Dự báo tình hình phát triển kinh tế thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự do hóa đầu tư trong khuôn khổ cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và sự tham gia của việt nam (Trang 83 - 85)

Năm 2025, sản lượng kinh tế thế giới dự kiến sẽ tăng gấp đôi so với 2005 (European Commission, 2009). Mức tăng trưởng trung bình giai đoạn 2015 – 2020 là 3% – 4% (ATKearny 2015, tr.3).

Hình 3.1: Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế giai đoạn 2010-2020

Nguồn: ATKearny 2015, tr.3

Một sự phân phối công bằng hơn dự kiến sẽ được thực hiện. Các nền kinh tế mới nổi và các nước đang phát triển chiếm 20% sản lượng thế giới năm 2005 dự báo sẽ tăng lên 34% năm 2025 (European Commission 2009, tr.9).

khẩu lớn nhất thế giới, với thị phần giảm từ 39% sản lượng thế giới năm 2025 xuống còn 32% trong khi châu Á sẽ tăng từ 29% lên 35% trong thời gian tương ứng (European Commission 2009, tr.10).

Trọng tâm thế giới sẽ xoay quanh trục châu Á. Top 3 gồm Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc sản lượng sẽ vượt EU. Cùng với Nhật Bản, Thái Lan, Đài Loan, Indonesia…, GDP châu Á sẽ chiếm 30% thế giới, vượt qua khu vực châu Âu dự kiến xấp xỉ 20%.

Mỹ, EU, Nhật Bản không còn là top 3 nền kinh tế thống trị thế giới mặc dù Mỹ vẫn có thể duy trì vị trí dẫn đầu.

Mỹ là nền kinh tế quốc gia duy nhất có ảnh hưởng nhưng mức độ thống trị đã giảm, đồng thời Mỹ cũng dẫn đầu các nước đang phát triển về khả năng phục hồi và dự báo sẽ có đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế toàn cầu.

Các nền kinh tế mới nổi sẽ tiếp tục tăng trưởng trên 4%/năm (đóng góp 16.2 nghìn tỷ đô la cho tăng trưởng toàn cầu năm 2020) trong khi tốc độ tăng trưởng của các nước phát triển là 13.5 nghìn tỷ đô la.

Làn sóng mới cho sự tăng trưởng sẽ dịch chuyển từ nhóm BRICS (gồm các nước Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) sang nhóm G7 các nước mới nổi (hay còn gọi là 2020-7) gồm Trung Quốc, Malaysia, Chile, Ba Lan, Mexico và Phlippines.

Năm 2025, sản lượng thương mại được dự báo sẽ tăng gấp đôi so với năm 2025 với xuất khẩu tăng chủ yếu ở các nước cực Nam ( trên 30% so với 20% năm 2005). Giá cả hàng hoá giảm (đặc biệt trong sản xuất và nông nghiệp), mặc dù là yếu tố bất lợi cho các nước xuất khẩu nhưng lại là nhân tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bởi giá yếu tố đầu vào giảm cũng như giá nhiên liệu thấp sẽ kích cầu và phát triển (ATKearny 2015, tr.3).

FDI sẽ tiếp tục chảy vào các nước mới nổi. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải đối mặt với những quy định và vấn đề tham nhũng ở các nước chủ đầu tư.

Sự bảo hộ thương mại và đầu tư: sự gia tăng mua lại các doanh nghiệp nước ngoài của các công ty chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước ở các nước mới nối sẽ gây ra căng thẳng chính trị ở các nước liên quan đến thương mại và đầu tư. Sự mất cân đối và lợi ích từ toàn cầu hoá tại Mỹ sẽ là động lực cho sự bảo hộ

Mặc dù dòng vốn đổ vào các tài sản bằng đồng USD tăng và sự lên giá của đồng USD, đồng USD sẽ mất dần vị thế trong rổ tiền tệ. Trong khi việc sử dụng đồng EUR ngày một phổ biến sẽ ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của các nước.

Kinh tế Đông Nam Á dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào năm 2020 với GDP dự báo tăng từ 2 nghìn tỷ lên 4,7 nghìn tỷ (Công ty IHS (Mỹ), 2015), nâng cao vị thế của khu vực về kinh tế và địa chính trị và góp phần quan trọng trong các cuộc đàm phán về thương mại, đầu tư và thiết lập các tiêu chuẩn quốc tế. Đông Nam Á sẽ là khu vực có nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới. Quan hệ đối tác khu vực châu Á thay đổi nhờ lực đẩy từ chính Cộng đồng kinh tế ASEAN này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự do hóa đầu tư trong khuôn khổ cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và sự tham gia của việt nam (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)