Ưu đãi vềthuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn áp dụng pháp luật về ƣu đãi đầu tƣ tại tỉnh quảng ninh (Trang 27 - 34)

6. Kết cấu của luận văn

1.4.1. Ưu đãi vềthuế

Thuế là một trong những nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, xét ở góc độ tương quan giữa nhà nước và doanh nghiệp thì hoạt động doanh nghiệp đóng thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm tạo ra một khoản ngân sách cho nhà nước, từ đó nhà nước sẽ dùng ngân sách đó để cung cấp, điều phối các hoạt động trong quản lý nhà nước về doanh nghiệp trong đó có một phần dịch vụ của nhà nước.

Như vậy, nhà nước muốn tồn tại được thì phải có ngân sách, doanh nghiệp muốn làm ăn có hiệu quả thì các thủ tục về hành chính doanh nghiệp phải thông thoáng và hiệu quả. Từ đó xuất hiện mối quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế và doanh nghiệp.

Trong bối cảnh nhà nước đang thu hút nguồn vốn thì việc ưu đãi về thuế có tác dụng rất to lớn. Như đã trình bày, mục đích của các nhà đầu tư là tìm kiếm lợi nhuận mà thuế là một khoản tiền rất lớn mà các nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện nghĩa vụ cho nhà nước. Không phải bất kì một nhà đầu tư nào khi đầu tư vào Việt Nam điều được hưởng những quyền lợi ưu đãi về thuế, mà ở đó nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng được những điều kiện cơ bản theo quy định của pháp luật Việt Nam, cụ thể là pháp luật về đầu tư. Theo đó, nhà đầu tư khi được hưởng các ưu đãi đầu tư khi thuộc một trong các đối tượng như sau:

Một là, dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp

luật về đầu tư. Tại Điều 16 của Luật đầu tư năm 2014 quy định những ngành nghề sẽ được hưởng ưu đãi đầu tư bao gồm:

a) Hoạt động công nghệ cao, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao; hoạt động nghiên cứu và phát triển;

b) Sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng từ 30% trở lên, sản phẩm tiết kiệm năng lượng; c) Sản xuất sản phẩm điện tử, sản phẩm cơ khí trọng điểm, máy nông nghiệp, ô tô, phụ tùng ô tô; đóng tàu;

d) Sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho ngành dệt may, da giày và các sản phẩm quy định tại điểm c;

đ) Sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin, phần mềm, nội dung số;

e) Nuôi trồng, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản; trồng và bảo vệ rừng; làm muối; khai thác hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá; sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi, sản phẩm công nghệ sinh học;

g) Thu gom, xử lý, tái chế hoặc tái sử dụng chất thải;

h) Đầu tư phát triển và vận hành, quản lý công trình kết cấu hạ tầng; phát triển vận tải hành khách công cộng tại các đô thị;

i) Giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp;

k) Khám bệnh, chữa bệnh; sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc, thuốc chủ yếu, thuốc thiết yếu, thuốc phòng, chống bệnh xã hội, vắc xin, sinh phẩm y tế, thuốc từ dược liệu, thuốc đông y; nghiên cứu khoa học về công nghệ bào chế, công nghệ sinh học để sản xuất các loại thuốc mới;

l) Đầu tư cơ sở luyện tập, thi đấu thể dục, thể thao cho người khuyết tật hoặc chuyên nghiệp; bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;

m) Đầu tư trung tâm lão khoa, tâm thần, điều trị bệnh nhân nhiễm chất độc màu da cam; trung tâm chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ mồ côi, trẻ em lang thang không nơi nương tựa;

n) Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô.

Về cơ bản, luật đầu tư năm 2014 đã mở rộng rất nhiều ngành nghề ưu đãi đầu tư so với luật đầu tư năm 2005. Tại Điều 27 của luật đầu tư năm 2005 chỉ quy định 8 lĩnh vực ưu đãi đầu tư bao gồm: (1) Sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới; sản xuất sản phẩm công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin; cơ khí chế tạo; (2) Nuôi trồng, chế biến nông, lâm, thuỷ sản; làm muối; sản xuất giống nhân tạo, giống cây trồng và giống vật nuôi mới; (3) Sử dụng công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại; bảo vệ môi trường sinh thái; nghiên cứu, phát triển và ươm tạo công nghệ cao; (4) Sử dụng nhiều lao động; (5) Xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng, các dự án quan trọng, có quy mô lớn; (6) Phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, thể dục, thể thao và văn hóa dân tộc; (7) Phát triển ngành, nghề truyền thống; (8) Những lĩnh vực sản xuất, dịch vụ khác cần khuyến khích.

