1.3.2.1. Khu vực đầu tư tự do châu Âu
Khu vực đầu tư châu Âu được hình thành trên cơ sở các Hiệp ước về Liên minh châu Âu. Khởi thuỷ từ Hiệp ước Maastrict ký ngày 07/02/1992 tại Hà Lan về việc thành lập liên minh châu Âu (EU), qua các lần sửa đổi theo Hiệp ước Amsterdam, Hiệp ước Lisbon, nội dung về tự do hoá đầu tư vẫn được duy trì và củng cố.
Theo cách tiếp cận về tự do hoá đầu tư trong Liên minh châu Âu, mục tiêu của Cộng đồng nhằm “bãi bỏ giữa các nước thành viên những rào cản đối với việc tự do hoá di chuyển hàng hoá, lao động, dịch vụ và vốn” (Điều 3c) (European commuinites 1992, tr.12). Theo đó, mọi rào cản đối với việc lưu chuyển vốn tự do giữa các nước thành viên và giữa các nước thành viên với bên thứ ba sẽ bị nghiêm cấm. Các biện pháp được chính phủ các nước thực hiện phải đảm bảo không phân biệt giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước, không gây cản trở đến hoạt động đầu tư tự do thực hiện. Ngoài ra, các rào cản đối với việc thành lập của nhà đầu tư cũng được xoá bỏ. Mọi nhà đầu tư là thể nhân hay pháp nhân không phân biệt quốc tịch đều có quyền tự do thành lập và hoạt động đối với công ty, văn phòng đại diện, chi nhánh và công ty con.
Tuy vậy, hiệp ước cũng cho phép các nước thành viên được phép đối xử khác nhau với công dân nước khác vì mục đích an ninh công cộng, sức khoẻ cộng đồng và chính sách công. Ngoài ra, khung pháp luật đối với các vấn đề khác nhau của các nước EU phụ thuộc lẫn nhau nên EU và các nước thành viên có thể vẫn có hành động đơn phương để giải quyết các vấn đề song phương có liên quan đến hoạt động đầu tư.
Song, nhìn chung sự tự do hoá đầu tư mạnh mẽ, xoá bỏ các biện pháp phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư đã phần nào tác động đến FDI nội bộ khối và đối với các nước bên ngoài.
1.3.2.2. Khu vực đầu tư tự do Bắc Mỹ
Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mỹ được ký kết giữa Mỹ, Canada và Mexico năm 1992 và có hiệu lực từ ngày 01/01/1994 là một trong những thoả thuận đầu tiên trong thế kỷ 21 quy định chặt chẽ nhất về tự do hoá đầu tư. Mặc dù Hiệp định chủ yếu về loại bỏ các rào cản đối với hoạt động hàng hoá và dịch vụ, song các nội dung thiết lập cho hoạt động đầu tư, về bảo hộ cũng như giải quyết tranh chấp được coi là nền tảng trong nhiều văn bản song phương và đa phương về đầu tư sau này.
giữa các nước thành viên. Đối với nghĩa vụ không phân biệt đối xử, các bên giành cho nhau những thuận lợi không kém hơn đối với “việc thành lập, mua lại, mở rộng, quản lý, vận hành, điều hành, bán hoặc định đoạt bằng các hình thức khác của khoản đầu tư”. (Điều 1102, 1103).
Về yêu cầu thực hiện, các bên không được áp đặt lên nhà đầu tư hoặc khoản đầu tư các yêu cầu đối với việc xuất khẩu hàng hoá hoặc dịch vụ đạt một tỷ lệ nhất định, tỷ lệ nội địa hoá đối với hàng sản xuất trong nước, chuyển giao công nghệ, quy trình sản xuất…
Về tuyển dụng nhân sự cấp cao, Hiệp định cho phép các nước thành viên được tự do tuyển dụng nhân sự cấp cao mà không phân biệt quốc tịch.
Các quy định về bảo hộ đầu tư trong NAFTA cũng rất chi tiết. Không thành viên nào được phép bằng các biện pháp trực tiếp hoặc gián tiếp tước đoạt quyền sở hữu của các nhà đầu tư (trừ một số trường hợp ngoại lệ phục vụ mục đích công cộng, trên cơ sở không phân biệt đối xử).
Ngoài ra, NAFTA cũng quy định về cơ chế giải quyết tranh chấp giữa một bên là chính phủ và một bên là nhà đầu tư của nước thành viên.
Việc thực thi các chính sách về tự do hoá đầu tư đã đem lại những lợi ích kinh tế đáng kể cho các nước thành viên. Kể từ khi hiệp định có hiệu lực, đầu tư từ Mexico và Mỹ vào Canada tăng gấp 3 lần, đầu tư của Mỹ vào Mexico tăng từ 15 tỷ USD năm 1993 lên 107,8 tỷ USD năm 2014 (McBride và Sergie 2017).
Như vậy, tự do hoá đầu tư ở các khu vực khác nhau được áp dụng
ở mức độ khác nhau, song đều có ý nghĩa trong việc tạo ra môi trường đầu tư cạnh tranh, không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các quốc gia thành viên.
CHƯƠNG II: TỰ DO HOÁ ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM TRONG KHUÔN KHỔ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC)