Đánh giá thực tiễn áp dụng phápluật ưu đãi đầutư tại Quảng Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn áp dụng pháp luật về ƣu đãi đầu tƣ tại tỉnh quảng ninh (Trang 66 - 72)

6. Kết cấu của luận văn

2.4.2. Đánh giá thực tiễn áp dụng phápluật ưu đãi đầutư tại Quảng Ninh

thời gian qua

2.4.2.1. Những kết quả đạt được

Thứ nhất, tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện tốt các chính sách pháp luật của nhà

nước về ưu đãi đầu tư. Các cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, sự minh bạch hóa về quá trình giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan quản lý nhà nước tại tỉnh Quảng Ninh là một trong những điểm sáng của Quảng Ninh trong thời gian qua. Sự minh bạch của thủ tục hành chính nói chung kéo theo sự minh bạch trong các thủ tục quy trình đầu tư, giúp cho các nhà đầu tư chủ động và dễ dàng khi xác định điều kiện được hưởng ưu đãi đối với dự án mà mình đầu tư. Các thủ tục, quy định để được hưởng ưu đãi được thực hiện nhanh chóng và được các nhà đầu tư đón nhận.

Thứ hai, ngoài việc áp dụng các quy định về ưu đãi đầu tư theo chính sách và

pháp luật của Nhà nước, tỉnh Quảng Ninh đã ban hành các văn bản thể hiện chính sách ưu đãi đầu tư riêng của Quảng Ninh, phù hợp với đặc thù của tỉnh như các Quyết định 2895, Quyết định 3262 của UBND tỉnh. Các văn bản này đã cho thấy sự chủ động của UBND tỉnh trong việc vận dụng chính sách và pháp luật về ưu đãi đầu tư tại địa phương, phù hợp với sự phân quyền của Chính phủ cho địa phương, đặc biệt là các ưu đãi đầu tư để phát triển các khu công nghiệp và khu kinh tế trên địa bàn tỉnh. Các chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư của tỉnh cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển hạ tầng KCN hay đầu tư vào KCN đã đem lại những kết quả rất khả quan. Tại các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh trong thời gian vừa qua đã có 64 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 2.580 triệu USD, cao hơn nhiều so với các dự án ngoài khu công nghiệp, khu kinh tế.

Thứ ba, một trong những nội dung mà tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện rất tốt trong thời gian vừa qua, đó là các hỗ trợ dành cho doanh nghiệp, nhà đầu tư thực hiện đầu tư vào Quảng Ninh. Các hỗ trợ được thực hiện rất đa dạng: hỗ trợ thông tin về thi ̣ trường, quảng bá sản phẩm giúp doanh nghi ệp mở rộng thị trường tiêu thụ và đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp thuộc thế mạnh của tỉnh; hỗ trợ phát triển sản xuất và đưa các mặt hàng về tiêu thụ ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa; tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, minh bạch; tăng cường hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực nhằm nâng cao trình độ quản lý sản xuất, kinh doanh. Những hoạt động hỗ trợ này, tuy không phải là những ưu đãi tài chính tính được bằng tiền nhưng lại rất hữu ích đối với nhà đầu tư, giúp nhà đầu tư giảm thời gian, chi phí và giúp tạo môi trường đầu tư an toàn, thuận lợi cho nhà đầu tư.

Thứ tư, các kết quả về thu hút đầu tư trong thời gian qua tại Quảng Ninh cho

thấy sự chủ động của tỉnh trong việc lựa chọn và thực hiện ưu đãi đối với các dự án đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài có trình độ quản lý và công nghệ hiện đại, không gây ô nhiễm môi trường; các dự án trong các lĩnh vực mà tỉnh dành ưu tiên phát triển, phù hợp với đặc thù của tỉnh như lĩnh vực dịch vụ, du lịch nghỉ dưỡng, bất động sản, hạ tầng tại KCN, cảng biển, cảng tổng hợp và dịch vụ kho bãi.

Thứ năm, việc áp dụng chính sách pháp luật ưu đãi đầu tư tại Quảng Ninh đã

góp phần thu hút, sử dụng vốn đầu tư trong nước và nước ngoài thời gian qua. Số vốn thu hút được về cơ bản đã đáp ứng những mục tiêu đề ra về thu hút vốn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tăng năng suất lao động, tiếp thu công nghệ và kinh nghiệm quản lý hiện đại. Điều này khẳng định chủ trương đúng đắn của tỉnh Quảng Ninh trong việc phát triển kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế.