Điều này hoàn toàn phù hợp trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, việc mở rộng về lĩnh vực ngành nghề đầu tư, bổ sung những lĩnh vực mới sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư ngày càng đầu tư nhiều vào Việt Nam.

Hai là, dự án đầu tư tại địa bàn ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về

đầu tư.

Theo luật đầu tư năm 2014 thì địa bàn ưu đãi đầu tư bao gồm: Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Để xác định địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn phải dựa trên chủ trương phê duyệt của Thủ tướng chính phủ từng giai đoạn cụ thể, hiện nay chưa có tiêu chí xác định thế nào là địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên việc xác định địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn dựa vào các văn bản sau: Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 - 2020;Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn 2016 – 2020; Quyết định số 900/QĐ-TTg ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn 2017 - 2020;Quyết định số 1559/QĐ-TTg ngày 05 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành tiêu chí xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn 2016 - 2020;

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, việc xác định địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn phụ thuộc vào từng giai đoạn cụ thể do Thủ tướng phê duyệt, do đó các nhà đầu tư khi thực hiện các dự án đầu tư vào các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn để được hưởng các ưu đãi đầu tư thì cần phải xác định vùng đó có nằm trong danh mục thuộc đối tượng có địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn không?.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 82/2018/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế. Trong đó, nghị định nêu rõ, khu công nghiệp là địa bàn ưu đãi đầu tư, được hưởng chính sách ưu đãi áp dụng đối với địa bàn thuộc danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn theo pháp luật về đầu tư. Khu công nghiệp được thành lập tại địa bàn thuộc danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách ưu đãi áp dụng đối với địa bàn thuộc danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo pháp luật về đầu tư. Khu kinh tế là địa bàn ưu đãi đầu tư, được hưởng chính sách ưu đãi áp dụng đối với địa bàn thuộc danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn theo pháp luật về đầu tư.

Đối tượng, nguyên tắc và thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư của dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu kinh tế thực hiện theo quy định pháp luật về đầu tư. Chi phí đầu tư xây dựng, vận hành hoặc thuê nhà chung cư và các công trình kết cấu hạ tầng xã hội phục vụ cho công nhân làm việc tại khu công nghiệp, khu kinh tế là chi phí hợp lý được khấu trừ để tính thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp có dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu kinh tế; Dự án đầu tư xây dựng nhà ở, công trình văn hóa, thể thao, công trình kết cấu hạ tầng xã hội phục vụ công nhân làm việc tại khu công nghiệp, khu kinh tế được hưởng ưu đãi theo quy định pháp luật về xây dựng nhà ở xã hội và pháp luật có liên quan; Nhà đầu tư, doanh nghiệp có dự án đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế được cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ thực hiện các thủ tục hành chính về đầu tư, doanh nghiệp, đất đai, xây dựng, môi trường, lao động, thương mại theo cơ chế "một cửa, tại chỗ", hỗ trợ về tuyển dụng lao động và các vấn đề liên quan khác trong triển khai thực hiện dự án; Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hỗ trợ vốn từ ngân sách trung ương để đầu tư kết cấu hạ tầng theo chương trình mục tiêu đầu tư hạ tầng khu công nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo từng giai đoạn; UBND cấp tỉnh cân đối nguồn ngân sách địa phương để hỗ trợ nhà đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài khu công nghiệp; có chính sách khuyến khích nhà đầu tư và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư xây dựng kết câu hạ tầng khu công nghiệp; Công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng

xã hội và các công trình bảo vệ, xử lý ô nhiễm môi trường quan trọng của khu kinh tế được bố trí vốn từ nguồn vốn đầu tư phát triển của ngân sách địa phương và nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu của ngân sách địa phương. Điều kiện, nguyên tắc và loại công trình được hỗ trợ từ ngân sách trung ương thực hiện theo quy định của chương trình mục tiêu hỗ trợ hạ tầng khu kinh tế được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng quy mô lớn, có vai trò then chốt đối với sự phát triển khu kinh tế được huy động vốn từ phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật; Công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cần thiết của khu kinh tế được sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn tín dụng ưu đãi và các hỗ trợ kỹ thuật khác theo quy định; Thu hút vốn đầu tư theo các hình thức BOT, BT, BTO và các hình thức khác theo quy định của pháp luật về đầu tư theo hình thức đối tác công tư; Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng các khu chức năng trong khu kinh tế được huy động vốn thông qua việc cho nhà đầu tư có khả năng về tài chính và kinh nghiệm thuê lại một phần hoặc toàn bộ diện tích đất chưa cho thuê để đầu tư và cho thuê lại dất theo quy định của pháp luật; Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội phục vụ chung trong khu kinh tế được huy động vốn từ quỹ đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Ba là, dự án đầu tư có quy mô lớn từ 6.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiều 6.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư.

