Trạng thái lý tưởng nhất của một NHTM là có sự cân bằng giữa cung và cầu về thanh khoản, song trong thực tế điều này hầu như không xảy ra. Trạng thái thường xuyên của các NHTM là không cân xứng về cung và cầu thanh khoản. Sự không cân xứng này do nhiều nguyên nhân chi phối, trong đó có một số nguyên nhân chủ yếu sau đây:
1.2.2.1. Nhóm nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, do sự mất ổn định kinh tế vĩ mô
Hoạt động kinh doanh của các NHTM luôn gắn liền với môi trường kinh tế vĩ mô. Các yếu tố về chính trị, kinh tế, văn hố xã hội… ln có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới các phương hướng và quyết định kinh doanh của các NHTM. Một khi các yếu tố kinh tế vĩ mơ có sự thay đổi sẽ gây những tác động rất mạnh đến môi trường kinh doanh, gia tăng rủi ro tiềm ẩn. Sở dĩ như vậy là do đối tượng kinh doanh của các định chế này là tiền tệ - một loại hàng hố có sự nhạy cảm cực lớn đối với tất cả các sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội, tâm lý… Hơn nữa, khách hàng lại rất đa dạng và phức tạp, liên quan đến mọi tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế. Do đó, sự ổn định lành mạnh trong mơi trường kinh doanh của hệ thống tài chính có thể bị tác động bởi những diễn biến của các sự kiện kinh tế chính trị trên. Thậm chí chỉ một tin đồn thất thiệt cũng có thể gây ra những dư chấn lớn đối với hệ thống, đặt
các NHTM trước nguy cơ sụp đổ do khách hàng rút vốn ồ ạt; một sự thay đổi của thị trường hàng hoá dịch vụ cũng dẫn đến những biến động lớn trong thị trường tiền tệ. Thực tế cho thấy, sự mất ổn định của mơi trường kinh tế vĩ mơ chính là ngun nhân châm ngịi cho các cuộc khủng hoảng tiền tệ và khi đó, nguy cơ mất an toàn thanh khoản của hệ thống ngân hàng sẽ tăng lên.
Thứ hai, do nhu cầu thanh khoản của khách hàng ngày càng cao
Nhu cầu thanh khoản của NHTM bao gồm (Bảng 1.1) bao gồm:
Thứ nhất là nhu cầu rút tiền của những người gửi tiền. Đây là những nhu cầu rút tiền chính đáng bắt buộc các NHTM phải đáp ứng;
Thứ hai là nhu cầu tín dụng của khách hàng để thanh toán hàng hoá, dịch vụ mà các NHTM đã cam kết cho vay;
Thứ ba là các khoản tiền vay đến hạn trả;
Thứ tư là lãi phải trả cho các khoản tiền gửi và tiền vay.
Như vậy, nhu cầu thanh khoản ở các NHTM bao gồm 2 bộ phận chính là nhu cầu vay tiền và nhu cầu rút tiền.
Với nhu cầu vay tiền: Thực tiễn cho thấy nhu cầu vay vốn của các KH ngày
càng tăng lên, việc kinh doanh của khách hàng có xu hướng ngày càng lệ thuộc cao hơn vào vốn vay. Chính nhu cầu vay ngày càng tăng đã khiến các NHTM khơng ngừng tìm kiếm các nguồn vốn mới nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu vay của khách hàng. Đối với các nước đang trong q trình cơng nghiệp hố thì vốn tín dụng ln tăng trưởng rất “nóng”.
Với nhu cầu rút tiền: Nhu cầu rút tiền của khách hàng phụ thuộc vào mục đích
gửi tiền của khách hàng. Đối với các khoản tiền gửi thanh tốn thì về ngun tắc các NHTM phải dự trữ đầy đủ để đáp ứng yêu cầu rút tiền của khách. Nhưng đối với các món tiền huy động tiết kiệm và huy động tiền gửi có kỳ hạn, thì dựa vào kỳ hạn các NHTM có thể kế hoạch hố và chuyển tồn bộ hoặc một phần số vốn vào các danh mục đầu tư và cho vay nhằm tăng tính sinh lời của chúng. Tuy nhiên, do lãi suất có
tính nhạy cảm rất cao, nên nguồn vốn huy động có kỳ hạn có xu hướng ngày càng thiếu tính ổn định. Khách hàng sẵn sàng rút tiền ra bất cứ lúc nào nếu thấy cần thiết nhằm đem gửi hay đầu tư vào nơi khác nhằm tăng thu nhập. Điều này khiến nguy cơ mất an toàn thanh khoản ngày càng tăng và nếu một NHTM không chú ý đúng mức đến vấn đề trên, thì nguy cơ rủi ro thanh khoản có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nhất là trong điều kiện mơi trường kinh tế vĩ mơ có nhiều bất ổn như hiện nay.
