Đánh giá phápluật ViệtNam về ưu đãi đầutư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn áp dụng pháp luật về ƣu đãi đầu tƣ tại tỉnh quảng ninh (Trang 64 - 66)

6. Kết cấu của luận văn

2.4.1. Đánh giá phápluật ViệtNam về ưu đãi đầutư

Có thể thấy các chính sách ưu đãi đầu tư cho doanh nghiệp chủ yếu là các chính sách ưu đãi tài chính, có thể kể đến như sau:

- Chính sách thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN): Theo thời gian, thuế suất thuế TNDN đã giảm từ 32% (năm 1997) xuống còn 28% (năm 2008), xuống 25% năm 2009, xuống 22% kể từ ngày 1/1/2014 và tục giảm xuống còn 20% từ năm 2016. Các ưu đãi về thuế TNDN được cấp cho các dự án đầu tư trong các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao, trong các lĩnh vực nghiên cứu phát triển khoa học và kỹ thuật, trong đầu tư vào cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng đối với quốc gia và trong sản xuất phần mềm công nghệ thông tin. Các doanh nghiệp mới thành lập trong khu công nghiệp hay khu chế xuất cũng được hưởng ưu đãi thuế TNDN.

- Thuế xuất nhập khẩu: Việc miễn thuế xuất nhập khẩu được áp dụng đối với các hàng hóa nhập khẩu để gia công và được miễn thuế xuất khẩu cho cùng loại hàng hóa đó khi tái xuất. Các loại hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu để phục vụ gia công được miễn thuế xuất khẩu, ngược lại khi tái nhập khẩu các linh kiện cấu thành được miễn thuế nhập khẩu căn cứ vào giá trị xuất khẩu. Hiện tại, không còn sự phân biệt ưu đãi thuế xuất nhập khẩu giữa các nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước.

3

Thu Hương, 7 tháng, kinh tế Quảng Ninh tiếp tục tăng trưởng tốt, Thời báo tài chính Việt Nam

online năm 2018, tại địa chỉ: http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/kinh-doanh/2018-08-01/7-thang-kinh- te-quang-ninh-tiep-tuc-tang-truong-tot-60513.aspx, ngày truy cập 25/8/2018.

- Chính sách ưu đãi tài chính về đất đai: Luật Đất đai ban hành cho phép các nhà đầu tư nước ngoài chọn hoặc trả tiền thuê đất một lần hoặc trả tiền thuê đất hằng năm trong thời gian hoạt động. Các nhà đầu tư được hưởng lợi từ việc miễn tiền thuê đất và mặt nước đối với các dự án cả trong thời gian xây dựng dự án được các cơ quan thẩm quyền phê duyệt và trong các lĩnh vực được hưởng khuyến khích đặc biệt và đầu tư tại các vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

- Chính sách tín dụng: Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vay tiền từ các ngân hàng Việt Nam được hưởng lãi suất ưu đãi tối đa 9%/năm đối với các dự án đầu tư thực hiện trong 5 lĩnh vực cụ thể là nông nghiệp và phát triển nông thôn, xuất khẩu, các ngành công nghiệp phụ trợ, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các ngành công nghệ cao.Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cũng được hưởng những ưu đãi của chính quyền địa phương dưới các hình thức như hỗ trợ giải phóng mặt bằng, chi phí quảng cáo, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực…

Chính sách ưu đãi đầu tư của Việt Nam so với khu vực có nhiều tiến bộ và có thể nói là có ưu điểm khá mạnh so với các nước. Đặc biệt, mức thuế suất thuế TNDN 20% của Việt Nam là rất hấp dẫn trong khu vực, gần ở mức thấp nhất, chỉ cao hơn so với Singapore.

Nhìn bề ngoài, mức thuế suất đó cộng với các chính sách ưu đãi thuế TNDN với ngành nghề kinh doanh và địa bàn đầu tư tương đối rộng là khá hấp dẫn.

Vấn đề hiện nay về ưu đãi đầu tư vẫn là làm sao chúng ta cân đối được ngành nghề thực sự cần thu hút, cũng như địa bàn nào cần phải thu hút đầu tư để có chính sách phù hợp. Cùng với đó, cần có các chính sách mang tính chuyên ngành từ các bộ, ngành liên quan để cùng hỗ trợ thì sẽ tạo sức hút lớn hơn với dòng vốn đầu tư trong thời gian tới.

Ngoài ra, ở phạm vi quốc gia cũng như ở phạm vi các địa phương, chưa có sự đánh giá tác động trong quá trình ban hành chính sách ưu đãi đầu tư. Khi xây dựng các chính sách ưu đãi đầu tư thì cần phải đánh giá cả tác động tích cực và tiêu cực, chú trọng sử dụng phương pháp định lượng.Trong thời gian qua, việc đề xuất chính sách ưu đãi chỉ tập trung vào việc trình bày những tác động tích cực của chính sách như giúp phát triển kinh tế quốc gia hay của địa phương, hoặc tăng vốn đầu tư vào một ngành nghề cụ thể. Tuy nhiên, các tác động tiêu cực về ngân sách, về giảm đầu

tư ở nơi khác hoặc tác động tiêu cực về môi trường, cạnh tranh thì thường không được đề cập trong quá trình xây dựng chính sách. Một số địa phương thu hút đầu tư bằng mọi giá, chạy theo số lượng dự án đầu tư, dự án ảo, thiếu sự tính toán bền vững cho lâu dài, thiếu tính thực tế, các dự án chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, thiếu sự đồng bộ, liên kết giữa nhà nước và các địa phương. Do đó, cần tiến tới đặt ra nguyên tắc rằng nếu đề xuất chính sách ưu đãi đầu tư nào mà không thể hiện đầy đủ và rõ nét các tác động tiêu cực thì phải được hạn chế trong quá trình thẩm định, thẩm tra và thông qua.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn áp dụng pháp luật về ƣu đãi đầu tƣ tại tỉnh quảng ninh (Trang 64 - 66)