Như vậy, đối với trường hợp này, nhà đầu tư muốn được hưởng các ưu đãi đầu tư thì trước hết phải có nguồn vốn đầu tư có quy mô từ 6.000 tỷ đồng trở lên và phải cam kết thực hiện giải ngân nguồn vốn tối thiểu 6.000 tỷ đồng trở lên trong thời hạn 03 năm kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư.

Trong một số trường hợp, các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam đăng ký với một lượng vốn đầu tư lớn để được hưởng các ưu đãi của nhà nước, tuy nhiên đến khi tiến hành giải ngân thực hiện dự án lại chậm tiến độ gây ảnh hưởng đến hoạt động quản lý kinh tế xã hội của nhà nước cũng như tình trạng lãng phí, gây bức xúc trong xã hội. Để khắc phục hậu quả đó, Luật đầu tư năm 2014 đã kèm theo điều kiện đó là phải cảm kết giải ngân nguồn vốn tối thiểu đã cam kết trong thời hạn

03 năm kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư.

Bốn là, dự án đầu tư tại vùng nông thôn sử dụng từ 500 lao động trở lên.

Luật đầu tư năm 2005 quy định lĩnh vực ưu đãi đầu tư khi nhà đầu tư có dự án đầu tư sử dụng nhiều lao động, tuy nhiên các văn bản hướng dẫn luật đầu tư năm 2005 lại không có một văn bản hướng dẫn cụ thể thế nào là sử dụng nhiều lao động, điều này dẫn đến một hệ lụy các nhà đầu tư mong muốn được hưởng các ưu đãi đầu tư, nhưng lại không biết phải thu hút bao nhiêu nguồn lao động để đủ điều kiện hưởng các ưu đãi đầu tư. Do đó, luật đầu tư năm 2014 đã xác định rõ hai điều kiện để nhà đầu tư có thể được hưỡng các ưu đãi đầu tư đó là: phải có dự án ở nông thôn và sử dụng đến 500 lao động trở lên.

Điều này xuất phát từ việc đang cân bằng sự phát triển giữa nền kinh tế nông thôn và thành thị, từng bước đô thị hóa một số vùng nông thôn trong quy hoạch để xây dựng một đất nước công nghiệp hóa – hiện đại hóa theo chủ trương đường lối của Đảng và nhà nước.

Năm là, doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ

chức khoa học và công nghệ.

Nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp thực hiện có hiệu quả các chính sách ưu đãi để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, Nhà nước đã có một số chính sách ưu đãi đối với lĩnh vực công nghệ cao như chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp. Theo khoản 7, khoản 8 Điều 1 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 32/2013/QH13 quy định áp dụng thuế suất 10% trong thời gian 15 năm, miễn thuế tối đa không quá 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá 9 năm tiếp theo đối với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại khu công nghệ cao; Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới, bao gồm: Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của Luật Công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đầu tư mạo hiểm cho phát triển công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của Luật Công nghệ cao; đầu tư xây dựng - kinh doanh cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; Thu nhập của doanh nghiệp

công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định của Luật Công nghệ cao.

Những ưu đãi đối với doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ được quy định tại Thông tư số 06/2008/TT-BKHCN-BTC-BNV ngày 18/6/2008 về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 của Chính phủ về doanh nghiệp KH&CN; Thông tư liên tịch số 17/2012/TTLT-BKHCN-BTC-BNV ngày 10/9/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 06/2008/TTLT-BKHCN-BTC-BNV và Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 như: Được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp nếu đáp ứng điều kiện doanh nghiệp KH&CN có tỷ lệ doanh thu từ việc sản xuất, kinh doanh các sản phẩm hàng hóa hình thành từ kết quả KH&CN trên tổng doanh thu của doanh nghiệp trong năm thứ nhất đạt từ 30% trở lên, năm thứ hai đạt từ 50% trở lên và từ năm thứ ba trở đi đạt từ 70% trở lên. Năm thứ nhất được hiểu là năm đầu tiên doanh nghiệp KH&CN có thu nhập chịu thuế; Ưu đãi về đất đai: Doanh nghiệp KH&CN được lựa chọn việc sử dụng đất theo một trong hai hình thức: Cho thuê đất và miễn tiền thuê đất; giao đất có thu tiền sử dụng đất và được miễn tiền sử dụng đất. Doanh nghiệp KH&CN chỉ được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với diện tích đất sử dụng cho mục đích KH&CN. Doanh nghiệp KH&CN được ưu tiên thuê đất, cơ sở hạ tầng trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn áp dụng pháp luật về ƣu đãi đầu tƣ tại tỉnh quảng ninh (Trang 27 - 34)