Huy động vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của rủi ro tín dụng tới an toàn thanh khoản tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 55 - 66)

THANH KHOẢN

2.1.3.1. Huy động vốn

Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn của Ngân hàng Nơng nghiệp giai đoạn 2012 -2016 Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tổng vốn huy động 511.337 562.028 637.505 700.024 818.211 1. Theo kỳ hạn Không kỳ hạn 83.459 101.450 113.127 111.845 134.795 Dưới 12 tháng 265.516 324.313 383.184 413.728 446.959 12 tháng trở lên 94.741 136.265 141.194 174.451 236.457

2. Theo đối tượng KH

Tiền gửi dân cư 304.619 361.138 461.542 541.270 637.682 Tiền gửi tổ chức 166.027 154.925 175.011 158.754 180.549

3. Theo loại tiền

VND 465.298 514.830 602.161 668.972 788.630 Ngoại tệ, vàng qui VND 46.039 47.198 35.344 31.052 29.581

Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh các năm của Agribank

Bảng 2.1 cho thấy: Nguồn vốn huy động của Agribank trong giai đoạn 2012- 2016 có sự tăng trưởng khá ổn định, cho dù trong giai đoạn này thị trường tài chính Việt Nam có những diễn biến khá phức tạp. Cụ thể: tăng trưởng nguồn vốn huy động năm 2013 đạt 9.913%; năm 2014 đạt 13,43%; năm 2015 đạt 9.81%; năm 2016 đạt 16.88%.

Đi sâu phân tích thì thấy rằng:

Xét theo kỳ hạn:

Đồ thị 2.1. Tỷ trọng kỳ hạn các khoản huy động tín dụng của Agribank giai đoạn 2012-2016 (%)

Từ đồ thị trên ta có thể thấy, nguồn vốn huy động có kỳ hạn dưới 12 tháng thường chiếm tỷ trọng cao và tăng dần qua các năm. Cụ thể: Năm 2013 tỷ trọng huy động dưới 12 tháng chiếm 57,7%; Năm 2014 tiếp tục tăng khá mạnh và đạt tới 58,29%. Năm 2015 tỷ trọng có giảm nhẹ, song vẫn đạt 57,66%; năm 2016 giảm còn 53,30%. Trong khi đó, tỷ trọng nguồn vốn huy động khơng kỳ hạn và kỳ hạn 12 tháng có xu hướng tăng dần, nhất là đối với loại tiền gửi có kỳ hạn 12 tháng trở lên. Cụ thể: năm 2012 tỷ trọng loại tiền gửi kỳ hạn 12 tháng trở lên

chiếm 18,35% tổng nguồn vốn huy động, năm 2013 đạt 23.95%; năm 2014 đạt 22,40%; năm 2015 đạt 25.01% và năm 2016 đạt 28.99% , tiền gửi không kỳ hạn năm 2012 chiếm 16.32%, năm 2013 chiếm 18.05%, năm 2014 chiếm 17.75%, năm 2015 và 2016 lần lượt chiếm 15.95% và 16.47% Năm 2012 có vốn huy động có xu hướng rút ngắn kỳ hạn sẽ khiến Agribank gặp khó khăn hơn trong cho vay và Agribank cũng chỉ có thể lựa chọn kỳ hạn cho vay ngắn hơn vì khơng muốn rủi ro kỳ hạn xảy ra.

Xét theo đối tượng khách hàng:

Đồ thị 2.2. Tỷ trọng tiền gửi đối tượng khách hàng của Agribank trong giai đoạn 2012 – 2016

tăng lên. Cụ thể: Năm 2012 tiền gửi từ khu vực dân cư chiếm 59.57%, năm 2013 tăng lên và chiếm 64.26%; năm 2014 tỷ trọng chiếm 72.39% và năm 2015 chiếm tới 77.32% và năm 2016 đạt 78.93%.