2.4.2.2. Một số tồn tại và nguyên nhân

Thứ nhất, chưa làm rõ mối quan hệ giữa chính sách ưu đãi đầu tư và chính

sách kinh tế ngành. Đối với các doanh nghiệp đầu tư trong một ngành, lĩnh vực thì các quy định quản lý ngành sẽ ảnh hưởng đến quyết định đầu tư hơn là các quy định về ưu đãi. Do đó, để thu hút đầu tư vào một ngành, lĩnh vực thì trước tiên cần tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư thông qua việc dỡ bỏ rào cản gia nhập ngành, minh bạch hoá thông tin chính sách, đơn giản hoá thủ tục hành chính, cải thiện cơ sở hạ tầng trước khi phải sử dụng đến biện pháp ưu đãi đầu tư. Ví dụ: khi Nhà nước muốn

khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn cho nghiên cứu và phát triển (R&D) thì cần có kế hoạch, chiến lược để bảo hộ sáng chế, đảm bảo thực thi các quy định quyền sở hữu trí tuệ trước khi tính đến việc ưu đãi đầu tư.

Thứ hai, tính minh bạch về điều kiện và thủ tục hưởng ưu đãi chưa cao. Thời

gian qua có tình trạng một số chính sách ưu đãi được ban hành nhưng không có quy định hoặc quy định không minh bạch về điều kiện và thủ tục để được hưởng ưu đãi. Điều này dẫn đến tình trạng doanh nghiệp gặp khó khăn vướng mắc trong việc xin xác nhận đối tượng được hưởng ưu đãi. Thậm chí, có trường hợp chính sách trao quyền tùy nghi quá lớn cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận, tạo cơ hội cho tham nhũng tiêu cực, doanh nghiệp phải chung chi để được xác nhận đủ điều kiện được ưu đãi. Kết quả là chính sách ưu đãi không phát huy được tác dụng, làm nản lòng những doanh nghiệp muốn đầu tư vào những lĩnh vực được khuyến khích. Do đó, các chính sách ưu đãi cần hết sức chú ý đến việc bảo đảm tính minh bạch, rõ ràng về điều kiện, tiêu chí, thủ tục để được hưởng ưu đãi.

Thứ ba, cần xác định thời hạn đối tượng được hưởng các chính sách ưu đãi.

Việc ưu đãi có thể được coi là biện pháp “mồi”, nhằm tạo lập, thu hút nhà đầu tư trong một giai đoạn nhất định. Sau một thời gian, nếu lĩnh vực, địa bàn đó đã có làn sóng đầu tư tốt, thì cần giảm bớt chính sách ưu đãi; nếu lĩnh vực, địa bàn đó không có nhiều nhà đầu tư thì tức là biện pháp ưu đãi không hiệu quả, cần được nâng cấp hoặc điều chỉnh cho phù hợp hơn. Chính vì thế nên đưa ra một nguyên tắc rằng các quy định về ưu đãi đầu tư chỉ có hiệu lực trong tối đa 5 năm kể từ khi ban hành (tức là chỉ áp dụng cho những dự án được cấp phép đầu tư hoặc bắt đầu nộp hồ sơ xin cấp phép đầu tư trong thời hạn đó). Sau 5 năm, biện pháp ưu đãi đầu tư phải được gia hạn, hoặc nếu không sẽ tự động hết hiệu lực, không áp dụng cho các dự án mới nữa. Lưu ý, biện pháp ưu đãi có thể kéo dài hơn thời gian đó (ví dụ như miễn thuế 4 năm, giảm thuế trong 9 năm). Hầu hết các chính sách về ưu đãi, hỗ trợ đầu tư tại tỉnh Quảng Ninh chưa có quy định về thời hạn hiệu lực, điều này có thể dẫn tới các tùy nghi trong việc áp dụng, giảm hiệu quả của chính sách ưu đãi.

Thứtư, cần gắn việc xây dựng chính sách ưu đãi đầu tư có sử dụng ngân sách

với quá trình xây dựng kế hoạch, dự toán ngân sách. Hiện nay ở Quảng Ninh vẫn có tình trạng tách biệt giữa xây dựng chính sách ưu đãi đầu tư với việc xây dựng kế

hoạch ngân sách. Nhiều chính sách ưu đãi đầu tư dàn trải, lãng phí, gây xói mòn cơ sở thu ngân sách. Có thể tính đến giải pháp đưa những nội dung chung, mang tính nguyên tắc, về tổng chi/giảm thu cho ưu đãi đầu tư vào trong dự toán ngân sách. Các chính sách ưu đãi cụ thể không được phép vượt quá nguyên tắc và tổng chi/giảm thu đó.

Thứ năm, thực tiễn quản lý về đầu tư nói chung và ưu đãi đầu tư nói riêng vẫn

còn trong tình trạng chồng chéo hoặc phân tán. Trong một số trường hợp còn chưa xác định rõ các điều kiện được hưởng ưu đãi đầu tư sẽ do ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế và sở kế hoạch đầu tư của địa phương xác nhận.

