Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về quản trị rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro thanh khoản, có chính sách nhân sự hợp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của rủi ro tín dụng tới an toàn thanh khoản tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 98 - 100)

TĂNG CƯỜNG AN TOÀN THANH KHOẢN TẠI AGRIBANK

3.3.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về quản trị rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro thanh khoản, có chính sách nhân sự hợp lý

quản trị rủi ro thanh khoản, có chính sách nhân sự hợp lý

Nâng cao nhận thức cho tất cả các cán bộ trong ngân hàng, nhất là cán bộ tín dụng về RRTD và RRTK là việc làm cần thiết nhằm tăng cường chất lượng quản trị

RRTD và RRTK. Bản chất của hoạt động kinh doanh ngân hàng là kinh doanh trên cơ sở đánh đổi rủi ro lấy lợi nhuận. Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng xuất phát từ nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân của mọi nguyên nhân rủi ro trong ngân hàng đều có yếu tố con người. Chính vì thế, nhằm giúp giảm thiểu rủi ro, trong đó đặc biệt là RRTD và RRTK thì địi hỏi ngân hàng phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực này.

Đối với nguồn nhân lực trong hoạt động tín dụng: Cần tăng cường đào tạo nâng cao chất lượng cho các cán bộ tín dụng khơng chỉ về kỹ năng nghiệp vụ, mà còn về phẩm chất đạo đức, phong cách làm việc gắn với văn hóa trong ngân hàng, tạo sự gắn bó lâu dài, hết lịng vì lợi ích chung của ngân hàng. Trong ngành ngân hàng, đạo đức lối sống là quan trọng, song chính sự chuyên nghiệp mới là nhân tố có tính chất quyết định. Do vậy, để hoạt động tín dụng có chất lượng, hiệu quả thì địi hỏi phải có đội ngũ cán bộ có trình độ và năng lực tốt, không chỉ về nghiệp vụ ngân hàng, mà cịn phải có trình độ kinh tế tổng hợp, nhạy cảm với các diễn biến kinh tế - chính trị - xã hội. Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến tư tưởng cho cán bộ làm cơng tác tín dụng, để mọi người hiểu và chấp hành đúng qui trình nghiệp vụ. Bên cạnh đó, cần có chế tài đủ mạnh để xử lý nghiêm minh đối với những cán bộ khơng tn thủ đạo đức nghề nghiệp. Ngồi ra, cần căn cứ vào kết quả cơng việc của từng cán bộ tín dụng để có chế độ thù lao tương xứng, gắn với tinh thần trách nhiệm của họ với công việc chuyên môn. Thưởng, phạt nghiêm minh luôn là động lực cho cán bộ ngân hàng hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Đối với đội ngũ cán bộ quản trị RRTK: Do RRTK diễn biến hàng ngày và chịu sự tác động chi phối bởi yếu tố môi trường kinh doanh, nên đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản trị thanh khoản phải có đủ năng lực trình độ, nắm bắt chặt diễn biến kinh doanh của từng bộ phận, từng khâu trong ngân hàng, nhạy cảm với từng diễn biến về môi trường kinh doanh trong nước và quốc tế để dự báo chính xác diễn biến thanh khoản trong tương lai. Do quản trị RRTK có liên quan đến nhiều hoạt động của ngân hàng nên đòi hỏi người làm cơng tác quản trị phải có sự hiểu biết sâu

nhiều lĩnh vực hoạt động của ngân hàng, muốn vậy phải tăng cường đào tạo nguồn cán bộ làm công tác quản lý thanh khoản thông qua thực hiện luân chuyển cán bộ. Nhưng trên hết, các cán bộ làm công tác quản lý thanh khoản phải là những người không chỉ am hiểu sâu chun mơn nghiệp vụ, mà cịn phải là những người nhiệt tình, tâm huyết với nhiệm vụ được phân cơng và phải có chế độ thù lao đúng mức cho những nỗ lực của từng cán bộ và cũng phải có chế tài nghiêm khắc đối với những người khơng hồn thành được nhiệm vụ, gây khó khăn thậm chí gây tổn hại về tài chính và uy tín của ngân hàng.

3.4. KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của rủi ro tín dụng tới an toàn thanh khoản tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)