Thứ ba là do suy giảm niềm tin từ công chúng
Với tư cách một tổ chức kinh doanh trên thị trường tài chính tiền tệ, hoạt động của các NHTM căn bản phải dựa trên cơ sở tạo lập niềm tin nơi công chúng, một khi niềm tin bị suy giảm thì hậu quả sẽ rất khó lường, cơng chúng sẽ ồ ạt rút tiền gửi, khi đó, các NHTM sẽ đứng trước nguy cơ mất an tồn thanh tốn, sự đổ vỡ sẽ rất khó tránh khỏi nếu thiếu sự trợ giúp từ phía NHTW.
Thứ tư là do năng lực dự báo của các nhà chức trách tiền tệ yếu
Hoạt động của các NHTM có tính nhạy cảm cao đối với các vấn đề kinh tế vĩ mô, nên vấn đề quản trị thanh khoản của các NH đặc biệt khó khăn, phức tạp. An tồn thanh khoản của các NHTM chỉ có thể được duy trì trên cơ sở tăng cường cơng tác phân tích, dự báo của các cơ quan chức trách về tài chính tiền tệ và của chính mỗi tổ chức về những diễn biến kinh tế vĩ mô, xu thế thị trường, sự biến động của các dòng tiền… Nếu như cơng tác phân tích, dự báo kém, thì quản trị thanh khoản của các định chế này sẽ trở nên thụ động, nguy cơ mất an toàn thanh khoản sẽ tăng cao.
1.2.2.2. Nhóm nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất là do tăng trưởng tín dụng quá mức so với nguồn vốn
Điều này được thể hiện qua chỉ số về tỷ lệ cho vay so với tiền gửi huy động quá lớn và kéo dài. Việc mở rộng tín dụng căn bản phải dựa trên cơ sở nhu cầu vốn vay của các KH trong nền kinh tế. Trong điều kiện nhu cầu vay vốn tín dụng từ các NHTM có xu hướng ngày càng tăng cao, thì việc mở rộng tín dụng trở thành một địi hỏi khách quan của nền kinh tế. Tuy nhiên, vốn cho vay của các NHTM chủ yếu dựa vào vốn huy động trong nền kinh tế và nếu như việc huy động vốn của các ngân
hàng gặp khó khăn, thì tất yếu sẽ ảnh hưởng đến việc mở rộng tín dụng. Như vậy, tốc độ tăng trưởng tín dụng căn bản phải dựa trên cơ sở tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, các NHTM mở rộng tín dụng quá mức so với huy động vốn. Đó là kết quả của việc các NH khơng chấp hành đúng qui định về dự trữ bắt buộc hoặc đi tìm nguồn vốn từ vốn vay của các TCTD khác. Nếu như tình trạng này kéo dài thì sẽ tiềm ẩn nguy cơ mất an tồn thanh khoản, đe doạ sự an tồn của hệ thống tài chính.
Thứ hai là do khả năng nắm giữ các tài sản kém linh hoạt, chất lượng kém
Cũng như bất kỳ doanh nghiệp nào trong nền kinh tế, mục tiêu tối thượng trong kinh doanh của các NHTM là lợi nhuận. Để tối đa hoá lợi nhuận, ngân hàng phải tăng cường nắm giữ các loại tài sản có tính sinh lời cao. Tuy nhiên, các tài sản có khả năng sinh lời cao lại là những tài sản có mức độ rủi ro cao. Do đó, các NHTM muốn tăng lợi nhuận thì phải chấp nhận rủi ro ở một ngưỡng nhất định có thể chịu đựng được. Thơng thường, những tài sản có khả năng sinh lời cao là những chứng khoán dài hạn với mức độ rủi ro cao hay là những danh mục cho vay với tính lỏng rất kém. Trong điều kiện các nguồn huy động của các NHTM có mức độ nhạy cảm cao với lãi suất, tính ổn định khơng cao, thì việc các ngân hàng tăng cường nắm giữ các tài sản có tính lỏng kém sẽ gây khó khăn rất lớn cho các ngân hàng khi khách hàng rút tiền gửi ồ ạt. Khi đó, chi phí xử lý thanh khoản sẽ rất cao, thậm chí các ngân hàng có thể phải đối mặt với nguy cơ phá sản.
