Dự báo tình hình phát triển kinh tế trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự do hóa đầu tư trong khuôn khổ cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và sự tham gia của việt nam (Trang 86 - 88)

Giai đoạn 2016-2020, nền kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng trên đà tăng trưởng của giai đoạn trước và cải thiện nhờ vào hàng loạt yếu tố hỗ trợ từ giá hàng hoá thấp, lực đẩy từ các doanh nghiệp FDI và nhu cầu bên ngoài, cùng với những cải cách về thể chế của nền kinh tế sẽ phát huy hiệu quả (Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách 2015, tr.10).

Theo Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội quốc gia (NCIF), Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016-2020 được công bố. Trong đó, kịch bản tăng trưởng trung bình đạt 6,55% được cho là có nhiều khả năng xảy ra nhất.

Khu vực công nghiệp – xây dựng sẽ có tăng trưởng mạnh mẽ, là động lực chính cho sự phục hồi toàn nền kinh tế. Khu vực dịch vụ sẽ duy trì ở mức tăng

trưởng vừa phải trong khi tăng trưởng của nông lâm thủy sản được đánh giá là khó có thể đạt mức tăng trưởng cao trong một vài năm tới nếu như chưa thể có những giải pháp đột phá giúp giải quyết các khó khăn hiện tại giúp nâng cao năng suất và năng lực cạnh tranh.

Ngoài ra, cộng đồng AEC chính thức có hiệu lực năm 2015 và hiện thực hóa TPP trong một vài năm tới, nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh Việt Nam sẽ phải đối mặt với khó khăn lớn trong cạnh tranh khi năng lực cạnh tranh còn yếu và chưa có sự chuẩn bị tốt cho hội nhập.

Các dòng vốn tăng mạnh trở lại, đặc biệt là dòng vốn trong khu vực tư nhân. Bên cạnh đó, hiệu quả đầu tư, đặc biệt đầu tư công được nâng cao. Cùng với khả năng phục hồi của nền kinh tế, đồng thời tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài và phát huy nội lực của vốn đầu tư trong nước, theo đó, vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng. Trong đó: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: Theo báo cáo mới đây của Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD), xu hướng dịch chuyển vốn FDI toàn cầu năm 2015 phân bố không đồng đều giữa các khu vực, trong đó, châu Á thu hút mạnh mẽ và đạt mức tăng kỷ lục so với các khu vực khác. Tuy nhiên, trong giai đoạn tới, sau khi Việt Nam hoàn tất nhiều thỏa thuận đàm phán từ các hiệp định thương mại song phương, đa phương, thực thi Hiệp định đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định Đối tác kinh tế khu vực toàn diện (RCEP)… được kỳ vọng sẽ thúc đẩy dòng vốn FDI vào Việt Nam.

Xuất nhập khẩu trong giai đoạn 2016-2020 được dự báo tiếp tục tăng trưởng tốt nhưng với tốc độ tương đương hoặc tăng nhẹ so với giai đoạn trước. Lý do có thể kể đến là nhu cầu thế giới, đặc biệt là những đối tác nhập khẩu lớn của Việt Nam được dự báo khả quan hơn; Thương mại và đầu tư thế giới cũng gia tăng; Các hiệp định thương mại song phương và đa phương bắt đầu phát huy tác dụng. Kim ngạch nhập khẩu Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng ổn định và có nhiều khả năng nền kinh tế sẽ trở lại vị thế nhập siêu. Bên cạnh đó, trong 2 năm tới,khả năng các ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam chưa thể đảm bảo được nhu cầu sản xuất trong nước là khá cao.

Tiêu dùng dân cư: sự phục hồi tích cực của tiêu dùng trong năm 2015 tạo ra bước đệm quan trọng cho tiêu dùng giai đoạn 2016-2020. Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế đang phục hồi khả quan, không có quá nhiều biến động từ bên ngoài, chính phủ tiếp tục các chính sách bình ổn thị trường, dự báo tiêu dùng trong giai đoạn tới sẽ tiếp tục phục hồi tích cực.

Giá cả: Trong thời gian tới lạm phát nhiều khả năng sẽ được tiếp tục duy trì ở mức 5%, điều này sẽ góp phần ổn định kinh tế vĩ mô tạo, điều kiện thuận lợi cho quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, đồng thời tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.

Chính sách tiền tệ tiếp tục được điều hành chủ động, linh hoạt, phối hợp đồng bộ trong điều hành các công cụ chính sách tiền tệ; phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác, nhất là chính sách tài khóa để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế nhưng không ảnh hưởng đến mục tiêu kiểm soát lạm phát.

Tài chính tiền tệ: Khu vực tài chính tiền tệ ổn định, hỗ trợ mạnh cho khu vực doanh nghiệp và ổn định kinh tế vĩ mô. Quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng sẽ được đẩy mạnh về chất trong giai đoạn 2016-2020. Điểm nghẽn nợ xấu sẽ được xử lý, dòng tiền trong nền kinh tế được khơi thông. Lãi suất sẽ tiếp tục ổn định ở mức thấp, góp phần hỗ trợ mạnh mẽ cho khu vực doanh nghiệp. Áp lực tăng tỷ giá sẽ đậm hơn, gắn với gia tăng áp lực nợ công của Việt Nam, sự cải thiện tích cực kinh tế Mỹ và tăng nhanh giá trị USD trên thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự do hóa đầu tư trong khuôn khổ cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và sự tham gia của việt nam (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)