Điều này cũng có nghĩa là đối tượng khách hàng cá nhân luôn là yếu tố rất quan trọng, chiến lược đối với tiền gửi huy động của Agribank. Tuy nhiên, khách hàng cá nhân luôn rất nhạy cảm với lãi suất, đặt trong bối cảnh mơi trường tài chính biến động phức tạp, tồn tại lạm phát kỳ vọng thì Agribank sẽ phải tăng chi phí huy động nguồn nếu khơng muốn bị thua kém trong cạnh tranh với đối tượng khách hàng này.

Xét theo loại tiền:

Đồ thị 2.3. Tỷ trọng tiền gửi theo loại tiền của Agribank trong giai đoạn 2012 - 2016

Tiền gửi bằng VND luôn chiếm tỷ trọng cao và xu hướng ngày càng tăng lên. Cụ thể: Nếu như năm 2012, tỷ trọng huy động bằng VND chiếm 90.01% tổng nguồn vốn huy động, năm 2013 chiếm 91.61%, năm 2014 chiếm 94.05%, năm 2015 chiếm 95.56% và năm 2016 chiếm tới 96,48%. Lý giải điều này, có thể căn cứ vào chính sách tiền tệ của Việt Nam trong giai đoạn này, hướng đến hạn chế vấn đề đola hóa, đưa lãi suất huy động đối với usd xuống, từ 2% /năm đối với cư dân và 0.5% đối với tổ chức, đến 27/06/2013, theo Thông tư số 14/2013/TT-NHNN, tiền gửi USD đối với người cư trú và khơng cư trú giảm cịn 1.25%/năm và đến ngày 17/12/2015, Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định số 2589/QĐ-NHNN đưa mức lãi suất của USD đối với cư dân và tổ chức về 0%/năm. Chính điều này đã ngày càng đưa tỷ trọng tiền gửi của Agribank tăng lên theo các năm. Bên cạnh đó, một lý do đi cùng với vấn đề trên là do khách hàng mục tiêu Agribank hướng đến là khách hàng nội địa, chủ yếu phục vụ lĩnh vực nơng nghiệp.

Những phân tích trên cho thấy Agribank đang có những rủi ro tiềm ẩn trong huy động nguồn và điều này sẽ tác động đến sự an tồn thanh khoản của ngân hàng. Bởi vì, xét về ngun lý, các NHTM muốn tránh những rủi ro trong huy động nguồn phải có

sự đa dạng hóa nguồn huy động, cả về kỳ hạn huy động, đối tượng khách hàng trong huy động lẫn loại tiền trong huy động. Tuy nhiên, Agribank trong những năm qua chưa đáp ứng được các yêu cầu này.

2.1.3.2. Cho vay

Ta thấy rằng, diễn biến dư nợ tại Agribank trong giai đoạn 2012-2016: tăng trưởng dư nợ không ổn định trong giai đoạn được khảo sát. Cụ thể: Nếu như năm 2014 tăng trưởng dư nợ đạt tới 12,02% thì đến năm 2015, tăng trưởng sụt giảm đáng kể, chỉ còn đạt 5.89%. Năm 2016 tốc độ tăng trưởng dư nợ tăng, đạt 14.8%.

Bảng chi tiết sau cho ta thấy được tình hình tín dụng cụ thể của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trong giai đoạn 2012 – 2016.

Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu về dư nợ tại Agribank

Đơn vị: Tỷ VND

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Tổng dư nợ của các NHTM Việt

Nam* 2.271.500 2.504.911 3.086.750 4.655.000 4.860.600

Tổng dư nợ cho vay của Agribank 463.262 489.293 548.098 580.378 669.559

1. Dư nợ theo loại tiền

Cho vay bằng VNĐ 424.272 459.627 505.561 542.780 640.264 Cho vay bằng ngoại tệ 38.990 27.023 42.537 37.598 29.295

2. Theo đối tượng KH

Cá nhân 220.744 250.784 305.576 339.328 404.036 Tổ chức kinh tế 242.488 238.509 245.522 234.050 222.321

3. Theo thời gian.

Cho vay ngắn hạn 275.700 318.796 351.915 369.213 423.365 Cho vay trung. dài hạn 187.562 170.497 196.183 211.165 246.194

4. Theo khu vực kinh tế

Nông nghiệp nông thôn 312.203 327.645 383.951 421.045 444.660 Phi nông nghiệp 151.225 161.648 164.147 159.333 224.899

