhà trường. Đồng thời phòng Ấn phẩm này có chức năng cung cấp các ấn phẩm, tặng phẩm cho các khách mời trong và ngoài nước đến trường để tham gia dự sự kiện, thăm quan, khảo sát và được tự tay chọn quà mang về lưu niệm hoặc tặng cho bạn bè người thân. Ngoài ra phòng còn có nhiệm vụ kinh doanh các sản phẩm ấn phẩm tặng phẩm này dưới sự giám sát của Nhà trường theo nguyên tắc bổ sung và quy hồi lợi nhuận về cho trường nhằm mục đích đầu tư và tái cơ cấu phòng. Đây là một hình thức truyền thông không quá xa lạ đối với một số trường Đại học trong và ngoài nước nhưng không phải trường nào cũng có. Để phòng hoạt động và phát triển tốt thì cần xây dựng một kế hoạch, chương trình chi tiết và cụ thể để đem lại lợi ích cho việc quảng bá hình ảnh cũng như thương hiệu trường một cách lâu bền, đồng thời đem lại lợi ích về mặt giá trị kinh tế cho trường và chính người tham gia vào động kinh doanh này.
Tóm lại, dù lựa chọn cách thức truyền thông nào thì Trường vẫn cần phải xem xét, xây dựng và lên kế hoạch cho hoạt động truyền thông đó nhằm nâng cao hình ảnh, thương hiệu, uy tín và sự sáng tạo trong một thị trường giáo dục đầy cạnh tranh.
3.3. Kiến nghị
Khi xây dựng các chương trình truyền thông cần chú trọng hơn nữa vào tính thiết thực. Trước khi đưa ra chương trình truyền thông nên có một cuộc khảo sát mức độ quan tâm cũng như tham khảo ý kiến của những đối tượng tham gia để có những điều chỉnh cho phù hợp.
Trong các hoạt động truyền thông cần cân đối mức độ sâu và rộng. Tức là vừa đẩy mạnh truyền thông tới đông đảo đối tượng tham gia vừa chú trọng tới chiều sâu hiệu quả tạo ra.
95
Nên tạo ra nhưng diễn đàn mở để sinh viên trong trường trau dồi nâng cao kiến thức. Bên cạnh đó là cơ hội để giao lưu, tiếp xúc giữa sinh viên với cán bộ giảng viên tại các khoa, phòng ban trong trường và thậm chí là trường khác. Diễn đàn còn là một kênh đắc lực để truyền tải thường xuyên các thông tin truyền thông.
Xây dựng các chương trình hoạt động ngoại khóa với thời gian thích hợp để có thể thu hút mọi người tham gia và biết đến tạo nên sức lan tỏa lớn.
Nên đầu tư thêm kinh phí vào những chương trình hoạt động mang tính chất cung cấp thông tin, cập nhật mới các chương trình đào tạo, các hoạt động đầu tư xây dựng mang tính quy mô và mang tầm chiến lược.
96
KẾT LUẬN
Truyền thông là một trong những hoạt động giúp nâng cao nhận diện thương hiệu và cũng là một trong những hoạt động có tầm ảnh hưởng to lớn đến sự hoạt động của một doanh nghiệp nói chung và hệ thống trường Đại học Ngoại thương nói riêng
Luận văn đã nêu ra được những cơ sở lý luận về hoạt động truyền thông, các kênh truyền thông đang được sử dụng rộng rãi để từ đó tìm hiểu về thực trạng truyền thông tại trường Đại học Ngoại Thương.
Từ vấn đề phân tích thực trạng truyền thông tại trường Đại học Ngoại Thương tác giả đã tiến hành đánh giá ưu điểm và nhược điểm của hoạt động này để đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện hoạt động truyền thông tại đây
Các giải pháp được thiết kế xoay quanh các hạn chế để giúp trường Đại học Ngoại Thương cải thiện hơn hoạt động truyền thông.
Với những gì đã thực hiện trong luận văn này, tác giả mong muốn có thể cung cấp các kiến thức liên quan đến hoạt động truyền thông và giải pháp mang tính gợi ý để nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông tại các trường đại học.
97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Bộ Lao động thương binh xã hội, Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH, Quy định chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, ban hành ngày 10/03/2017.
2. Dương Thanh Hà (2008), Thương hiệu trường Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên dưới quan điểm của sinh viên và người sử dụng lao động, Luận văn Thạc sỹ, Học viện Kinh tế quốc dân.
3. TS. Phạm Thị Lan Hương (2014), Sách Quản trị Thương hiệu, NXB Tài Chính
4. Nguyễn Thị Hồng (2013), Hoàn thiện hoạt động truyền thông tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM đến năm 2020, Luận văn thạc sĩ. 5. Phan Thị Hằng Nga (2013), Ứng dụng Marketing trong đào tạo đại học
Hoa Lư, Luận văn Thạc sỹ, Học viện Kinh tế quốc dân.
6. Vũ Ngọc Thắng (2013), Truyền thông Marketing đào tạo cho các chuyên ngành thuộc khối kinh tế và quản lý trường đại học Thăng Long, Luận văn