Chínhsách ưu đãi đầutư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn áp dụng pháp luật về ƣu đãi đầu tƣ tại tỉnh quảng ninh (Trang 43 - 44)

6. Kết cấu của luận văn

2.1.1. Chínhsách ưu đãi đầutư

- Giai đoạn trước 2005:

Ngay từ khi mới bắt đầu Đổi mới, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đã có những quy định ban đầu về ưu đãi đầu tư, tập trung chủ yếu vào biện pháp giảm thuế lợi tức. Luật Đầu tư nước ngoài 1996 cũng có các biện pháp ưu đãi đầu tư gồm cả thuế nhập khẩu và thuế lợi tức. Đối với các nhà đầu tư trong nước, phải đến năm 1994 mới có Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, sau được thay thế bằng Luật Khuyến khích đầu tư trong nước năm 1998.

Nhìn chung, giai đoạn trước khi có Luật Đầu tư 2005, chính sách ưu đãi đầu tư của Việt Nam có sự phân biệt giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Đối tượng được ưu đãi đầu tư là các dự án được xác định theo 2 tiêu chí chủ yếu: lĩnh vực đầu tư và địa bàn đầu tư. Một số lĩnh vực được ưu đãi đầu tư chủ yếu như công nghiệp nặng, hạ tầng, lâm nghiệp. Ngoài hai tiêu chi trên, một số tiêu chí khác cũng được áp dụng như doanh nghiệp có định hướng xuất khẩu, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động (hoặc nhiều lao động nữ), sử dụng công nghệ tiên tiến, doanh nghiệp sản xuất hàng hoá có tỷ lệ nội địa hoá cao…

Về hình thức ưu đãi, các biện pháp chủ yếu được áp dụng là miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong toàn thời gian hoặc một thời gian nhất định. Ngoài ra, các biện pháp ưu đãi thuế nhập khẩu đối với máy móc thiết bị đầu tư tài sản cố định, miễn giảm tiền thuê đất.

Về thẩm quyền, ở cấp Trung ương, thẩm quyền quyết định các chính sách ưu đãi đầu tư thuộc về Chính phủ. Tuy nhiên, do có sự phân cấp về địa phương nên đã xuất hiện và vẫn còn tồn tại hiện tượng tranh nhau “xé rào” trong ưu đãi đầu tư, tạo nên cuộc đua xuống đáy giữa các địa phương, gây ảnh hưởng lớn đến thu ngân sách và các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội khác.

- Giai đoạn từ 2005 đến nay:

Sau khi Luật Đầu tư 2005 được ban hành, nhằm tương thích với các quy định của WTO, chính sách ưu đãi đầu tư của Việt Nam đã có sự thống nhất, không còn phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Nhiều tiêu chí để xác định đối tượng được ưu đãi thuế cũng được điều chỉnh, bãi bỏ như không còn ưu đãi thuế đối với hàng xuất khẩu (trợ cấp xuất khẩu) hoặc với hàng hoá có tỷ lệ nội địa hoá cao. Đối tượng ưu đãi thuế dựa trên 2 tiêu chí chính: ưu đãi theo địa bàn (khó khăn và đặc biệt khó khăn) và theo lĩnh vực.

Về hình thức ưu đãi, ngoài các hình thức ưu đãi quen thuộc như thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất, thuế xuất nhập khẩu, bắt đầu xuất hiện them nhiều hình thức ưu đãi khác như: ưu đãi thuế thu nhập cá nhân cho người lao động, hỗ trợ chi phí thủ tục hành chính, chi phí đầu tư hạ tầng, hỗ trợ lãi suất, trợ giá, bao tiêu sản phẩm đối với một số ngành rất khó thu hút đầu tư như năng lượng sạch, hoá dầu…

Về thẩm quyền, sau Luật Đầu tư 2005 không còn tình trạng các địa phương ưu đãi đầu tư tràn lan bằng biện pháp thuế. Tuy nhiên, các địa phương vẫn có thẩm quyền ban hành chính sách ưu đãi đầu tư (cụ thể hoá chính sách của trung ương), và thường sẽ áp dụng các biện pháp như hỗ trợ chi phí, hạ tầng, thủ tục hành chính,…Ở cấp trung ương, các chính sách ưu đãi chủ yếu được quyết định ở cấp Nghị định và Quyết định của Thủ tướng và được cụ thể hoá bằng các văn bản pháp luật về thuế và ngân sách. Tuy nhiên, các quy định về ưu đãi đầu tư nằm rải rác trong pháp luật về đầu tư, pháp luật về thuế và trong pháp luật nhiều lĩnh vực chuyên ngành khác. Hiện nay đang có xu hướng hạn chế ban hành chính sách ưu đãi về thuế ở các văn bản pháp luật ngoài lĩnh vực thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn áp dụng pháp luật về ƣu đãi đầu tƣ tại tỉnh quảng ninh (Trang 43 - 44)