Với tốc độ lan truyền thông tin được tính bằng giây khi cuộc cách mạng công nghệ 4.0 trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng bùng nổ, tốc độ bùng phát khủng hoảng cũng trở nên nhanh hơn rất nhiều lần.
Thời gian gần đây, những thông tin về các đại án tham nhũng, lừa đảo; tiền trong tài khoản tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán bị mất tích không do yêu cầu của chủ tài khoản, hay một số thông tin đồn đoán về lãnh đạo cấp cao các ngân hàng bị bắt, bỏ trốn… lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội và cả các phương tiện thông tin đại chúng đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các ngân hàng thương mại.
Truyền thông được biết đến như là sức mạnh của quyền lực trong xã hội. Nhiều cá nhân, tổ chức vẫn bị ám ảnh, thậm chí đã phải gục ngã sau một cơn “khủng hoảng truyền thông”. Nếu như trước đây, thông tin thất thiệt nào đó có khi phải mất hàng tuần mới gây ra tác động xấu, thì ngày nay, các NHTM đã có sự chủ động trong các phương án ứng phó.
Còn nhớ cách đây 15 năm, tin đồn Tổng giám đốc Ngân hàng ACB bỏ trốn đã gây nên sự hoang mang trong dư luận. Tình hình sau đó càng trở nên nghiêm trọng hơn, khi mà hàng loạt khách hàng đổ xô đến các chi nhánh và phòng giao dịch của ACB để rút tiền, buộc Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thời điểm đó là ông Lê Đức Thúy phải đứng ra trấn an khách hàng. Đồng thời, vị lãnh đạo ngân hàng cũng đã phải xuất hiện trên truyền hình, báo chí để chứng minh rằng mình không hề bỏ trốn như những đồn đoán thất thiệt gây ra.
10 năm sau, ACB lại tiếp tục đối mặt với một cuộc khủng hoảng lớn khác, đó và vào hồi tháng 08/2012, khi mà hàng loạt các lãnh đạo cấp cao vướng vào vòng lao lý. Tuy nhiên, lần này Ngân hàng ACB đã có sự chủ động tốt hơn trong cách ứng phó, xử lý khủng hoảng truyền thông.
Sự chủ động của ACB khi đối mặt với khủng hoảng:
Phản ứng đầu tiên của ACB sau khi lệnh bắt “bầu” Kiên được loan báo là: Đưa ra thông báo phát đi khẳng định: “ông Kiên không còn là cổ đông lớn. Cũng
không phải Thành viên Hội đồng quản trị; không tham gia vào Ban Điều hành của Ngân hàng”.
Người phát ngôn của Ngân hàng này cũng đã khẳng định: Việc ông bầu Kiên bị bắt không ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng… Nhờ có sự chuẩn bị, lại trải qua kinh nghiệm từ đợt 1 vào năm 2003. ACB đã tự tin hơn khi nói rằng: “Mọi chuyện đều được kiểm soát ổn thỏa”. Khẳng định này vô cùng quan trọng để có thể trấn an khách hàng, tránh được những sự việc xấu tiếp theo kéo đến làm ảnh hưởng đến thương hiệu và hình ảnh của Doanh nghiệp.
Ứng phó kịp thời khi khủng hoảng xảy ra:
Với các ngân hàng thì mỗi thông tin tiêu cực bị loan ra luôn cần có tiếng nói và hành động nhằm trấn an kịp thời của Ngân hàng Nhà nước. Và trên thực tế, các ngân hàng luôn nhận được sự hỗ trợ tích cực này đúng lúc từ phía Ngân hàng Nhà nước. Họ đã dùng nhiều biện pháp để đảm bảo cho hoạt động của các ngân hàng được ổn định ngay khi có khủng hoảng xảy ra.
Có thể kể đến đơn cử như trường hợp khủng hoảng xảy ra tại ACB vào tháng 08/2012. Tại thời điểm xảy ra khủng hoảng, Ngân hàng Nhà nước đã triệu tập một cuộc họp với các ngân hàng thương mại, đồng thời đưa ra đề nghị hỗ trợ thanh khoản cho ACB nếu cần. ACB cũng cam kết: Sẽ chi trả toàn bộ số tiền khách hàng đang gửi tại ACB nếu như khách hàng của họ có nhu cầu rút. Ngoài ra, để xử lý khủng hoảng truyền thông của mình, ACB cũng đã chính thức đưa ra chương trình ưu đãi cho những khách hàng gửi lại. Dẫu vẫn còn kẽ hở, song ACB cũng đã cho thấy cách họ xử lý thông tin bằng một số công cụ truyền tin khác khá hiệu quả.
