Thiết lập các nguyên tắc đối xử tiến bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự do hóa đầu tư trong khuôn khổ cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và sự tham gia của việt nam (Trang 68 - 75)

Nguyên tắc không phân biệt đối xử

Các nguyên tắc như NT, MFN, đối xử công bằng, bình đẳng,… được áp dụng đối với các nhà đầu tư và khoản đầu tư. Điều này được thể hiện rõ qua Điều 5 Luật đầu tư 2014:

-Nhà nước đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư; có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, phát triển bền vững các ngành kinh tế.

-Không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư nước ngoài có quốc tịch khác nhau (MFN)

Sử dụng các công cụ quốc tế để giải quyết các tranh chấp trong đầu tư

Hoạt động đầu tư ở Việt Nam mặc dù đã có từ lâu, các tranh chấp phát sinh giữa chính phủ và nhà đầu tư nước ngoài ngày càng phổ biến trong tiến trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế. Tuy nhiên, cơ chế giải quyết tranh chấp ở Việt Nam được luật hoá khá muộn đã ảnh hưởng phần nào đến việc thu hút FDI tại Việt Nam.

Luật Đầu tư năm 2005 đưa ra một số cơ chế giải quyết tranh chấp giữa chính phủ và nhà đầu tư nước ngoài, theo đó nhà đầu tư nước ngoài có quyền lựa chọn các phương thức giải quyết tranh chấp như: thương lượng giữa các bên, hoà giải, trọng tài Việt Nam và toà án Việt Nam. Ngoài ra, đối với những

điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì nhà đầu tư nước ngoài có quyền sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp khác do các bên thoả thuận trong hợp đồng hoặc quy định đó.

Pháp luật của Việt Nam về giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế tại tòa án, trọng tài trong nước sau đó đã được quy định trong nhiều văn bản luật như Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004 (BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011); Luật Đầu tư 2015; Luật Trọng tài thương mại 2010.

Luật Đầu tư 2014 đề cập ở điều 14, trong đó quy định khi xảy ra tranh chấp giữa một bên là nhà đầu tư nước ngoài hoặc có vốn đầu tư nước ngoài, hoặc tranh chấp giữa các nhà đầu tư nước ngoài với nhau được thỏa thuận và chọn ra một cơ quan đứng ra giải quyết tranh chấp.

Quyết định 04/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành đầu năm 2014 đã quy định các biện pháp khi giải quyết các tranh chấp quốc tế. Đây là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên đưa ra một quy trình phối hợp, xử lý một vụ kiện tranh chấp đầu tư quốc tế. Quyết định 04 quy định cụ thể trách nhiệm của cơ quan chủ trì, cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ và các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan từ khi có những khiếu nại của nhà đầu tư nước ngoài cho đến giai đoạn tố tụng giúp các bộ, ngành, địa phương tham gia các vụ tranh chấp quốc tế một cách chủ động hơn và giảm thiểu các vụ tranh chấp quốc tế. Bộ Tư pháp là Cơ quan chủ trì giải quyết vụ việc tranh chấp đầu tư quốc tế phát sinh khi Nhà đàu tư nước ngoài kiện Chính phủ Việt Nam trên cơ sở hiệp định bảo hộ đầu tư.

Như vậy, với việc thiết lập các quy định cơ bản trong việc giải quyết tranh chấp, nhà đầu tư nước ngoài có thể yên tâm hơn trong quá trình hoạt động đầu tư tại Việt Nam khi lợi ích của họ sẽ được đảm bảo so với các nhà đầu tư trong nước. Việc tuân theo một quy chuẩn chung của thế giới trong việc giải quyết các tranh chấp sẽ tạo ra môi trường đầu tư công bằng, hiệu quả là mục tiêu của Việt Nam.

Luật đầu tư đảm bảo quyền được hưởng những lợi ích từ hoạt động đầu tư của nhà đầu tư, cho phép sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật, nhà đầu tư nước ngoài được chuyển ra nước ngoài các tài sản: Vốn đầu tư, các khoản thanh lý đầu tư; thu nhập từ hoạt động đầu tư kinh doanh; và tiền và tài sản khác thuộc sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư.

Bảo hộ khỏi việc tước đoạt quyền sở hữu

Củng cố, hoàn thiện cơ chế bảo đảm đầu tư phù hợp với quy định của Hiến pháp và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Theo đó, tài sản hợp pháp của nhà đầu tư không bị quốc hữu hóa hoặc bị tịch thu bằng biện pháp hành chính. Trường hợp Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai thì nhà đầu tư được thanh toán, bồi thường theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản và quy định khác của pháp luật có liên quan. (Luật Đầu tư 2014, Điều 9. Bảo đảm quyền sở hữu tài sản).

