TĂNG CƯỜNG AN TOÀN THANH KHOẢN TẠI AGRIBANK
3.2.1. Quan điểm về quản trị rủi ro tín dụng
Hiện nay tín dụng vẫn là lĩnh vực dịch vụ đem lại nguồn thu nhập chính cho các NHTM Việt Nam, trong đó đặc biệt quan trọng đối với Agribank, tuy vậy, hoạt động này có mức độ rủi ro tiềm ẩn cao cho nên việc tăng cường quản trị RRTD là yêu cầu cần được đặt ra. Do đó, quản trị RRTD cần thực hiện trên cơ sở quán triệt các quan điểm sau đây:
Thứ nhất, trong quản trị RRTD cần đề cao yếu tố chủ động trên cơ sở nâng
cao hiệu quả công tác cảnh báo rủi ro. Muốn vậy phải lựa chọn đúng mơ hình cảnh báo rủi ro, tạo lập nguồn thông tin tin cậy, phong phú và thực thi nghiêm túc quy trình quản trị RRTD.
Thứ hai, cơ cấu tổ chức và quản trị rủi ro trong nội bộ ngân hàng cần phải
được sắp xếp và điều hành hợp lý, xử lý nhanh và linh hoạt khi phát sinh rủi ro tạo thành một khối gắn kết, theo chiều dọc với một hệ thống các qui chế, qui định và qui trình tín dụng chặt chẽ, tổng thể, đầy đủ tạo hành lang pháp lý vững chắc cho hoạt động nghiệp vụ.
Thứ ba, bản chất hoạt động tín dụng là sự đánh đổi rủi ro lấy lợi nhuận,
quả, nâng cao chất lượng tín dụng, tức là hoạt động quản trị RRTD phải giúp tăng cường công tác sàng lọc khách hàng, nhưng không được gây cản trở việc mở rộng TD của NH, cũng khơng được để tình trạng tín dụng dưới chuẩn dẫn tới mất an toàn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Thứ tư, tuân thủ nghiêm các nguyên tắc và điều kiện tín dụng. Việc đưa ra
các phán quyết tín dụng lớn, có mức độ phức tạp cần phải được thực hiện theo chế độ tập thể, bảo đảm tính khách quan của các quyết định tín dụng.
Thứ năm, chú trọng, tăng cường cơng tác kiểm tra, giám sát hoạt động tín
dụng hơn nữa thơng qua việc kiểm sốt chéo, nêu cao kỷ cương, xử lý kỷ luật, điều động miễn nhiệm nếu vi phạm tín dụng hoặc có dấu hiệu vi phạm. sàng lọc, đánh giá và lựa chọn cán bộ có trình độ chuyên môn, chuyên ngành, đạo đức nghề nghiệp để bố trí vào các vị trí thích hợp trong quản trị RR.