Một số gợi mở cho ViệtNam về ƣu đãi đầu tƣ từ kinh nghiệm của các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn áp dụng pháp luật về ƣu đãi đầu tƣ tại tỉnh quảng ninh (Trang 72 - 76)

6. Kết cấu của luận văn

3.1. Một số gợi mở cho ViệtNam về ƣu đãi đầu tƣ từ kinh nghiệm của các

trong khu vực.

Trong bối cảnh hội nhập khu vực ngày càng sâu rộng trong hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt là phát triển kinh tế thì việc nghiên cứu pháp luật của các nước ASEAN là vô cùng cần thiết từ đó rút ra những kinh nghiệm pháp luật về ưu đãi đầu tư để có thể áp dụng trong thu hút đầu tư ở Việt Nam.

Có thể thấy rằng, trong chính sách pháp luật về ưu đãi, hỗ trợ đầu tư nhằm thu hút đầu tư của các nước trong khu vực Asean và Châu Á có nhiều điểm tương đồng. Hầu hết các nước đều đẩy mạnh thu hút đầu tư, trong đó các chính sách được thực hiện chủ yếu là ưu đãi thông qua công cụ thuế; bên cạnh đó, ở mỗi quốc gia còn có những biện pháp khác ngoài thuế như: giảm bớt các thủ tục hành chính, xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo nhân lực theo nhu cầu của nhà đầu tư, chính sách về đất đai, nhà cửa, thông tin… nhằm thu hút các nhà đầu tư. So với các quốc gia trong khu vực, các qui định của nước ta về ưu đãi đầu tư thể hiện được sự tiến bộ, bắt kịp với các quốc gia trong khu vực.Đây là một trong những tín hiệu đáng mừng bởi đặt trong bối cảnh nước ta đang phải đối mặt với sức cạnh tranh vô cùng lớn từ chính các nước trong khu vực. Tuy vậy, việc tìm hiểu và học tập những kinh nghiệm về lập pháp cũng như thực tiễn vận dụng pháp luật trong thu hút đầu tư nước ngoài ở các quốc gia thành công là điều vô cùng cần thiết. Việt Nam có thể áp dụng một số biện pháp sau:

Thứ nhất, hiện nay, các quốc gia đều đã chuyển dần các biện pháp ưu đãi về

thuế sang ưu đãi phi thuế và hỗ trợ đầu tư. Vì áp dụng các biện pháp ưu đãi về thuế sẽ làm giảm thu ngân sách nhà nước, do đó để cạnh tranh thu hút vốn đầu tư Việt Nam nên tăng cường các biện pháp ưu đãi phi thuế, đặc biệt là các hỗ trợ đầu tư.

Thứ hai, thời gian qua nhà đầu tư ở Việt Nam còn gặp khó khăn trong việc cung cấp thông tin liên quan đến quy hoạch đất đai. Trong thời gian tới, để đẩy mạnh thu hút đầu tư, Việt Nam cần công bố rộng rãi các quy hoạch đã được phê duyệt, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tiếp cận thông tin về quy hoạch để

xây dựng kế hoạch đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam. Theo kinh nghiệm các nước thì việc tiếp cận đất đai một cách thuận lợi, với chi phí và thời gian ít nhất, là một trong các cân nhắc quan trọng của nhà đầu tư.

Thứ ba, cần tiếp tục cải cách và mich bạch về thủ tục hành chính ở Việt Nam.

Với những cải cách trong thời gian qua, nhà đầu tư đã dễ dàng hơn trong việc thực hiện các thủ tục xin cấp phép đầu tư và thủ tục thành lập doanh nghiệp, thời gian thực hiện cũng rút ngắn hơn.Tuy nhiên để đáp ứng được nhu cầu hội nhập, Việt Nam cần cải cách tích cực hơn nữa các thủ tục hành chính để tạo điều kiện tối đa cho các nhà đầu tư vào Việt Nam.