Thứ ba là do sự bất cập về cơ cấu kỳ hạn của tài sản Có và tài sản Nợ
Nếu NHTM sử dụng quá nhiều vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn thì sẽ tiềm ẩn rủi ro kỳ hạn. Với loại rủi ro này, NHTM sẽ chịu thua thiệt khi lãi suất thị trường biến động theo chiều hướng bất lợi, hoặc rất có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ mất an tồn thanh khoản khi khơng đáp ứng được nhu cầu rút tiền gửi của khách hàng.
Thứ tư là do NHTM có mức độ tập trung tiền gửi cao, cấu trúc tiền gửi kém ổn định
Nếu như các NHTM khơng tiến hành đa dạng hố các nguồn vốn huy động, tập trung quá mức vào một số đối tượng khách hàng ở một số phạm vi thị trường và một vài loại đồng tiền, thì nguy cơ rủi ro sẽ rất cao. Đặc biệt, khi NHTM nắm giữ danh mục tài sản Nợ quá nhạy cảm với lãi suất, thì nguy cơ mất an tồn thanh khoản sẽ cao.
Thứ tư là do xuất hiện những thông tin bất lợi cho ngân hàng
Ngân hàng hoạt động và tồn tại trên cơ sở uy tín. Nhờ có uy tín mà NH có thể huy động được các khoản tiền gủi hoặc vay trên thị trường để cho vay và đầu tư nhằm kiếm lợi nhuận. Do đó, việc xuất hiện thơng tin thất thiệt về chủ sở hữu NH, về chiến lược hoạt động của NH sẽ làm công chúng mất niềm tin vào NH. Từ đó, dẫn đến hâu quả là hành động rút tiền ồ ạt của khách hàng, đẩy NH đến tình trạng mất khả năng thanh tốn nụ rủi ro nếu khơng có sự bảo lãnh từ cơ quan quản lý Nhà nước. Đây chính là nguyên nhân gây nên các các vụ rủi ro thanh khoản điển hình của một số Ngân hàng Việt Nam như ACB vào tháng 10/2003, NH TMCP Phương Nam vào tháng 07/2005.
Cuối cùng là do hệ thống quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ của NHTM kém
Do hoạt động của các NHTM luôn tiềm ẩn rủi ro cao, nên cùng với việc mở rộng các hoạt động kinh doanh, thì các NHTM cũng phải tăng cường năng lực quản trị rủi ro, đặc biệt phải chú ý tới công tác quản trị RRTK. Nhưng vấn đề quản trị rủi ro không chỉ là một nghiệp vụ thuần túy, đơn lẻ mà là một nghệ thuật dựa trên cơ sở tăng cường năng lực phân tích, dự báo thị trường, dự báo những xu hướng chu chuyển tiền tệ trong tương lai, để từ đó có các giải pháp phù hợp. Đồng thời, các NH cũng cần phải đề cao cơng tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ để phát hiện kịp thời những bất cập trong hoạt động, nhất là nguy cơ mất an toàn thanh khoản và có các biện pháp để tăng cường năng lực thanh khoản cho phù hợp với phương châm tối đa hoá thu nhập nhưng cũng phải chú trọng an tồn kinh doanh. Do đó, nếu hệ thống quản trị rủi ro kém, chỉ mang tính hình thức, cơng tác kiểm sốt giám sát nội bộ kém, thì nguy cơ mất an tồn thanh khoản sẽ gia tăng. (Phan Thị Thu
Hà, Bài giảng Quản trị rủi ro, NXB ĐH.KTQD 2016, tr.222)