5. Theo tài sản đảm bảo

Cho vay có tài sản đảm bảo 333.118 379.104 417.035 446.151 530.597 Cho vay khơng có tài sản đảm bảo 125.144 110.189 113.566 134.227 138.962

Đi sâu xem xét thì thấy rằng:

Xét về tỷ trọng dư nợ tín dụng của Agribank so với tồn hệ thống:

Đồ thị 2.4. Tỷ trọng dư nợ tín dụng của Agribank trên hệ thống ngân hàng giai đoạn 2012 – 2016

Nếu so sánh với dư nợ tín dụng tồn hệ thống thì thấy rằng tỷ trọng dư nợ tín dụng của Agribank đang có sự giảm dần qua các năm. Cụ thể: Nếu như năm 2013 dư nợ của Agribank chiếm 19.53% tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế, thì năm 2014: 17.76%; năm 2015 giảm xuống và chỉ còn chiếm 12.47%, năm 2016 chiếm 13.78%. Hiện nay, nếu chỉ so sánh trong bốn ngân hàng lớn trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam (Big4) bao gồm: Ngân hàng TMCP Công Thương (Vietinbank), Ngân hàng TMCP Ngoại Thương (Vietcombank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), và Ngân hàng Agribank, thi tốc độ phát triển cũng như lợi nhuận những năm gần đây của Agribank là thấp nhất.

Với đặc tính là Ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước duy nhất, Agribank đang hoạt động với nhiệm vụ là hoàn thành mục tiêu của NHNN, chưa thực sự chú trọng tới cơng tác kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận như các ngân hàng đã được cổ phần hóa. Chính vì lý do đó, tỷ trọng tín dụng của Agribank trên toàn hệ

Nếu xét theo loại tiền:

Đồ thị 2.5: Tỷ trọng cho vay bằng tiền VNĐ của Ngân hàng Nông nghiệp giai đoạn 2012 - 2016

Dư nợ bằng VND luôn chiếm tỷ trọng áp đảo và xu hướng tăng dần. Cụ thể: năm 2012, tỷ trọng dư nợ bằng VND chiếm 91.58%; năm 2013 là 93.94%, 2014 là 92.24%; năm 2015 tỷ trọng tăng lên chiếm 93.52% tổng dư nợ và đến năm 2016 là 95.62%.

Cũng giống như đối với tình hình huy động vốn chủ yếu trên loại tiền VND, trong giai đoạn 2012 – 2016, Agribank hoạt động với mục tiêu thực hiện chương trình chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước “Quốc gia vì mục tiêu nơng thơn mới”, hướng đến khách hàng là đối tượng nông dân ở các vùng nông thôn, hỗ trợ các hoạt động sản xuất kinh doanh nơng nghiệp, vì vậy, hoạt động tín dụng cũng chủ yếu phục vụ các mục tiêu vay như vậy. Chính vì thế, dư nợ bằng VND ngày càng cao.

Nếu xét theo đối tượng khách hàng:

Đồ thị 2.6: Tỷ trọng cho vay khách hàng bằng tiền VNĐ của Ngân hàng Nông nghiệp giai đoạn 2012 - 2016

Cho vay khách hàng cá nhân vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn và tăng dần qua các năm. Cụ thể: Năm 2012 tỷ trọng cho vay khách hàng cá nhân là 47,65% tổng dư nợ và tăng dần đều qua các năm 2013 là 51,25%, năm 2014 là 55.75%, năm 2015 là 58.47%, đến năm 2016 là 60.34%.

Nguyên nhân của việc cho vay cá nhân chiếm tỷ trọng cao này là do chính sách của Ngân hàng Nơng nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trong giai đoạn 2012 – 2016. Ngày 09/04/2012, NHNN đã có văn bản số 2028/NHNN-TD gửi các TCTD và 2029/NHNN-TD gửi NHNN chi nhánh tình, thành phố về việc xây dựng nông thôn mới theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Sau khi nhận được quyết định đó, trong giai đoạn năm 2012 – 2016, Agribank ln thực hiện tốt và đi đầu trong “Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thôn mới”. Trong năm 2015, tín dụng Agrbank tập trung vào nhóm khách hàng hộ sản xuất và cá nhân, các lĩnh vực thu hút tăng trưởng tín dụng mạnh là chăn ni, trồng trọt, cho vay đáp ứng nhu cầu đời sống, cho vay thu mua, chế biến xuất nhập khẩu hàng nông sản, thực phẩm.