Như vậy, có thể nói, mặc dù không thương hiệu nào mong muốn gặp khủng hoảng truyền thông, nhưng nó có thể xảy ra bất kì lúc nào. Việc tốt nhất một nhà quản trị nên làm là biết chính xác nguyên nhân của bê bối, và quan trọng hơn, hiểu cách để kiểm soát và xử lý bê bối. Khi đó, doanh nghiệp mới có thể tự tin rằng dù có gặp khủng hoảng truyền thông, họ cũng đã có sẵn kịch bản để phản ứng và vượt qua nó nhanh chóng nhất có thể.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO DANH TIẾNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 2.1. Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/04/1963 với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá, NHNT chính thức hoạt động với tư cách là một ngân hàng thương mại cổ phần vào ngày 02/06/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 30/6/2009, cổ phiếu NHNT (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM.
Trải qua hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, NHNT đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu.
Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, NHNT ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng, hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án… cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử…
Sở hữu hạ tầng kỹ thuật ngân hàng hiện đại, NHNT có nhiều lợi thế trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng, phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng điện tử dựa trên nền tảng công nghệ cao. Không gian giao dịch công nghệ số (Digital lab) cùng các dịch vụ: VCB Internet Banking, VCB Money, SMS Banking, Phone Banking… đã, đang và sẽ tiếp tục
thu hút đông đảo khách hàng bằng sự tiện lợi, nhanh chóng, an toàn, hiệu quả, tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt cho đông đảo khách hàng.
Sau hơn nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, NHNT hiện là một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam với trên 15.000 cán bộ nhân viên, hơn 500 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng đại diện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nước, gồm Trụ sở chính tại Hà Nội, 101 chi nhánh và 395 phòng giao dịch trên toàn quốc, 03 công ty con tại Việt Nam, 01 văn phòng đại diện tại Singapore, 01 Văn phòng đại diện tại Tp Hồ Chí Minh, 02 công ty con tại nước ngoài và 04 công ty liên doanh, liên kết. Bên cạnh đó, NHNT còn phát triển một hệ thống Autobank với hơn 2.407 máy ATM và trên 43.000 đơn vị chấp nhận Thẻ trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.726 ngân hàng đại lý tại 158 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Với bề dày hoạt động và đội ngũ cán bộ có năng lực, nhạy bén với môi trường kinh doanh hiện đại, mang tính hội nhập cao…NHNT luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các tập đoàn, các doanh nghiệp lớn và của đông đảo khách hàng cá nhân.
Luôn hướng đến các chuẩn mực quốc tế trong hoạt động, NHNT liên tục được các tổ chức uy tín trên thế giới bình chọn là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam”. NHNT cũng là ngân hàng đầu tiên và duy nhất của Việt Nam có mặt trong Top 500 Ngân hàng hàng đầu Thế giới theo kết quả bình chọn do Tạp chí The Banker công bố.
