Thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự do hóa đầu tư trong khuôn khổ cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và sự tham gia của việt nam (Trang 75 - 80)

ASEAN từ lâu vẫn là đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam, quan hệ đầu tư giữa các nước khu vực ASEAN và Việt Nam ngày càng trở nên gắn bó và có hiệu quả rõ rệt hơn. FDI từ ASEAN vào Việt Nam giai đoạn 2011-2016 cũng đang chứng kiến nhiều tín hiệu tích cực, cụ thể được thể hiện trong bảng sau đây.

Bảng 2.2: FDI từ ASEAN vào Việt Nam giai đoạn 2011-2016

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Đầu tư nội khối ASEAN

(tỷ USD) 16,426 23,537

18,20

9 21,555 21,552 24,662

Đầu tư vào Việt Nam

(tỷ USD) 1,517 1,262 2,078 1,547 2,154 2,306

Tỷ trọng trong đầu tư vào

ASEAN (%) 9.2% 5.4% 11.4% 7.2% 10.0% 9.4%

Nguồn: trang Thông tin điện tử ASEAN

Có thể thấy đầu tư nội khối khu vực ASEAN giai đoạn 2011-2016 đang có sự tăng lên đều đặn, nhất là khi Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN được kí kết và chính thức có hiệu lực, cơ chế đầu tư tự do minh bạch hơn, các quốc gia nội khối ASEAN dành cho nhau nhiều ưu đãi và thuận lợi hoá về đầu tư hơn. Đầu tư từ các quốc gia ASEAN vào Việt Nam có sự giảm 530 triệu USD năm 2013 do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế, nhưng con số này đã tăng hơn 800 triệu USD lên 2,306 tỷ USD năm 2016. Cùng với đó, tỷ trọng đầu tư khu vực ASEAN dành cho Việt Nam so với tổng đầu tư nội khối cũng có thay đổi nhưng dao động quanh 10%. Việt Nam tính trong năm 2016 là quốc gia thu hút FDI nội khối đứng thứ 3

trong khu vực với mức vốn FDI thu được xếp sau Indonesia và Singapore. Điều này cho thấy nếu thực hiện tốt tự do hoá đầu tư cũng như những quy định khác trong ACIA, chúng ta hoàn toàn có triển vọng đẩy mạnh thu hút đầu tư từ chính những quốc gia láng giềng trong khu vực ASEAN.

Bảng 2.3: Dòng vốn FDI của các nước ASEAN vào Việt Nam từ 2011-2016

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Số dự án 1,940 2,046 2,282 2,507 2,705 3,154 Tổng vốn đăng ký (tỷ USD) 51.8 46.5 52.3 53 58.96 60.26 % trong tổng FDI 23.8% 22.3% 22.34 % 20.97 % 20.92 % 21.26 % Nguồn: Tổng cục thống kê

Tổng số các dự án đầu tư FDI từ các nước ASEAN vào Việt Nam luôn tăng trong giai đoạn từ 2011-2016. Trước 2012, khi hiệp định ACIA chưa có hiệu lực, dấu hiệu thu hút FDI của Việt Nam từ các nước trong khu vực có dấu hiệu sụt giảm và chững lại, tuy nhiên kể từ năm 2013, nhờ những điều ước trong hiệp định hỗ trợ đầu tư, đầu tư vào nước ta từ ASEAN liên tục tăng trở lại về con số tuyệt đối và cứ 5 đồng vốn FDI đổ vào Việt Nam thì có hơn 1 đồng vốn đến từ ASEAN. Các quốc gia Đông Nam Á như Singapore, Malaysia, Thái Lan luôn nằm trong top 10 quốc gia có vốn đăng ký FDI lớn nhất vào Việt Nam. Từ đó không thể phủ nhận vai trò to lớn của việc xây dựng môi trường đầu tư tự do cũng như những tác động của nó tới đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam nói riêng và các quốc gia trong khu vực nói chung.

