Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014, Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, Nghị định số 07/2016/NĐ-CP ngày 25/01/2016 chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam, Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013, Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai…
Với việc ban hành Luật đầu tư và các văn bản pháp luật nêu trên, Việt Nam đã phần nào xây dựng được một khung pháp lý đồng bộ, minh bạch phù hợp với thông lệ quốc tế.
2.2.2. Loại bỏ dần những rào cản và ưu đãi mang tính phân biệt đối xử tronghoạt động đầu tư hoạt động đầu tư
Đối với việc tiếp nhận và thành lập:
- Quy định cụ thể ngành, nghề đầu tư
Luật đầu tư 2014 đã được sửa đổi với điểm mới mang tính đột phá là thông tin về các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh và ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, xây dựng trên nguyên tắc Hiến định về quyền tự do đầu tư kinh doanh của mọi người trong các ngành, nghề mà Luật không cấm.
Đạt được điều này là do có sự thay đổi trong phương pháp tiếp cận, thay vì “chọn cho” (nghĩa là cái gì cho thì ghi trong luật), đã chuyển sang cách “chọn bỏ” (quy định những gì cấm, còn lại thì doanh nghiệp, nhà đầu tư được phép đầu tư, kinh doanh theo quy đinh của pháp luật) (Quốc hội 2014), phù hợp với tinh thần
của Hiến pháp sửa đổi năm 2013 về quyền tự do kinh doanh của công dân, những gì luật pháp không cấm thì người dân và doanh nghiệp được tự do kinh doanh.
Theo đó, các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh và ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định thống nhất tại Luật Đầu tư có thể áp dụng chung cho tất cả các nhà đầu tư theo nguyên tắc liệt kê tại Danh mục những ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, đầu tư kinh doanh có điều kiện ban hành kèm theo Luật. Nhà đầu tư không bị hạn chế đầu tư kinh doanh nếu ngành, nghề không quy định tại Danh mục.
Cụ thể, 6 ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh bao gồm: Kinh doanh các chất ma túy; Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật; Kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã; Kinh doanh mại dâm; Mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người; Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người và kinh doanh pháo nổ.
Ngành nghề kinh doanh có điều kiện gồm 267 ngành, nghề theo Luật đầu tư 2014 ban đầu, sau đó giảm xuống còn 243 ngành nghề kinh doanh có điều kiện sau khi sửa đổi. Trong 243 lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, thì Chính phủ sẽ quy định những loại ngành nghề nào có điều kiện phải cấp phép, việc cấp phép ấy cũng cố gắng hạn chế đến mức tối thiểu. Còn lại là những ngành nghề có điều kiện nhưng không yêu cầu phải xin phép, các cơ quan có thẩm quyền của Chính phủ sẽ đi kiểm tra, giám sát việc có đáp ứng được điều kiện quy định không. Việc hạn chế xin cấp phép nhưng có nhiều điều kiện kinh doanh chặt chẽ hơn, tốt hơn cho mục đích phục vụ con người, đó không phải là rào cản, không phải gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Các danh mục ngành nghề cấm đầu tư hoặc đầu tư có điều kiện được đưa luôn vào luật thay vì đặt tại nghị định hướng dẫn, việc sửa đổi cũng được cụ thể hoá bằng Luật sửa đổi, đảm bảo tính minh bạch, tính ổn định và hiệu lực áp dụng của danh mục này; không bị vô hiệu hóa bởi những ngoại lệ từ các văn bản pháp luật chuyên ngành.
mục 1 chương IV, không phân biệt nhà đầu tư trong và ngoài nước, cho thấy tính bình đẳng và sự công bằng cho các nhà đầu tư. Các hình thức đầu tư bao gồm: Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; thực hiện hoạt động đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng đối tác công tư, hợp đồng hợp tác kinh doanh, …
- Đơn giản hoá thủ tục đầu tư:
Về thủ tục đầu tư và quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư, một điểm đáng chú ý của Luật đầu tư 2014 là việc cải cách quy trình thành lập doanh nghiệp FDI theo hướng bãi bỏ yêu cầu cấp giấy chứng nhận đầu tư, đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để tách bạch hoạt động đầu tư theo dự án với hoạt động đăng ký kinh doanh. Theo hướng này, sau khi thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư FDI được phép thành lập doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký kinh doanh như nhà đầu tư trong nước thay vì cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư như hiện nay.