Trong xu thế hội nhập khu vực ngày càng mạnh mẽ, hiện nay, Bộ Công Thương đã triển khai cơ chế một cửa quốc gia và cơ chế một cửa Asean theo Quyết định số 2185/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch tổng thể triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN giai đoạn 2016-2020. Cơ chế một cửa quốc gia theo định nghĩa tại Luật Hải quan 2014 và các điều ước quốc tế là việc doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước thực hiện thủ tục hành chính để cấp phép và thông quan cho hàng hóa và phương tiện vận tải trên hồ sơ điện tử, giấy phép điện tử qua Cổng thông tin một cửa quốc gia và các hệ thống công nghệ thông tin chuyên ngành. Việc thực hiện kiểm tra chuyên ngành (như kiểm tra chất lượng, kiểm định, kiểm nghiệm...) do các Bộ, ngành thực hiện và kết quả kiểm tra chuyên ngành, giấy phép được kết nối và gửi trực tuyến cho Cổng thông tin một cửa quốc gia để cơ quan hải quan và các cơ quan hữu quan thông quan cho hàng hóa và phương tiện vận tải.

Từ tháng 9/2015, cơ chế một cửa quốc gia đã kết nối kỹ thuật thành công với 04 nước ASEAN (Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Singapore) để trao đổi Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu cho hàng hóa xuất khẩu có xuất xứ ASEAN. Đây là một điểm mới và đánh dấu sự phát triển tích cực đối với pháp luật về đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam. Cơ chế này cũng phần nào đảm bảo hơn tính minh bạch thông tin và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nói chung và nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các nước Asean khi tiến hành đầu tư vào Việt Nam. Vì thế, trong thời gian tới, Việt Nam cần tận dụng sự phát triển của khoa học công nghệ, tiến hành

minh bạch hóa thông tin trong đầu tư kinh doanh và các lĩnh vực khác, kết nối khu vực và quốc tế để đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội.

Thứ tư, hiện nay, xu thế các nước đang thu hút đầu tư nhằm hướng đến xuất khẩu. Việt Nam cũng cần tận dụng những thế mạnh sẵn có của mình để thúc đẩy đầu tư cho sản xuất và xuất khẩu thay vì việc sản xuất cho tiêu dùng. Vì thế, hướng đến đầu tư xuất khẩu cũng như thu hút đầu tư cho xuất khẩu là hướng đi cần thiết. Những lĩnh vực là thế mạnh của Việt Nam như các ngành công nghiệp chế biến, ngành công nghiệp hỗ trợ, nông sản, thuộc da, may mặc, thủy hải sản…, chúng ta cần thu hút đầu tư vào những lĩnh vực này, đặc biệt là đầu tư nước ngoài, với tiềm lực mạnh về tài chính và công nghệ sẽ giúp cho ngành Nông nghiệp và các ngành khác nhanh chóng nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khu vực và thế giới.

Thứ năm, bên cạnh việc thu hút đầu tư nước ngoài để thu hút vốn và công nghệ thì còn nhằm nâng cao năng lực cho người lao động trong nước và chất lượng cuộc sống của họ. Nhiều quốc gia lấy yếu tố lao động, trong đó việc nhà đầu tư nước ngoài buộc phải thuê người lao động tại nước sở tại làm việc là một điều kiện thỏa thuận để được phê duyệt dự án đầu tư. Hay như tại Philippines có quy định các công ty liên doanh hạn chế thuê lao động nước ngoài, họ chỉ được thuê người nước ngoài tối đa là 5 năm để làm những công việc như: kiểm soát viên, kỹ thuật viên, cố vấn. Nếu kéo dài thời gian phải xin phép Ủy ban Đầu tư quốc gia.

Thứ sáu, cần tăng cường và có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, ở Việt Nam còn thiếu vắng những công trình, bài viết có tính chất tổng quan về đặc điểm kinh doanh, hệ thống pháp luật về đầu tư kinh doanh, văn hóa, các luật liên quan: Đất đai, tài chính ngân hàng, lao động, môi trường, thuế, sở hữu, đưa ra những lý do vì sao nên chọn quốc gia này để đầu tư, những lợi ích mà doanh nghiệp sẽ nhận được... Trong khi đó, kinh nghiệm ở các quốc gia ASEAN cho thấy, nhà đầu tư rất dễ để tiếp cận được những tài liệu này, thậm chí luôn được cập nhật hàng năm để nhà đầu tư nắm bắt được các quy định một cách kịp thời. Những tài liệu này thường do các Văn phòng luật sư tư vấn, các cơ quan chuyên về đầu tư kinh doanh của Chính phủ thực hiện. Và được đăng tải công khai và tải miễn phí. Việt Nam cần có những hoạt động tương tự nhằm góp phần minh bạch thông tin, cung cấp

thông tin một cách đầy đủ, để nhà đầu tư dễ dàng trong tiếp cận hệ thống pháp luật. Đó cũng là khâu quan trọng để thu hút đầu tư đạt hiệu quả cao.