2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNT:
Trong bối cảnh nhiều biến động, NHNT đã vượt qua nhiều khó khăn thách thức, đón đầu những thay đổi của môi trường kinh doanh và xu thế hội nhập quốc tế, chuyển dịch mạnh mẽ, toàn diện trong hoạt động kinh doanh cũng như quản trị điều hành, kiên định hiện thực hóa các mục tiêu Tăng tốc, Chuyển đổi, Chất lượng, Hiệu quả, Bền vững. Các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh chính đã tăng tốc và bứt phá, quy mô liên tục tạo ra những bộ số tiến mới; cơ cấu tài sản đã nhanh chóng chuyển mạnh sang VNĐ, tỷ trọng nguồn vốn chi phí thấp gia tăng, tín dụng bán lẻ tăng trưởng mạnh mẽ; nợ xấu được kiểm soát chặt chẽ và thực chất, công
tác xử lý thu hồi nợ xấu, nợ ngoại bảng ghi nhận những kết quả đột phá; các chỉ số hiệu quả không ngừng được cải thiện, lợi nhuận tăng cao; hệ thống mạng lưới ngày càng mở rộng; công tác khách hàng ngày càng được chú trọng; mô hình tổ chức được hoàn thiện; hàng loạt các dự án chuyển đổi đã và đang được triển khai nhằm từng bước đưa NHNT hướng đến các chuẩn mực và thông lệ tốt nhất. Một số kết quả hoạt động quan trọng trong giai đoạn 2013 – 2018 như sau:
2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn: Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của NHNT (Đơn vị: Tỷ đồng) Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Số tiền Số tiền Tăng trưởng so với 2016 (%) Số tiền Tăng trưởng so với 2017 (%) Tổng vốn huy động 590.450 708.505 19,99 802.222 13,22
Phân theo đối tượng
- TG của dân cư 326.963 392.031 19,90 421.839 7,60
- TG của TCKT 263.487 316.474 20,10 380.383 20,19
Phân theo kỳ hạn
-TGKKH 159.627 201.004 25,92 226.803 12,83
-TG có KH 422.812 495.438 17,17 559.118 12,85
(Nguồn: Báo cáo thường niên NHNT các năm 2016 – 2018)
Giai đoạn 2016 - 2018, công tác huy động vốn của các NHTM đặc biệt khó khăn do tác động của chính sách tiền tệ thắt chặt và chính sách kiểm soát thị trường ngoại hối nghiêm ngặt. Ngoài ra, hoạt động huy động vốn còn phải đối mặt với nhiều thách thức hơn do cạnh tranh không lành mạnh của các tổ chức tín dụng khác. Trước diễn biến phức tạp của thị trường, NHNT xác định công tác huy động vốn là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu.
NHNT luôn theo sát biến động của nguồn vốn và sử dụng vốn để có những giải pháp điều chỉnh huy động vốn kịp thời. Phương án dự phòng thanh khoản của năm đã được xây dựng và luôn sẵn sàng nhằm đảm bảo an toàn thanh khoản cho hệ thống. Trong giai đoạn 2016-2018, huy động vốn từ nền kinh tế của NHNT liên tục tăng trưởng, cụ thể năm 2017 tăng trưởng so với năm với năm 2016, cao hơn mức tăng bình quân của toàn ngành.
Cơ cấu nguồn vốn huy động dịch chuyển phù hợp với định hướng phát triển của NHNT. Huy động vốn không kỳ hạn tăng trưởng một cách đột biến, năm 2017 tăng 25,91% so với năm 2016, tuy nhiên đến tăng trưởng vốn năm 2018 chỉ tăng 12,5% so với năm 2017. 2.1.2.2. Hoạt động tín dụng: Bảng 2.2: Tình hình tăng trưởng tín dụng 2016- 2018 (Đơn vị: Tỷ đồng) Chỉ tiêu 2016 2017 Tăng trưởng so với 2016 (%) 2018 Tăng trưởng so với 2017 (%) Tổng Dư nợ 460.808 543.434 17,93% 632.632 16.41% Dư nợ ngắn hạn 260.096 303.367 16,63% 342.94 13.04% Dư nợ TDH 200.712 240.067 19,61% 291.692 21.50% Dư nợ thể nhân 116.463 177.778 52,65% 236.216 32.87% Dư nợ DN 344.345 365.656 6,19% 396.416 8.41%
(Nguồn: Báo cáo thường niên NHNT 2016 – 2018)
Tín dụng vẫn là yếu tố cốt lõi trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Trên mặt trận dư nợ tín dụng của NHNT cũng chuyển biến mạnh mẽ, năm 2017 tăng trưởng 17,93% so với năm 2016 và năm 2018 tăng 16,41% so với cuối năm 2017, cao hơn mức tăng trưởng chung của toàn ngành (toàn ngành tăng 15 %). Cơ cấu tín
dụng chuyển dịch theo đúng hướng: mở rộng tín dụng bán lẻ; giảm dư nợ bán buôn hiệu quả thấp; tăng tín dụng bán lẻ tại PGD và cải thiện số lượng khách hàng bán buôn tín dụng mới. Chất lượng tín dụng được kiểm soát chặt chẽ, tỷ lệ nợ xấu năm 2018 là 0,97%, giảm từ 1.1% xuống so năm 2017. Bên cạnh đó, NHNT cũng đẩy mạnh công tác xử lý thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý dự phòng rủi ro.
