6. Kết cấu của luận văn
3.2.1. Đổi mới chínhsách thuế
Tiếp tục rà soát chính sách về thuế để đảm bảo những ưu đãi đối với nhà đầu tư. Cụ thể:
Rà soát các ưu đãi về thuế, đặc biệt là thuế thu nhập doanh nghiệp để cân đối được ngành nghề thực sự cần thu hút, cũng như địa bàn nào cần phải thu hút đầu tư để có chính sách phù hợpđảm bảo về nguồn thu ngân sách nhà nước, khuyến khích được sản xuất phát triển và thu hút nguồn vốn. Cần có những ưu đãi đối với thuế thu nhập vào ngành nghề mà nhà nước đang quan tâm phát triển, ưu tiên phát triển.
Về thuế xuất nhập khẩu, cần khuyến khích phát triển và bảo hộ hợp lý sản xuất kinh doanh trong nước phù hợp với định hướng phát triển của Đảng và Nhà nước, tuân thủ các cam kết đã ký, đồng thời sửa đổi nguyên tắc, thẩm quyền ban hành biểu thuế, thuế suất, quy định mức thuế xuất khẩu tối thiểu của biểu thuế theo danh mục nhóm hàng chịu thuế xuất khẩu thay cho khung thuế suất hiện nay. Đồng thời sửa đổi, bổ sung những quy định về ưu đãi về thuế để khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh xã hội hóa, cần đồng bộ thống nhất hệ thống pháp luật, sửa đổi, bổ sung để góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật. Khắc phục các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Luật thuế xuất nhập khẩu hiện hành, bao gồm các nội dung về phạm vi điều chỉnh và đối tượng không chịu thuế, người nộp thuế, cần đảm bảo phù hợp các cam kết quốc tế và điều ước quốc tế về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Cần đơn giản, tạo thuận lợi cho người nộp thuế, góp phần thực hiện cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
3.2.2. Tăng cường các biện pháp hỗ trợ đầu tư nhằm giảm chi phí cho doanh nghiệp
Để tạo môi trường công bằng minh bạch trong đầu tư ở Việt Nam, cần nghiên cứu đưa ra các biện pháp giảm chi phí hoạt động so với các nước khác về các mặt kinh tế xã hội như vấn đề thuê đất, giá thuê đất, các chi phí vận chuyển, dịch vụ,
vận tải, thông tin liên lạc. Vì thế, Việt Nam cần phải có những chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, đề xuất giải pháp hỗ trợ cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam.
3.2.2.1. Chính sách đất đai
- Bổ sung quy định về việc giao đất có thu tiền sử dụng đất đối với nhà đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc đầu tư xây dựng nhà ở hỗn hợp cả để bán và cho thuê.
- Quy định Nhà nước chủ động thu hồi đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố, tổ chức việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để tạo quỹ đất “sạch” làm cơ sở để thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài. Tạo điều kiện cho các nhà đầu tư yên tâm bỏ vốn vào đầu tư trên cơ sở cạnh tranh công bằng thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện các dự án.
- Nhà đầu tư được thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản thuộc quyền sở hữu của mình gắn liền với đất tại ngân hàng ở nước ngoài.
- Tiếp tục rà soát và xem xét lại giá cho thuê đất, miễn giảm tiền thuê đất trong một số năm đầu tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
3.2.2.2. Chính sách về tín dụng và ngoại hối.
- Chủ động, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, đảm bảo an toàn tài chính tín dụng.
- Điều hành lãi suất và tỷ giá phù hợp với diễn biến kinh tế, tiền tệ, đặc biệt là lạm phát, đảm bảo giá trị đồng tiền Việt Nam tránh việc đôla hóa, vàng hóa trong nền kinh tế, thực hiện chính sách cho vay ngoại tệ phù hợp với chủ trương của chính phủ.
- Thực hiện các giải pháp điều hành tín dụng theo hướng mở rộng đi đôi với việc kiểm soát chất lượng tín dụng, tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh. Cần có các chính sách tín dụng phù hợp với chính sách ngành kinh tế, chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng tập trung vốn cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của chính phủ.
- Đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu và tăng cường phối hợp với các chính sách pháp luật khác.
3.2.2.3 Hoàn thiện các biện pháp khuyến khích và bảo hộ đầu tư
Nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, chúng ta cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ. Trước hết, phải hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư nhằm tạo môi trường đầu tư đồng bộ, minh bạch, rõ ràng và có tính tiên liệu. Sửa đổi chính sách ưu đãi đầu tư phù hợp với định hướng thu hút đầu tư giai đoạn tới, đồng thời đảm bảo tính hấp dẫn, cạnh tranh so với các nước trong khu vực. Cải tiến một cách căn bản phương thức xúc tiến đầu tư theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, theo từng ngành, lĩnh vực, khu vực và đối tác. Công tác quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng được chú trọng cải thiện hiệu quả, đặc biệt là tập trung chuyển đổi mạnh áp dụng chế độ hậu ưu đãi và hậu kiểm, kết hợp tăng cường chế độ báo cáo, thống kê và giám sát, thanh tra. Cuối cùng, trong thời gian tới, Chính phủ sẽ cần tập trung nâng cao hiệu lực chỉ đạo, điều hành gắn với đẩy mạnh cải cách hành chính giảm chi phí và thời gian thực hiện các thủ tục cho công dân và doanh nghiệp; kiên quyết đẩy mạnh hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí để tạo môi trường kinh tế xã hội thuận lợi, cạnh tranh thu hút mạnh mẽ hơn nữa dòng vốn đầu tư.
Trong bối cảnh quốc tế và trong nước có những diễn biến nhanh và phức tạp, mang lại không ít những cơ hội và thách thức cho việc thu hút đầu tư, cần có giải pháp đột phá, có hiệu quả và tính thực thi cao để cải thiện môi trường đầu tư, tiếp tục thu hút và phát huy tối đa hiệu quả của nguồn vốn đầu tư. Sự gia tăng quy mô và chất lượng liên kết kinh tế quốc tế không những tăng cường nguồn lực phát triển nền kinh tế mà còn là động lực của việc tiếp tục đổi mới trong nước và giảm thiểu sức ép, rủi ro từ bên ngoài. Vì vậy cần hoàn thiện hơn nữa các biện pháp khuyến khích đầu tư cũng như bảo hộ đầu tư một cách toàn diện hơn nữa, để phát triển nền kinh tế cũng như ứng phó với các vấn đề khókhăn gặp phải trong thời gian tới.