Xét theo kỳ hạn dư nợ:

Đồ thị 2.7: Tỷ trọng cho vay theo kỳ hạn của Ngân hàng Nông nghiệp giai đoạn 2012 - 2016

Dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao và ổn định qua các năm: Năm 2012 chiếm 59.51%; năm 2013 chiếm 65.15%; năm 2014 chiếm 64.21%; năm 2015 là 64,5% và năm 2016 chiếm 63,4%.

Xét theo khu vực kinh tế

Đồ thị 2.8: Tỷ trọng cho vay theo ngành nghề của Ngân hàng Nông nghiệp giai đoạn 2012 - 2016

Dư nợ khu vực nông nghiệp nơng thơn ln chiếm tỷ trọng cao, phản ánh đúng tính chất chuyên mơn hóa hoạt động của Agribank. Tuy vậy, tỷ trọng dư nợ khu vực này cũng không ổn định. Cụ thể: năm 2012, tỷ trọng chiếm 67.39%, năm 2013 là 66,96%, năm 2014 là 70.05%, năm 2015 là 72.55%, đến năm 2016 giảm xuống chiếm 69%.

Xét theo tài sản đảm bảo:

Đồ thị 2.9: Tỷ trọng cho vay theo tài sản bảo đảm của Ngân hàng Nông nghiệp giai đoạn 2012 - 2016

Cho vay có tài sản đảm bảo ln chiếm tỷ trọng cao và xu hướng ngày càng tăng lên về tỷ trọng trong tổng dư nợ qua các năm. Cụ thể: Năm 2012 tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo chiếm tỷ trọng 71.91%, năm 2013 tỷ trọng này là 77,41%, năm 2014: 76.1%, năm 2015: 76.7% và đến năm 2016 là 79.25%. Như vậy có thể thấy, hoạt động cho vay của Agribank những năm qua chủ yếu dựa trên thế chấp bằng tài sản là chủ yếu, cho vay khơng có tài sản bảo đảm chiếm tỷ trọng thấp và có xu hướng giảm dần về tỷ trọng. Tuy vậy, trên thực tế các tài sản bảo đảm cho các món vay có liên quan đến bất động sản chiếm tỷ lệ cao,

trong những năm qua, với sự đóng băng của thị trường bất động sản, chất lượng các tài sản đảm bảo của các NHTM Việt Nam nói chung và Agribank nói riêng cũng bị giảm sút khá mạnh.

2.1.3.3. . Bảo lãnh

Bảng 2.3: Hoạt động bảo lãnh của Agribank

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tổng số dư bảo lãnh 11.270 9.250 9.981 12.796 14.207

Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh các năm của Agribank

Bảng 2.3 cho thấy doanh số bảo lãnh của Agribank có sự sụt giảm năm 2013 và năm 2014, tăng ở các năm 2015, 2016. Cụ thể: Nếu như năm 2012 doanh số bảo lãnh đạt 11.270 tỷ đồng thì năm 2013 chỉ đạt 9.250 tỷ đồng, giảm 17,92% so doanh số của năm 2012. Năm 2014 đạt 9.981 tỷ đồng. Nguyên nhân của sự sụt giảm về doanh số bảo lãnh là do hoạt động này có mức độ rủi ro tiềm ẩn lớn, mơi trường kinh doanh có diễn biến phức tạp, hiện đang xảy ra nhiều khoản rủi ro tại các chi nhánh của Agribank trong những năm gần đây. Năm 2015 doanh số đạt 12.796 tỷ đồng, năm 2016 đạt 14.207 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của rủi ro tín dụng tới an toàn thanh khoản tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 55 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)