Luật Đầu tư 2014 cũng bãi bỏ thủ tục cấp Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư trong nước. Tất cả các doanh nghiệp trong nước không cần cấp giấy chứng nhận đầu tư. Họ được phép kinh doanh những lĩnh vực mà luật pháp cho phép, nếu kinh doanh ở những lĩnh vực có điều kiện thì họ cần đủ điều kiện. Các cơ quan quản lý nhà nước đi kiểm tra sau và nếu phát hiện chưa đúng yêu cầu chỉnh sửa, nếu đến mức vi phạm quá lớn có thể dừng. Đấy là chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, rất minh bạch, thông thoáng, bớt chi phí cho người dân. Riêng các dự án đầu tư nước ngoài (FDI) thì khi nhà đầu tư lần đầu tiên vào Việt Nam phải được cấp giấy chứng nhận đầu tư.
Luật đầu tư 2014 cũng bãi bỏ quy trình thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài, áp dụng quy trình cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với thời hạn tối đa 15 ngày thay vì 45 ngày như hiện nay. (Từ 3 quy trình: đăng ký cấp Giấy chứng nhận đầu tư, thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án chấp thuận chủ trương đầu tư rút
bớt xuống còn 02 quy trình: cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án chấp thuận chủ trương đầu tư, bỏ quy trình thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư).
Bên cạnh đó, Luật đã cải cách quy trình góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài theo hướng cho phép nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp thực hiện thủ tục thay đổi thành viên theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp mà không phải thực hiện thủ tục đầu tư. Luật cũng quy định rõ, nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong tổ chức kinh tế không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Ngoại trừ hai trường hợp: Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế kinh doanhngành, nghề đầu tư có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài; hoặc việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế trong các trường hợp: Tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài từ dưới 51% lên 51% trở lên và tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài khi nhà đầu tư nước ngoài đã sở hữu từ 51% vốn điều lệ trở lên trong tổ chức kinh tế. Khi đó, nhà đầu tư trong 2 trường hợp trên nộp bộ hồ sơ gồm 1 bộ hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn và trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét việc đáp ứng điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài và thông báo cho nhà đầu tư. Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp không phải thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư đã thực hiện trước thời điểm nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp.
Bãi bỏ các yêu cầu và điều kiện kinh doanh tại thời điểm đăng kí thành lập doanh nghiệp; Hài hoà thủ tục đăng kí doanh nghiệp với thuế lao động, bảo hiểm xã hội; Doanh nghiệp tự quyết con dấu, nội dung và hình thức con dấu; Doanh nghiệp có thể có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật.
nghiệp không bao gồm thông tin về ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, mà chỉ có những thông tin cơ bản như mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính và thông tin về người đại diện theo pháp luật; bỏ quy định về việc doanh nghiệp phải hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, mà chỉ quy định về việc đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh khi kinh doanh những ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, Luật doanh nghiệp 2014 đã hài hoà thủ tục đăng kí doanh nghiệp với thuế lao động, bảo hiểm xã hội; doanh nghiệp tự quyết con dấu, nội dung và hình thức con dấu; doanh nghiệp có thể có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật.
Như vậy, doanh nghiệp được tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh. Quy định về đề nghị doanh nghiệp cung cấp mã ngành khi thực hiện đăng ký kinh doanh đã bị bãi bỏ. Doanh nghiệp sẽ không bị hạn chế số lượng ngành nghề hoạt động kinh doanh. Các công ty thương mại và phân phối sẽ không cần cung cấp hàng nghìn mã ngành cho sản phẩm thương mại của mình như trước, kể cả những sản phẩm mà họ dự định kinh doanh trong tương lai.
Luật Doanh nghiệp 2014 đã tách riêng thủ tục thành lập doanh nghiệp với các thủ tục về đầu tư dự án, cũng như với các thủ tục có liên quan về cổ phần, cổ phiếu. Với nhà đầu tư nước ngoài, Luật đã tách giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp và chứng nhận đầu tư. Luật cũng tạo ra cơ hội lớn hơn về khả năng gia nhập thị trường, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là hình thức để Nhà nước ghi nhận sự hình thành và việc gia nhập thị trường của doanh nghiệp. Tại thời điểm thành lập doanh nghiệp, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp chưa phát sinh, do vậy Luật đã tách biệt rõ giữa thủ tục thành lập doanh nghiệp và thủ tục đăng ký kinh doanh, điều kiện kinh doanh. Trước đây có một số ngành nghề không rõ ràng giữa thành lập doanh nghiệp và kinh doanh có điều
kiện ví dụ như lĩnh vực y tế, bắt buộc cá nhân thành lập doanh nghiệp thì giám đốc phải có chứng chỉ hành nghề. Nhưng theo Luật Doanh nghiệp 2014, cá nhân cứ thành lập doanh nghiệp, còn điều kiện về ngành nghề kinh doanh, cá nhân phải tuân thủ mới được làm. Quy định đó tạo sự thân thiện hơn cho khởi nghiệp và kinh doanh nói chung.
