Những nhân tố ảnh hƣởng đến ƣu đãi đầu tƣ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn áp dụng pháp luật về ƣu đãi đầu tƣ tại tỉnh quảng ninh (Trang 38 - 43)

6. Kết cấu của luận văn

1.5. Những nhân tố ảnh hƣởng đến ƣu đãi đầu tƣ

Như đã phân tích ưu đãi đầu tư là việc tạo ra các điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư khi đầu tư vào các lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn đầu tư mà nhà nước cho phép được hưởng các ưu đãi đầu tư. Như vậy, khi ban hành các chính sách ưu đãi đầu tư sẽ góp phần tạo ra sức cạnh tranh rất lớn giữa các nhà đầu tư, sự cạnh tranh ở đây thể hiện công bằng dưới sự quản lý của nhà nước.

Ưu đãi đầu tư có tầm quan trọng rất lớn trong việc thúc đẩy hoạt động đầu tư, nó tạo ra một động lực mà các nhà đầu tư lấy động lực đó để tiến hành các hoạt động đầu tư. Tuy nhiên, trong bối cảnh giữa các quốc gia có sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế xã hội, mà ở đó mỗi quốc gia sẽ có những chính sách ưu đãi đầu tư khác nhau. Ở Việt Nam, hiện tại là một quốc gia đang phát triển, đang từng bước công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Do đó, vấn đề xây dựng nền kinh tế đang là nhiệm vụ trọng tâm, làm cách nào để các nhà đầu tư đầu tư vào Việt Nam ngày càng nhiều không chỉ là nhiệm vụ của Trung ương, mà ngay cả các địa phương cũng có ban hành những ưu đãi khác để cho hoạt động đầu tư ngày càng nhiều hơn. Những nhân tố ảnh hưởng đến ưu đãi đầu tư bao gồm:

Thứ nhất, hoạt động quản lý đầu tư của nhà nước. Nhà nước là người quản lý

Pháp luật về đầu tư nói chung và pháp luật ưu đãi đầu tư nói riêng đều là những văn bản pháp luật do nhà nước ban hành để quản lý đối với hoạt động ưu đãi đầu tư nói riêng và hoạt động đầu tư nói chung. Mỗi địa phương có những chính sách khác nhau về ưu đãi đầu tư tuy nhiên, nhìn chung các ưu đãi do các địa phương ban hành không được trái với mục đích cơ bản mà nhà nước đã ban hành dựa trên pháp luật về đầu tư. Điển hình tại Điều 15 Luật đầu tư năm 2014 quy định áp dụng thuế suất thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường có thời hạn hoặc toàn bộ thời gian thực hiện dự án đầu tư; miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Theo pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp thì hiện nay mức thuế áp dụng cho thuế thu nhập doanh nghiệp là 22%. Như vậy nếu nhà đầu tư được hưởng các ưu đãi đầu tư thì sẽ được hưởng mức thuế suất thấp hơn với mức thuế do nhà nước quy định. Tuy nhiên mỗi địa phương tùy theo tình hình phát triển của mình mà có thể đưa ra các mức thuế suất khác nhau để thu hút đầu tư vào địa phương mình, đa phần mức thuế suất đối với các địa phương là không giống nhau nhưng phải đảm bảo các điều kiện do pháp luật quy định. Như vậy, nếu nhà nước có sự thay đổi về các chính sách quản lý về hoạt động đầu tư thì cũng sẽ ảnh hưởng đến các văn bản luật liên quan đến hoạt động đầu tư trong đó có ưu đãi đầu tư. Do đó, sự quản lý nhà nước về đầu tư là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến ưu đãi đầu tư.

Thứ hai, sự phát triển kinh tế xã hội giữa các địa phương. Hiện nay, cả nước

có 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Mỗi tỉnh, thành phố điều có những điều kiện kinh tế, xã hội không giống nhau, theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tình hình đầu tư vào Việt Nam trong 06 tháng đầu năm 2018 thì cả nước có 55 tỉnh, thành phố có dự án đầu tư nước ngoài. Trong đó Hà Nội thu hút nhi ều vốn đầu tư nước ngoài nhất với tổng số vốn đăng ký 5,87 tỷ USD, chiếm 28,9 % tổng vốn đầu tư. TP Hồ Chí Minh đ ứng thứ hai với tổng vốn đăng ký 3,68 tỷ USD, chiếm 18,1% tổng vốn đầu tư. Bà Rịa - Vũng Tàu đ ứng thứ ba với tổng số vốn đăng ký 1,93 tỷ USD chi ếm 9,5% tổng vốn đầu tư. Như vậy, tùy thuộc vào tình hình kinh tế địa phương mà sẽ có sự đầu tư khác nhau, nơi nào có nền kinh tế phát triển sẽ nhận được nhiều dự án đầu tư nước ngoài hơn so với các địa phương có nền kinh tế chưa phát triển. Như vậy, tình hình phát triển kinh tế của mỗi địa phương cũng ảnh hưởng đến ưu đãi đầu tư.