3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về ƣu đãi đầu tƣ tại Việt Nam

Luật đầu tư năm 2005 đã giúp Việt Nam nỗ lực tiến mạnh vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Tiếp sau đó là Luật đầu tư năm 2014 có hiệu lực đã khẳng định quyết tâm của nước ta trong việc tạo lên môi trường cạnh tranh lành mạnh công bằng, phù hợp hơn với nền kinh tế. Đường lối chính sách phát triển của Đảng và nhà nước trong công cuộc đổi mới hội nhập kinh tế quốc tế ngày một hợp lý hơn. Luật đầu tư năm 2014 đã và đang đáp ứng tốt về môi trường đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài và đáp ứng được sự thống nhất về khung pháp lý minh bạch.

Kể từ khi Luật đầu tư năm 2014 có hiệu lực (vào ngày 1 tháng 7 năm 2015), qua thời gian thi hành Luật đầu tư năm 2014 còn ngắn, thực tế thực hiện còn chưa thấy rõ ràng, chưa có nhiều văn bản hướng dẫn chi tiết thực hiện nhưng không thể phủ nhận sự tiến bộ và tiềm năng của Luật đầu tư năm 2014… Mặc dù đã có nghị định hướng dẫn về luật đầu tư năm 2014 là Nghị định 118/2015/NĐ-CP nhưng như thế là chưa đủ, nhà nước cần có thêm nghị định hướng dẫn, thông tư hướng dẫn chi tiết hơn nữa. Một số biện pháp ưu đãi vẫn chưa có nghị định hướng dẫn mới mà vẫn phải áp dụng các ưu đãi, mức ưu đãi theo luật cũ khi mà luật mới chưa có quy định. Như vậy là chưa phù hợp với tình hình cụ thể trong nước cần theo dõi, kiểm soát chặt chẽ, sát sao quá trình thi hành áp dụng luật, để từ đó tìm ra các điểm hạn chế, nút thắt còn vướng mắc để có các giải pháp kịp thời. Cần ban hành thêm các nghị định, thông tư hướng dẫn, bổ sung cho nghị định 118/2015/NĐ-CP để hướng dẫn, bổ sung các vấn đề về đầu tư phát sinh trong quá trình áp dụng Luật đầu tư năm 2014, tạo cở sở pháp lý cho hoạt động đầu tư trong thời gian tới, tiếp tục rà soát huy bỏ các văn bản trái với đường lối chính sách của Luật đầu tư và thông lệ quốc tế, tránh chồng chéo mâu thuẫn. Cần phải có kế hoạch cần thiết, dự phòng các vấn đề sẽ xảy ra, tiên đoán sẽ gặp phải, những khó khăn trong việc thi hành pháp luật, từ đó áp dụng kịp thời chứ không phải chờ đến lúc xảy ra rồi mới bổ sung hoàn thiện.

Đối với các dự án trọng điểm, dự án hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế cần có những giải pháp ưu đãi chuẩn xác, đánh giá đúng tình hình thực tế. Tập trung hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội,

xây dựng phê duyệt các quy hoạch còn thiếu, công bố rộng rãi bức tranh tổng thể về phát triển kinh tế, thu hút, ưu đãi, tạo điều kiện cho nhà đầu tư dễ dàng lựa chọn địa điểm, lĩnh vực đầu tư, ưu đãi đầu tư. Thực thi Luật đầu tư năm 2014 có được hiệu quả cần phải tập trung giải quyết một số vấn đề sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn áp dụng pháp luật về ƣu đãi đầu tƣ tại tỉnh quảng ninh (Trang 72 - 76)