2.4.2.3. Nguyên nhân của những tồn tại nói trên

Xuất phát từ tình hình suy giảm kinh tế, nhà nước đang có chủ trương kiềm chế lạm phát, nhìn chung tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc mà nguyên nhân tập trung vào các vấn đề bao gồm cả yếu tố chủ quan và khách quan đang diễn ở tỉnh Quảng Ninh như sau:

- Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đã được đầu tư cải tạo nâng cấp nhưng chưa đáp ứng nhu cầu đi lại nhiều đoạn xuống cấp, nhỏ hẹp, ảnh hưởng nhu cầu giao thông; Các thế mạnh của các tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển nhưng chưa được đầu tư khai thác đúng tiềm năng; tuyến đường sắt đầu tư chậm tiến độ,…

- Lạm phát tăng cao ảnh hưởng tiêu cực đến khối doanh nghiệp, giá cả tăng mạnh làm tăng chi phí đầu vào sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, doanh nghiệp không chủ động được các kế hoạch đầu tư kinh doanh.

- Hệ thống chính sách, luật pháp có liên quan như: đầu tư, doanh nghiệp, lao động và một số luật chuyên ngành vẫn còn một số điểm thiếu đồng bộ còn chồng chéo gây khó khăn cho công tác thực hiện.

- Một số dự án dự kiến sẽ triển khai nghiên cứu và đề xuất đầu tư trong thời gian tới cũng phải giãn tiến độ do chủ đầu tư phải tính toán tới thời điểm đầu tư để tránh những rủi ro.

- Việc cập nhật các thông tin liên quan đến quy hoạch đất đai, địa điểm, giá đất,... còn thiếu, đặc biệt là việc chuẩn bị sẵn sàng “quỹ đất sạch” và các điều kiện hạ tầng đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư vẫn là những điểm yếu cần được cải thiện.

- Việc đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng các khu công nghiệp chậm hơn một nhịp so với các tỉnh bạn; năng lực tài chính, kinh nghiệm quản lý, kinh doanh hạ tầng của một số chủ đầu tư còn hạn chế.

- Nhà ở của công nhân khu công nghiệp cũng đang là vấn đề bức xúc và nhu cầu thiết yếu của nhiều người lao động, tuy nhiên vẫn chưa được đáp ứng. Một số nhà đầu tư đề xuất được xây dựng nhà ở cho công nhân, nhưng tỉnh vẫn chưa có quỹ đất để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.

- Chế độ thông tin, báo cáo của doanh nghiệp: một số doanh nghiệp thực hiện chưa nghiêm túc, không đúng thời gian quy định gây khó khăn trong công tác quản lý.

- Tình hình thiếu hụt nguồn nhân lực đã qua đào tạo, đặc biệt là công nhân kỹ thuật và kỹ sư có trình độ tay nghề cao, kể cả lao động phổ thông đang là vấn đề quan tâm của nhiều nhà đầu tư. Mặt khác trong thời gian qua việc thu hút việc làm từ khối doanh nghiệp vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng của doanh nghiệp trong tỉnh.

- Ngoài những yếu tố trên thì việc chậm trễ trong khi giải quyết thủ tục hành chính đối với các dự án đầu tư cũng là một yếu tố trở ngại trong thu hút đầu tư. Việc bố trí các điểm giao dịch của từng ngành chưa khoa học làm cho nhà đầu tư chưa nhận biết được một quy trình chuẩn khi thực hiện đầu tư. Cán bộ phụ trách chưa có chuyên môn sâu đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư nước ngoài, chưa có hệ thống tra cứu thông tin về việc xử lý thủ tục hành chính đang thực hiện. Việc phê duyệt dự án đầu tư liên quan đến nhiều cấp ngành và địa phương, vì vậy tình trạng chậm trễ trong quy trình phê duyệt dự án đầu tư chưa được cải thiện đáng kể. Đây là một trong những yếu tố kém hấp dẫn khi thu hút và quản lý dự án đầu tư.

Kết luận Chƣơng 2

Chương 2 của luận văn đã trình bày khái quát thực trạng về pháp luật ưu đãi đầu tư tại Việt Nam vàthực tiễn áp dụng pháp luậtvề ưu đãi đầu tư đối với nhà đầu tư tại Quảng Ninh. Luận văn cũng đã đưa ra những chính sách cụ thể của tỉnh Quảng Ninh về ưu đãi đầu tư trong một số lĩnh vực từ đó chỉ ra những bất cập, hạn chế, những điểm chưa hợp lý trong các quy định của pháp luật về ưu đãi đầu tư qua thực tiễn áp dụng pháp luật về ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.Qua đó tổng kết, đánh giá lại những kết quả mà tỉnh Quảng Ninh đã đạt được trong thời gian qua trong việc áp dụng ưu đãi đầu tư, cũng như các vấn đề còn tồn tại. Đó là cơ sở để đề xuất giải pháp hoàn thiệnchính sách, pháp luật về ưu đãi đầu tư trong thời gian tới để đảm bảo sự phát triển hài hòa, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ƢU ĐÃI ĐẦU TƢ VÀ ÁP DỤNG HIỆU QUẢ PHÁP LUẬT VỀ ƢU ĐÃI ĐẦU TƢ TẠI TỈNH QUẢNG NINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn áp dụng pháp luật về ƣu đãi đầu tƣ tại tỉnh quảng ninh (Trang 66 - 72)