Thứ ba, sự cạnh tranh giữa các địa phương. Do sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các địa phương, để thu hút nguồn vốn đầu tư vào địa phương mình, các nhà quản lý địa phương cần phải tìm ra một phương án để có thể lôi kéo các nhà đầu tư, một trong các biện pháp đó chính là việc ban hành các ưu đãi đầu tư. Muốn làm được điều đó, bản thân các địa phương phải thực hiện các hoạt động cạnh tranh lành mạnh không trái với pháp luật cũng như các công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết liên quan đến hoạt động đầu tư, sự cạnh tranh này thể hiện ở dưới dạng: ban hành các văn bản điều chỉnh hoạt động ưu đãi đầu tư để cho các nhà đầu tư thấy được quyền lợi, lợi ích của mình khi đầu tư vào địa phương đó; Thực hiện cải cách thủ tục hành chính, làm cho các nhà đầu tư tránh khỏi các thủ tục ảnh hưởng đến quá trình đầu tư của các nhà đầu tư; Nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý về hoạt động đầu tư; Nâng cao cơ sở hạ tầng để các nhà đầu tư có đủ điều kiện để đầu tư. Có thể thấy, ở mỗi địa phương khác nhau sẽ ban hành các chính sách khác nhau để có thể thu hút đầu tư của nhà đầu tư và một trong những chính sách đó chính là ban hành các ưu đãi đầu tư phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của địa phương mình. Đặc biệt cần phải nhấn mạnh đến công tác quản lý các dự án đầu tư, bởi lẽ hiện nay các dự án đầu tư đang gặp rất nhiều vấn đề trong đó có vấn đề hoàn thành dự án, tránh tình trạng các dự án treo, chậm tiến độ ảnh hưởng đến sự phát triển của địa phương.

Thứ tư, nhu cầu hội nhập ngày càng lớn giữa các quốc gia, do đó các quốc gia

đang tiến hành hợp tác không chỉ về vấn đề chính trị mà còn biểu hiện ở nhu cầu kinh tế. Các quốc gia sẽ tạo những điều kiện thuận lợi để cho các nhà đầu tư. Những quốc gia nào có nền kinh tế chậm hoặc đang phát triển, thông thường nhu cầu kinh tế sẽ tăng cao, do đó việc huy động ngoại lực luôn là vấn đề cấp thiết, đứng trước bối cảnh như vậy, Việt Nam cũng tiến hành các ưu đãi đầu tư cho các nhà đầu tư để tạo điều kiện tốt nhất về các ưu đãi đầu tư cho họ yên tâm thực hiện dự án đầu tư. Vì vậy nhu cầu hội nhập kinh tế cũng là nhân tố ảnh hưởng đến chính sách đầu tư của một quốc gia.

Hiến pháp năm 2013 ra đời, về cơ bản vẫn kế thừa những tinh hoa của các bản Hiến pháp trước đó, tuy nhiên các nội dung về chế định kinh tế đã có sự thay đổi tư duy đáng kể, từ kinh doanh những ngành nghề nào pháp luật "cho phép" thành kinh

doanh những ngành nghề nào pháp luật "không cấm". Đã tạo ra một môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng. Hơn nữa với sự hội nhập kinh tế toàn cầu, Việt Nam tiến hành tham gia Hiệp định hợp tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), chính thức tham gia Cộng đồng kinh tế Asean đều này làm cho các văn bản luật trong nước phải thay đổi để phù hợp với tiến trình phát triển kinh tế hiện nay. Do đó, ngày 26 tháng 11 năm 2014 Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 đã chính thức thông qua luật đầu tư số 67/2014/QH13 có hiệu lực thi hành ngày 1 tháng 7 năm 2015. Có thể nói, luật đầu tư năm 2014 đã tạo ra một hành lang pháp lý vững chắc cho các nhà đầu tư vào Việt Nam, luật đầu tư năm 2014 đã có sự bổ sung cần thiết cho luật đầu tư năm 2005 chưa điều chỉnh hoặc điều chỉnh nhưng không còn phù hợp với các quan hệ đầu tư hiện nay.

Kết luận Chƣơng 1

Trong chương 1 luận văn tập trung làm rõ các vấn đề lý luận liên quan đến pháp luật đầu tư nói chung và pháp luật về ưu đãi đầu tư nói riêng. Trong đó, làm rõ khái niệm và đặc điểm về đầu tư, ưu đãi đầu tư từ đó thấy được vai trò của ưu đãi đầu tư đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Phân tích quá trình phát triển của pháp luật đầu tư tại Việt Nam, phân tích đánh giá sự ra đời của luật đầu tư năm 2014 để thấy rõ vai trò của luật đầu tư năm 2014 đối với hoạt động đầu tư hiện nay. Trong chương 1 luận văn cũng đã đưa ra các chính sách ưu đãi đầu tư về thuế, ưu đãi về sử dụng đất, các hình thức ưu đãi khác và các biện pháp ưu đãi đầu tư đối với các nhà đầu tư tại Việt Nam. Mặc khác, luận văn còn nhấn mạnh đến các yếu tố tác động đến ưu đãi đầu tư, xem xét đánh giá tác động ngược lại giữa ưu đãi đầu tư với thu hút đầu tư. Đồng thời, cũng khái quát về dự án đầu tư và nêu những chính sách pháp luật về ưu đãi đối với dự án đầu tư theo Luật đầu tư năm 2014.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ƢU ĐÃI ĐẦU TƢ TẠI VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ ƢU ĐÃI ĐẦU TƢ TẠI TỈNH QUẢNG NINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn áp dụng pháp luật về ƣu đãi đầu tƣ tại tỉnh quảng ninh (Trang 38 - 43)