2.2.4. Tăng cường các biện pháp giám sát thị trường

Để đảm bảo sự vận hành của thị trường một cách trơn tru, có hiệu quả thì vai trò quản lý, giảm sát của nhà nước ngày càng quan trọng, đặc biệt là đối với các dự án đầu tư quan trọng, có quy mô lớn và tác động liên ngành, liên vùng. Theo đó, Luật đầu tư 2014 đã bổ sung quy định về thẩm quyền, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo hướng:

- Quy định dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận đầu tư của Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở kế thừa, luật hóa và hoàn thiện quy định tương ứng của Nghị quyết số 49/2010/QH12 ngày 19/6/2010 của Quốc hội và quy định của Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/6/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.

- Bổ sung quy định về thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với các dự án được Nhà nước

giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất (Quách Tuấn Ngọc 2015). Như vậy, các thủ tục hành chính đối với một số dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được chuẩn hoá. Theo đó, cơ quan quản lý đầu tư thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với việc xem xét thẩm tra nhu cầu sử dụng đất, điều kiện giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Qua đó sẽ giúp cắt giảm đáng kể thời gian thực hiện thủ tục hành chính do nhà đầu tư không phải tiến hành lần lượt từng thủ tục liên quan đến việc sử dụng đất như quy định hiện hành.

Ngoài ra, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được thay đỏi từ Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sang sở kế hoạch và đầu tư; bổ sung quy định về trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế trong quản lý hoạt động đầu tư, đồng thời hoàn thiện các quy định về chế độ báo cáo đầu tư, giám sát và đánh giá hoạt động đầu tư.

Như vậy, hoàn thiện chế độ phân cấp và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư giúp giảm đáng kể thời gian thực hiện thủ tục hành chính. Hoàn thiện các quy định về hoạt động đầu tư ra nước ngoài.

2.2.5. Danh sách bảo lưu của Việt Nam

Tương tự các nước thành viên ASEAN, Việt Nam cũng đưa ra một danh sách bảo lưu đối với các quy định trong ACIA để phù hợp với thực tiễn hoạt động đầu tư. Các nội dung bảo lưu như sau:

- Quy tắc đói xử quốc gia và quy định về quản lý cấp cao va hội đồng quản trị không áp dụng đối với các biện pháp liên quan đến:

Tuyển dụng người lao động nước ngoài: các hạn chế liên quan đến số lượng, mức lương tối thiểu, thời gian và loại hình lao động được thuê. Ví dụ: số lượng các nhà quản lý, điều hành, chuyên gia phải tổi thiểu 20% là người Việt

Nam, tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp được phép có ít nhất 3 nhà quản lý, điều hành, chuyên gia nước ngoài. Người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp phải cư trú ở Việt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2015.

Đầu tư gián tiếp

Các điều kiện được quy định trong Giấy phép đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư được cấp trước khi ACIA có hiệu lực.

Việc thành lập, mua lại, tổ chức và hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài/dự án đầu tư nước ngoài, bao gồm nhưng không giới hạn trong việc cấp giấy phép, hình thức pháp lý, tham gia góp vốn cổ phần, tổ chức, quản lý và thời hạn đầu tư. Ví dụ: nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tại Việt Nam phải có dự án đầu tư và thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư hoặc thẩm tra đầu tư tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Về hình thức đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài không được thành lập hợp tác xã. Về quản lý, báo cáo tài chính của nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài là khác nhau. Về thời hạn đầu tư tối đa của một dự án đầu tư nước ngoài là 50 năm.

Doanh nghiệp nhà nước (là Doanh nghiệp do nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ theo Luật Doanh nghiệp 2005) và việc quản lý, giám sát đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước, bao gồm nhưng không giới hạn trong việc tư nhân hoá, cổ phần hoá, hoặc thoái vốn tài sản thông qua chuyển nhượng hoặc thanh lý cổ tức hoặc tài sản của doanh nghiệp nhà nước.

Các hoạt động giao cho các doanh nghiệp được chỉ định nay được tự do hoá cho các doanh nghiệp khác, hoặc doanh nghiệp được chỉ định không tiếp tục hoạt động trên cơ sở phi thương mại.

Các biện pháp liên quan đến đất đai, tài sản và tài nguyên thiên nhiên gắn liền với đất, bao gồm nhưng không giới hạn trong việc mua, sở hữu, cho thuê, chính sách về sử dụng đất đai, quy hoạch đất đai, thời hạn sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Ví dụ: tổ chức và cá nhân nước ngoài không thể sở hữu đất đai. Họ chỉ có thể thuê đất trong thời gian thực hiện dự án đầu tư và phải có sự chấp thuận từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thời

hạn thuê đất không quá 50 năm.

Theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ và phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, chính phủ quy định danh mục đầu tư trong đó có các lĩnh vực thuộc danh mục đầu tư có điều kiện, các điều kiện có thể được áp dụng liên quan đến việc thành lập các tổ chức kinh tế, loại hình đầu tư và mở cửa thị trường trong một số ngành nghề đối với nhà đầu tư nước ngoài. Khi một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực không hạn chế đầu tư nhưng trong thời gian đầu tư, danh sách đầu tư có điều kiện thay đổi dẫn đến hoạt động của doanh nghiệp được xếp vào danh sách này, thì doanh nghiệp vẫn được phép tiếp tục hoạt động đầu tư không có điều kiện.