Cụ thể, đầu tư từ ASEAN vào Việt Nam phân theo đối tác đầu tư tính đến hết 31/12/2016 được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.4: Đầu tư từ ASEAN vào Việt Nam theo quốc gia

Đơn vị: triệu USD

Quốc gia Singapore Malaysia Thái Lan Brunei Indonesia Philippines

Số dự án 1,796 543 445 217 52 73 Số vốn đăng ký 38,255.4 11,966.5 0 7,799.7 1,372.5 432.1 311.8 Nguồn: Tổng cục Thống kê

Có thể thấy, tính lũy kế đến hết 31/12/2016, nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam trong khu vực ASEAN là Singapore với 1,796 dự án tương đương hơn 38 tỷ USD, gấp gần 3 lần so với 543 dự án tương đương số vốn hơn 11 tỷ USD của Malaysia. Thái Lan cũng là quốc gia có đầu tư vào Việt Nam tương đối lớn với 445 dự án và 7,7 tỷ USD. Brunei, Indonesia và Philippin lần lượt xếp các vị trí còn lại với số dự án cũng như số vốn đăng ký khiêm tốn hơn.

Cũng theo Cục Đầu tư nước ngoài, trong 8 tháng đầu năm 2016, đã có 208

dự án cấp mới từ các nước khu vực ASEAN vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký 2,23 tỷ USD và 99 lượt dự án điều chỉnh vốn với tổng vốn đầu tư tăng thêm là 536,7 triệu USD. Tính chung trong 8 tháng năm 2016, vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm của các nước ASEAN vào Việt Nam là 2,768 tỷ USD, chiếm 19,27% tổng vốn đầu tư của tất cả các đối tác có đầu tư tại Việt Nam trong 8 tháng.

Trong các nước khu vực ASEAN đầu tư vào Việt Nam trong 8 tháng năm 2016, Singapore là nước dẫn đầu với 127 dự án cấp mới và 59 lượt dự án điều chỉnh vốn, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là 1,675 tỷ USD, chiếm 60,5% tổng vốn đầu tư đăng ký của cả khu vực tại Việt Nam. Tiếp theo là Thailand (414 triệu USD, chiếm 14,9%); Malaysia (376,7 triệu USD, chiếm 13,6%); Brunei (275 triệu USD,

chiếm 9,9%). Một số ít dự án còn lại thuộc Indonesia, Lào và Campuchia. Những con số này cho thấy Việt Nam hiện nay cũng đang là điểm đến hấp dẫn được các quốc gia nội khối ASEAN dành cho nhiều ưu đãi về đầu tư sau khi ACIA được kí kết và chính thức có hiệu lực.

Bên cạnh đó, đầu tư từ Việt Nam sang ASEAN, đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam chủ yếu là dành cho khu vực ASEAN. Theo Niên giám thống kê tính đến hết 31/12/2016, đầu tư của Việt Nam vào khu vực ASEAN đươc phản ánh trong bảng số liệu sau đây:

Bảng 2.5: Tình hình đầu tư của Việt Nam vào khu vực ASEAN

Đơn vị: triệu USD

Quốc gia Lào Campuchia Malaysia Myanmar Singapore Thailand Indonesi a Số dự án 194 163 16 60 72 10 9 Số vốn đăng ký 4,768.4 2,730.4 859.6 1,424.5 259.9 30.5 17.9 Nguồn: Tổng cục Thống kê

Tính đến cuối năm 2016, số vốn đăng ký đầu tư vào khu vực ASEAN của Việt Nam dành cho Lào là lớn nhất với gần 5.000 triệu USD và 194 dự án, chiếm khoảng 25% tổng số vốn Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, tiếp theo là Campuchia với gần 2.700 triệu USD và 163 dự án và Malaysia với hơn 860 triệu USD và 16 dự án. Số vốn đăng ký và số dự án Việt Nam dành cho các quốc gia còn lại vẫn còn ở con số khiêm tốn nhưng đây cũng là tín hiệu khả quan cho thấy Việt Nam đang tìm đến những thị trường đầu tư mới, không chỉ là những thị trường truyền thống như Lào và Campuchia. Thêm vào đó, so với những năm trước, số vốn đăng ký của Việt Nam đầu tư vào các quốc gia trong khu vực ASEAN đã có

những chuyển biến tích cực. Theo Cục đầu tư nước ngoài, tính đến hết tháng 10/2015, Việt Nam đã có thêm 9 dự án cấp mới, 9 dự án tăng vốn khiến tổng số vốn cấp mới và tăng thêm vào Lào tăng 126 triệu USD. Đối với Campuchia, Việt Nam có thêm 11 dự án cấp mới, 12 dự án tăng vốn, nâng số vốn cấp mới và tăng thêm vào thị trường này lên 194 triệu USD.

