Đánh giá theo các chỉ tiêu định tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của rủi ro tín dụng tới an toàn thanh khoản tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 36 - 38)

Một số chỉ tiêu sau đây giúp đo lường sự tác động của RRTD tới an toàn thanh khoản của NHTM:

Đầu tiên là uy tín của NH bị sụt giảm trên thị trường. Đối với hoạt động của hệ thống ngân hàng, với chức năng của một trung gian tài chính trên thị

trường, NHTM phải dựa chủ yếu trên uy tín, thương hiệu để hoạt động kinh doanh. Nếu ngân hàng bị sụt giảm uy tín, thương hiệu do hoạt động tín dụng có mức độ rủi ro cao, thì an tồn thanh khoản sẽ bị suy giảm nhanh do không huy động được vốn trên thị trường tiền gửi, điều này có thể dẫn ngân hàng tới bờ vực phá sản. Ngồi ra, khi có thơng tin sự xuống hạng về uy tín ngân hàng, có thể gây ra tâm lý bất ổn của người gửi tiền, nhu cầu muốn rút tiền tăng cao, khiến Ngân hàng có thể rơi vào tình trạng mất khả năng thanh khoản, từ đó an tồn thanh khoản ngân hàng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Vậy, uy tín của ngân hàng được đánh giá dựa trên cơ sở nào? Tại Việt Nam, việc đánh giá các ngân hàng thương mại được Ngân hàng Nhà nước thực hiện. Cụ thể, các ngân hàng thương mại có nghĩa vụ bắt buộc tự đánh giá về mình theo tiêu chuẩn Canel. Đây là hệ thống đánh giá tình trạng vững mạnh của các tổ chức tài chính dựa trên năm yếu tố bao gồm: vốn, chất lượng tài sản, quản lý, doanh thu và thanh khoản. Sau khi nhận được báo cáo của các ngân hàng, cơ quan thanh tra của Ngân hàng Nhà nước sẽ kiểm tra và xác nhận độ chính xác của những đánh giá này, từ đó đưa ra xếp hạng theo tiêu chí A, B, C cho các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, việc sắp xếp thứ hạng uy tín mỗi ngân hàng thương mại của Ngân hàng Nhà nước chỉ được thông báo cụ thể cho từng ngân hàng thương mại, không được công bố cho bên thứ ba. Việc không công bố thứ hạng xếp hạng cho bên thứ ba, bởi NHNN đưa ra giải thích, việc xếp hạng các tổ chức tín dụng là phục vụ cơng tác quản lý Nhà nước, bảo đảm an toàn, an ninh tiền tệ trong hoạt động ngân hàng, tài chính.

Bên cạnh đó, cịn một số đơn vị uy tín trong nước cũng đưa ra đánh giá mức độ uy tín của các ngân hàng thương mại, như Công ty cổ phần báo cáo đánh giá Việt Nam (VietNam Report), đánh giá và xếp hàng Ngân hàng thương mại dựa trên ba tiêu chí điểm tài chính: đầu tiên là năng lực và hiệu quả tài chính thể hiện trên báo cáo tài chính kiểm tốn năm gần nhất (tổng tài sản, tổng

doanh thu, lợi nhuận sau thuế, hiệu quả sử dụng vốn, tỷ lệ nợ xấu…), thứ hai là điểm Media Coding (uy tín truyền thơng được đánh giá bằng phương pháp Media Coding – mã hóa các bài viết về ngân hàng trên truyền thông), và cuối cùng là điểm khảo sát (điểu tra khảo sát về mức độ nhận biết và sự hài lòng của khách hàng với các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng; điều tra, phỏng vấn sâu nhóm chun gia tài chính về vị thế và uy tín của các ngân hàng trong ngành; điều tra khảo sát bản thân các ngân hàng được thực hiện khảo sát về quy mô vốn, tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, kế hoạch hoạt động trong năm. VietNam Report thường đưa ra danh sách đánh giá xếp hạng của các ngân hàng thương mại, như Top 5 hoặc Top 10 ngân hàng uy tín.

Ngồi ra, thị trường, giới đầu tư rất quan tâm tới chỉ số xếp hạng từ các tổ chức xếp hàng tín nhiệm quốc tế như Moody’s, S&P, Fitch Rating. Thơng thường, mức xếp hạng ngân hàng thương mại theo đánh giá của các tổ chức quốc tế thường chặt chẽ và khắt khe hơn mức tự đánh giá, cũng như mức xếp hàng của Ngân hàng Nhà nước và các công ty khác, cả về quản trị hoạt động và quản trị rủi ro. Việc thực hiện đánh giá khơng chỉ dựa trên báo cáo tài chính mà cịn dựa trên rất nhiều công cụ khác như: Chiến lược kinh doanh, cách thức thực hiện chiến lược, phân tích chuỗi báo cáo tài chính nhiều năm liên tục, vị thế cạnh tranh, dịng tiền, chính sách tài chính, mức thanh khoản…

Thứ hai là đánh giá trên tiêu chí chứng khốn do NHTM phát hành từ nguồn an tồn thanh khoản khơng hấp dẫn các nhà đầu tư. Nếu như hoạt động tín dụng có rủi ro cao, xếp hạng tín dụng bị sụt hạng, thì các nhà đầu tư sẽ khơng muốn nắm giữ các chứng khốn do an tồn thanh khoản này phát hành. Khi các nhà đầu tư quay lưng lại với các chứng khốn do an tồn thanh khoản phát hành, thì an tồn thanh khoản sẽ gặp khó khăn trong huy động vốn trên thị trường chứng khoán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của rủi ro tín dụng tới an toàn thanh khoản tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)