Những quy định trong hai luật này đã thật sự đổi mới theo hướng coi đầu tư và kinh doanh là công việc của doanh nghiệp và nhà đầu tư, họ có toàn quyền quyết định từ dự án đầu tư cho đến việc hình thành và kinh doanh của doanh nghiệp. Nhà nước chỉ hướng dẫn, tạo môi trường pháp lý thông thoáng, có cơ chế và thủ tục thuận lợi, giám sát, kiểm tra thực thi luật pháp.
Giảm dần các hạn chế về vốn và quyền kiểm soát của nước ngoài:
Luật đầu tư 2014 đã làm rõ địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để làm cơ sở áp dụng thống nhất điều kiện và thủ tục đầu tư đối với các doanh nghiệp. Nếu như trước đây, doanh nghiệp có sự tham gia 1% vốn từ nước ngoài cũng gọi là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì hiện tại tỷ lệ này đã thay đổi. Tổ chức được coi là có vốn đầu tư nước ngoài khi có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 51% vốn điều lệ hoặc công ty hợp danh có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài; có nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài nêu trên nắm giữ trên 51% vốn điều lệ. Khi đó, các điều kiện và thủ tục góp vốn, mua cổ phần, thực hiện dự án đầu tư… sẽ thực hiện như đối với nhà đầu tư nước ngoài. Các trường hợp còn lại áp dụng như nhà đầu tư trong nước.
Bên cạnh đó, Luật Doanh nghiệp 2014 sửa đổi quy định doanh nghiệp Nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Như vậy, doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước chỉ còn đếm trên đầu ngón tay, còn lại nên cổ phần hóa hết tạo ra sự bình đẳng về địa vị, bình đẳng về cơ hội và bình đẳng về bảo hộ của Nhà nước giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước (Bộ Tư pháp 2014).
Tự do tuyển dụng và sử dụng lao động nước ngoài
ngoài. Đồng thời, mở rộng đối tượng không thuộc diện cấp giấy phép lao động. Trường hợp người nước ngoài vào Việt Nam làm việc tại vị trí chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và thời gian cộng dồn không quá 90 ngày trong 01 năm thì không cần đề nghị cấp giấy phép lao động (Nguyễn Thu Ba 2016).
Các thủ tục liên quan đến việc tuyển dụng lao động nước ngoài cũng được đơn giản hoá. Người nước ngoài đã từng cư trú tại Việt Nam, khi cung cấp hồ sơ chỉ cần lý lịch tư pháp tại Việt Nam hoặc nước ngoài, trong khi trước đây là phải cung cấp cả hai chứng từ này. Nếu giấy phép lao động còn thời hạn ít nhất 5 ngày nhưng không quá 45 ngày thì sẽ được cấp lại giấy phép lao động. Trước đây người lao động nước ngoài chỉ có thể xin cấp lại giấy phép lao động trước khi giấy phép lao động hết hạn 15 ngày.
Thời gian xử lý hồ sơ xin cấp giấy phép lao động được rút ngắn từ 10 ngày làm việc xuống 7 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động
Xoá bỏ các hạn chế về thương mại:
Các điều kiện đối với nhà đầu tư được xoá bỏ. Nhà đầu tư không bắt buộc phải thực hiện những yêu cầu sau: Ưu tiên mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ trong nước hoặc phải mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ từ nhà sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ trong nước; Xuất khẩu hàng hóa hoặc dịch vụ đạt một tỷ lệ nhất định; hạn chế số lượng, giá trị, loại hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu hoặc sản xuất, cung ứng trong nước; Nhập khẩu hàng hóa với số lượng và giá trị tương ứng với số lượng và giá trị hàng hóa xuất khẩu hoặc phải tự cân đối ngoại tệ từ nguồn xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu; Đạt được tỷ lệ nội địa hóa đối với hàng hóa sản xuất trong nước; Đạt được một mức độ hoặc giá trị nhất định trong hoạt động nghiên cứu và phát triển ở trong nước; Cung cấp hàng hóa, dịch vụ tại một địa điểm cụ thể ở trong nước hoặc nước ngoài; Đặt trụ sở chính tại địa điểm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. (Luật Đầu tư 2014, Điều 10. Bảo đảm hoạt động đầu tư kinh doanh)
Cải cách luật đất đai hỗ trợ thu hút đầu tư:
Luật đất đai được sửa đổi với mục tiêu cải thiện môi trường đầu tư, tạo sự bình đẳng giữa nhà đầu tư trong và ngoài nước. Luật Đất đai 2003 đã mở rộng nhiều quyền cho các nhà đầu tư nước ngoài, cụ thể như: được lựa chọn hình thức thuê đất, đặc biệt là thuê đất trả tiền thuê một lần cho cả thời gian thuê (lợi thế