Ngoài ra, Việt Nam hiện nay không chỉ đầu tư vào những lĩnh vực truyền thống như nông, lâm, ngư nghiệp mà đã có thêm những ngành đầu tư mới như thông tin, truyền thông, hoạt động ngân hàng, bảo hiểm…Như vậy, Việt Nam đã không ngừng thực hiện các nội dung về tự do hoá đầu tư trong khuôn khổ AEC, mở cửa thị trường đầu tư ra nước ngoài để không chỉ đa dạng cả nước nhận đầu tư mà còn đa dạng cả lĩnh vực đầu tư.

Tuy vậy, dòng vốn FDI từ ASEAN vào Việt Nam thời gian qua dẫn tới sự mất cân đối về phát triển ngành và vùng lãnh thổ. Mặc dù ACIA đã cho phép tự do hóa đầu tư trong 5 lĩnh vực (sản xuất, nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp và khai thác mỏ) nhưng hiện nay, phần lớn FDI từ ASEAN vào Việt Nam mới chỉ tập trung trong các lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo; kinh doanh bất động sản; xây dựng; tài chính ngân hàng; văn hóa giáo dục… Các nhà đầu tư ASEAN chủ yếu lựa chọn những ngành sản xuất có tỷ suất lợi nhuận cao và những lãnh thổ “màu mỡ”, có cơ sở hạ tầng, giao thông đi lại thuận tiện trên đất Việt để rót vốn đầu tư.

Trong 8 tháng năm 2016, các dự án của các nước khu vực ASEAN đầu tư vào Việt Nam tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp chế biến chế tạo với 63 dự án cấp mới và 54 lượt dự án điều chỉnh vốn, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng vốn đạt 1,45 tỷ USD, chiếm 52,5% tổng vốn đầu tư đăng ký. Hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 559 triệu USD, chiếm 20,1%. Tiếp theo là các lĩnh vực cấp nước và xử lý chất thải và nghệ thuật vui chơi, giải trí với tổng vốn đầu tư lần lượt là 229 triệu USD và 185,8 triệu USD.

Trong 8 tháng năm 2016, các nước khu vực ASEAN đã đầu tư tại 32/63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Với 7 dự án cấp mới và 13 lượt dự án điều chỉnh vốn, Đồng Nai là địa phương dẫn đầu về thu hút đầu tư của các nước ASEAN vào Việt Nam trong 8 tháng năm 2016, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 537 triệu USD, chiếm 19,4% tổng vốn đầu tư đăng ký. Hà Nội xếp thứ hai với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 510 triệu USD, chiếm 18,4% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là Bình Dương, TP Hồ Chí Minh, Bắc Giang,…

Tuy nông nghiệp là ngành có nhiều tiềm năng và lợi thế tại Việt Nam, nhưng dòng vốn đầu tư nước ngoài vào ngành này vẫn khá hạn chế. Hiện nay, ASEAN đã đầu tư 81 dự án nông nghiệp với tổng vốn đầu tư 1,08 tỉ USD, chiếm 2% (Báo chính phủ 2016) so với tổng vốn đầu tư của ASEAN tại Việt Nam - quá nhỏ về số dự án và tỉ trọng vốn đầu tư. Nguyên nhân khiến cho nguồn vốn FDI vào nông nghiệp trong thời gian dài vừa qua hạn chế là do đầu tư vào nông nghiệp không có lợi nhuận nhanh như các ngành hàng khác, đồng thời hay gặp nhiều rủi ro về thiên tai và biến động thị trường. Ngoài ra, sản xuất nông nghiệp Việt Nam nhỏ lẻ, cơ sở hạ tầng và dịch vụ phụ trợ còn thiếu và yếu trong khi chất lượng và năng suất lao động thấp.

Mặt khác, mặc dù các dự án FDI đã đóng góp vào tác động tích cực của việc chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua nhưng sự thay đổi này là chưa rõ ràng, bởi chủ yếu các sản phẩm công nghiệp sản xuất là hàng gia công lắp ráp, có hàm lượng khoa học thấp. Do đó, giá trị gia tăng của những sản phẩm này không lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự do hóa đầu tư trong khuôn khổ cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và sự tham gia của việt nam (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)