Các đối xử ưu đãi dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (Doanh nghiệp được thành lập theo quy định pháp luật với lao động < 300 người hoặc vốn pháp định < 100 tỷ VND, theo Nghị định 56/2009/ND-CP ngày 30/06/2009).

Bảo đảm an ninh lương thực

- Việt Nam không cấp giấy phép đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài trong một số lĩnh vực cụ thể trong phạm vi điều chỉnh của ACIA:

Sản xuất: sản xuất pháo, lưới cá, vật liệu nổ, sản phẩm xuất bản, thuốc lá, xì gà, đồ uống có cồn, nước giải khác, dầu bôi trơn, dầu mỡ, phân bón NPK, kính xây dựng, gạch từ đất sét, thiết bị sản xuất xi măng và gạch, sản xuất thanh thép xây dựng D6-D32 mm, ống thép D15-D114 mm, tấm mạ kẽm, mạ màu, ống huỳnh quang, bong dền, tàu chở hàng dưới 10000 DWT, tàu container dưới 800TEU, tàu khách dưới 500 chỗ, sản xuất và cung cấp vật liệu nổ công nghiệp dùng trong hoạt động dầu khí, sản xuất đường mía.

Nông, lâm nghiệp: không được phép nuôi trồng, sản xuất, chế biến thực vật quý hiếm, chăn nuôi động vật hoang dã, quý hiếm và chế biến các loài thực vật, động vật này (bao gồm cả động vật sống và các sản phẩm được chế biến từ động vật), khai thác rừng tự nhiên.

Các dịch vụ liên quan đến sản xuất: dịch vụ liên quan đến sản xuất khí công nghiệp như oxy, nitơ, CO2, NaOH, thuốc trừ sâu thông thường, sơn thông thường, ống huỳnh quang, sợi đốt bóng đèn; chế biến sữa, bia, đồ uống, các sản

phẩm từ thuốc lá; chế biến và sản xuất đường mía; phân phối axit sulphrit được sử dụng trong sản xuất các sản phẩm khác.

Ngư nghiệp: nhà đầu tư nước ngoài không được tiến hành việc nuôi trồng, khai thác thuỷ sản, hải sản, khai thác san hô, ngọc trai tự nhiên.

Các dịch vụ liên quan đến ngư nghiệp: dịch vụ liên quan đến sản xuất lưới đánh cá, sửa chữa bảo dưỡng tàu đánh cá, khai thác cá nước ngọt, kiểm định, kiểm soát chất lượng sản phẩm nuôi trồng và chế biến, chế biến và bảo quản thuỷ sản, đóng hộp thuỷ sản.

Các dịch vụ liên quan đến khai thác mỏ: dịch vụ ứng dụng KHCN vào sản xuất; kiểm tra, điều chỉnh, sửa chữa và duy trì các biện pháp công nghiệp và thiết bị điều khiển; lưu trữ; cơ sở cung cấp; dịch vụ ăn uống cho khu vực xây dựng ngoài khơi; cung cấp nguồn nhân lực, chế biến khí; cho thuê liên quan đến máy móc, thiết bị khác bao gồm thiết bị chuyên dụng; dịch vụ liên quan cơ sở dữ liệu để nghiên cứu dầu khí, nghiên cứu địa chất và khảo sát địa chấn; đánh giá rủi ro, bảo vệ và quản lý môi trường.

- Hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài:

+ Nhà đầu tư Việt Nam được ưu tiên trong lĩnh vực sản xuất thiết bị nổ công nghiệp, xi măng, bê tông hỗn hợp, đá nghiền, lắp ráp và sản xuất ô tô, xe máy.

+ Nhà đầu tư nước ngoài bị hạn chế trong một dịch vụ liên quan đến sản xuất máy bơm nước phục vụ nông nghiệp, bao bì nhựa, bao bì PP. Ví dụ, tỷ lệ cổ phần tối đa nhà đầu tư nước ngoài được phép nắm giữ: đối với các dịch vụ sản xuất máy bơm nước phục vụ nông nghiệp là 30%, đối với bao bì nhựa và bao bì PPP thì đầu tư nước ngoài là không được phép.

Như vậy, bên cạnh việc cam kết và thực hiện nghiêm túc các cam kết theo

ACIA, những hàng rào cho hoạt động đầu tư vẫn còn tồn tại. Việt Nam cần khẩn trương giảm dần tiến tới xoá bỏ danh mục bảo lưu theo lộ trình 3 kế hoạch của AEC để từ đó tạo ra một cơ chế đầu tư tự do, thuận lợi và cạnh tranh hơn.

2.3. Đánh giá tình hình thực hiện tự do hoá đầu tư tại Việt Nam trong khuôn khổ Cộng đồng kinh tế ASEAN

Với sự ra đời của Cộng đồng kinh tế ASEAN và hiệp định đầu tư trong khu vực, Việt Nam đã tham gia tích cực vào quá trình tự do hoá đầu tư trong khu vực và đạt được một số thành tựu cũng như hạn chế sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự do hóa đầu tư trong khuôn khổ cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và sự tham gia của việt nam (Trang 68 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)