2.1.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh:
Giai đoạn 2016- 2018, NHNT thông báo kết quả kinh doanh với nhiều con số kỷ lục ấn tượng. Một số chỉ tiêu của ngân hàng cũng ghi nhận sự đột phá. Nhìn vào bảng dưới đây có thể thấy tổng thu nhập và lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế đều có sự tăng trưởng mạnh. Kết thúc năm 2018, NHNT đạt lợi nhuận trước thuế lên tới hơn 18.000 tỷ đồng, tăng trưởng gần 60% so với năm 2017 và gần gấp ba lần so với quy mô lợi nhuận năm 2015 - năm ngân hàng bắt đầu chuyển sang giai đoạn tái cơ cấu. Bên cạnh đó, nợ xấu giảm mạnh, hiện tại ở mức 0.97%. Cổ phiếu được giao dịch ở mức 63.000 đồng/cổ phiếu, là ngân hàng có vốn hóa lớn nhất so với các TCTD niêm yết. Dự phòng rủi ro đã trích 7370 tỷ đồng. Với các chỉ số kinh doanh tốt và tăng trưởng liên tục chính là thước đo hiệu quả hoạt động rõ ràng nhất của ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam trong giai đoạn 2016- 2018.
Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh của NHNT 2016 - 2018
(Đơn vị tính: Nghìn tỷ đồng) Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Số tiền Số tiền Tăng trưởng so với 2016 (%) Số tiền Tăng trưởng so với năm 2017 (%) Tổng thu nhập 24.88 30 20,58 39.04 30,13 Tổng chi phí hoạt động -9.95 -11.868 19,28 -13.61 14,7 CP dự phòng RRTD -6.406 -6.198 (3,25) -7.37 18,9 LN trước thuế 8.523 11.337 33,02 18.06 59,03 LN sau thuế 6.851 9.107 32,93 14.7 61,41
(Nguồn: Báo cáo thường niên NHNT 2016 -2018)
2.2. Thực trạng Quản trị rủi ro danh tiếng tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Việt Nam
2.2.1. Nguồn gốc ra đời của quy trình QTRRDT tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (NHNT) Thương Việt Nam (NHNT)
2.2.1.1. QTRRDT để đáp ứng hệ thống quản trị rủi ro theo chuẩn mực quốc tế: Xu thế hội nhập quốc tế đòi hỏi các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu quản trị nói chung và quản trị rủi ro (QTRR) nói riêng theo chuẩn mực quốc tế, đồng thời mở ra các cơ hội để ngành Ngân hàng có thể tiếp cận nhanh và gần hơn với các chuẩn mực đó.
Hiện nay, bên cạnh nỗ lực giải quyết các khoản nợ xấu từ hoạt động cho vay trong quá khứ, các NHTM Việt Nam đã bắt đầu chuẩn bị các bước dài hơi hơn bằng cách xây dựng hệ thống quản lý rủi ro (QLRR) tiên tiến, nhằm phòng ngừa rủi ro trong tương lai, thay vì phải giải quyết “sự đã rồi”.
QTRRDT vẫn là một chức năng khá mới mẻ đối với các NHTM Việt Nam trong bối cảnh các ngân hàng đang chật vật xây dựng “khẩu vị” rủi ro, khả năng chịu đựng và các giới hạn rủi ro, cũng như làm thế nào để nâng cao quy trình, kiểm soát và quản lý các nguồn lực. Giải quyết các vấn đề rủi ro trong ngân hàng không chỉ đơn giản là chi phí thực hiện kinh doanh mà còn là con đường để hiểu rõ hơn hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hơn thế nữa, sự kết hợp giữa giám sát của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và sự sẵn sàng chủ động của các ngân hàng sẽ giúp xây dựng hệ thống ngân hàng Việt Nam vững mạnh.
Trước tình hình đó, Hiệp ước Basel là một thước đo chung để QLRR tại các NHTM Việt Nam. Một ngân hàng tuân thủ Hiệp ước Basel II đồng nghĩa với việc có một hệ thống QLRR tiên tiến, hiện đại. Hiệp ước Basel II không chỉ là tuân thủ,