Quản trị vốn lưu động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác ĐỘNG của QUẢN TRỊ vốn lưu ĐỘNG tới HIỆU QUẢ tài CHÍNH của các CÔNG TY NIÊM yết TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆ (Trang 25 - 26)

Vốn lưu động là thước đo cho cả hiệu suất và sức mạnh tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp. Khả năng quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp càng tốt thì nhu cầu vay nợ càng giảm. Vì vậy xem xét một cách cẩn trọng các thông tin, chỉ số của doanh nghiệp trong đó có hoạt động quản lý vốn lưu động là quản trị các thành phần cấu thành của nó bao gồm các khoản mục phải thu của khách hàng, phải trả khách hàng, hàng tồn kho và tiền mặt cụ thể.

Eljelly (2004) cho rằng, quản trị vốn lưu động chính là lập kế hoạch kiểm soát tài sản ngắn hạn cũng như nợ ngắn hạn sao cho giảm thiểu rủi ro mất khả năng đáp ứng nghĩa vụ trả nợ ngắn hạn cũng như tránh đầu tư lãng phí vào các tài sản ngắn hạn.

Quản trị vốn lưu động có vai trò quan trọng, không những ảnh hưởng đến khả năng sinh lời mà còn ảnh hưởng đến tính thanh khoản của doanh nghiệp (Raheman&Nasr, 2007). Đầu tư nhiều vào vốn lưu động có thể làm giảm rủi ro thanh khoản, nhưng đầu tư quá nhiều vào vốn lưu động sẽ làm tăng chi phí cơ hội của đầu tư, đặc biệt khi doanh nghiệp phải dùng nguồn vốn từ bên ngoài để tài trợ cho vốn lưu động.

Vì vậy, quản trị vốn lưu động là một phần rất quan trọng trong quản trị tài chính doanh nghiệp vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến tính thanh khoản và khả năng sinh lời của doanh nghiệp.

Quản trị vốn lưu động với mục tiêu chính là đảm bảo đủ dòng tiền để công ty duy trì hoạt động kinh doanh một cách bình thường trên cơ sở giảm thiểu rủi ro mất khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính trong ngắn hạn.

Một trong những chỉ tiêu phổ biến đo lường hiệu quả quản trị vốn lưu động là chu kỳ luân chuyển tiền mặt (Cash Conversion Cycle - CCC) (Deloof, 2003). Chu

16

kỳ luân chuyển tiền mặt đo lường khoản thời gian từ lúc công ty mua nguyên liệu, chuyển sang thành phẩm, bán sản phẩm và thu tiền khoản phải thu.

Kỳ luân chuyển tiền (CCC) = Kỳ thu tiền bình quân (RCP) + Kỳ luân chuyển hàng tồn kho (ICP) – Kỳ thanh toán bình quân (PDP)

Trong đó:

- Kỳ thu tiền bình quân (Receivables Collection Period - RCP) là số ngày từ khi bán hàng cho đến khi thu xong tiền khách hàng.

Kỳ thu tiền bình quân (RCP) = ( Khoản phải thu / Doanh thu thuần) *365 ngày - Kỳ luân chuyển hàng tồn kho (Inventory Conversion Period - ICP) là khoảng thời gian trung bình cần thiết để chuyển đổi nguyên vật liệu thô sang thành phẩm và bán những sản phẩm này.

Kỳ luân chuyển hàng tồn kho (ICP) = (Hàng tồn kho /Giá vốn hàng bán) *365 ngày

- Kỳ thanh toán bình quân (Payment Deferral Period - PDP) là khoảng thời gian trung bình từ khi mua hàng hóa cho tới khi trả hết tiền cho người bán.

Kỳ thanh toán bình quân (PDP) = ( Khoản phải trả người bán / Giá vốn hàng bán) * 365 ngày.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác ĐỘNG của QUẢN TRỊ vốn lưu ĐỘNG tới HIỆU QUẢ tài CHÍNH của các CÔNG TY NIÊM yết TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆ (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)