7. Kết cấu của luận văn:
2.2. Thực trạng quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công Thương
Việt Nam – Chi nhánh Vân Đồn
2.2.1. Thực trạng rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Vân Đồn Nam – Chi nhánh Vân Đồn
Sau 5 năm hoạt động, cùng với sự gia tăng về quy mô, nguồn vốn, dư nợ, số lượng nhân sự và đa dạng hóa các sản phẩm, hoạt động kinh doanh của Vietinbank Vân Đồn đã đạt được những kết quả nhất định.Tuy nhiên Vietinbank Vân Đồn cũng đã và đang đối mặt với nhiều loại rủi ro tiềm ẩn trong tất cả các lĩnh vực hoạt động.
Hiện tại số lỗi rủi ro hoạt động của Chi nhánh được thống kê qua hệ thống Risk profile. Các lỗi được thống kê từ 3 nguồn: Lỗi phát hiện từ phòng KTKSNB, lỗi chi nhánh tự phát hiện và lỗi từ bộ phận giám sát giải ngân chi nhánh (Phịng hỗ trợ tín dụng). Tuy nhiên các lỗi rủi ro hoạt động tại Chi nhánh chủ yếu là lỗi ghi nhận từ phòng KTKSNB, lỗi tự phát hiện và từ bộ phận giám sát giải ngân chưa được thống kê đầy đủ.
Bảng 2.5: Lỗi rủi ro hoạt động theo các nghiệp vụ tại Vietinbank Vân Đồn
Đơn vị tính: số lỗi
STT Loại nghiệp vụ Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
1 Tín dụng 19 8 23
2 Chuyển tiền 7 7 14
3 Huy động vốn 17 9 15
4 Thẻ 7 15 10
5 Kế toán nội bộ 4 1 16
6 Kinh doanh ngoại tệ 2 1 0
7 Tiền tệ kho quỹ 8 10 8
8 Điện toán 2 0 0
(Nguồn: Báo cáo rủi ro hoạt động nội bộ tại Vietinbank Vân Đồn, tr5)
Tổng số lỗi năm 2017 là 51 lỗi, giảm 15 lỗi so với năm 2016 (tương ứng với tỷ lệ giảm 22,73%), năm 2018, tổng số lỗi là 87 lỗi tăng 36 so với năm 2017 (tương ứng với tỷ lệ giảm 41,38%). Nguyên nhân số lượng lỗi năm 2018 của Chi nhánh cao hơn các năm trước là do trong năm có đồn kiểm tra tồn diện của trụ sở chính Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam về kiểm tra tồn bộ các mặt nghiệp vụ của Chi nhánh, các lỗi được ghi nhận tại thời điểm kiểm tra năm 2018, tuy nhiên thời điểm phát sinh các lỗi tuân thủ này bao gồm cả các lỗi phát sinh năm 2016, 2017.
Các nghiệp vụ có số lỗi rủi ro hoạt động phát sinh lớn nhất qua các năm là tín dụng, huy động vốn, thẻ, chuyển tiền, tiền tệ kho quỹ, kế toán nội bộ. Lỗi liên quan đến đạo đức của cán bộ không phát sinh tại Vietinbank Vân Đồn. Tín dụng là nghiệp vụ phát sinh số lỗi nhiều nhất, chủ yếu là các lỗi: như hồ sơ của khách hàng không đúng quy định, hồ sơ giải ngân khơng đầy đủ, khơng phù hợp, khơng chính, chấm điểm tín dụng khơng đúng quy định…
Ví dụ cụ thể lỗi phát sinh nghiệp vụ tín dụng tại Vietinbank Vân Đồn: Hồ sơ tín dụng của khách hàng Nguyễn Tuấn Anh chưa đầy đủ. KH kinh doanh dịch vụ ăn uống và là nguồn trả nợ ngân hàng, tuy nhiên giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm của khách hàng đã hết hạn 20/04/2018, đến thời điểm kiểm tra là ngày 26/07/2018 vẫn chưa được cấp lại. Nguyễn nhân, cán bộ tín dụng trẻ, thiếu kinh nghiệm nên chưa theo dõi hồ sơ khoản vay của khác hàng thường xuyên, chưa thu thập và bổ sung đủ hồ sơ khi hết hạn. Lỗi được đoàn kiểm tra toàn diện chi nhánh phát hiện khi kiểm tra hồ sơ. Chi nhánh đã yêu cầu khách hàng bổ sung đủ hồ sơ để khắc phục lỗi trên.
Lỗi phát sinh ở nghiệp vụ huy động vốn chủ yếu ở các lỗi: Hạch toán sai quy định (sai tài khoản, sai loại tiền, số tiền), nhập sai thơng tin giao dịch, khơng duy trì mẫu dấu, chữ ký đúng quy định, thu phí sai, chứng từ phát hành thẻ tiết kiệm và giấy nộp tiền vào tài khoản không khớp với thông tin trên hệ thống…
Ví dụ cụ thể lỗi phát sinh nghiệp vụ huy động vốn tại Vietinbank Vân Đồn: Ngày 06/02/2018 GDV hạch toán rút tiền từ tài khoản thanh tốn sai số tài khoản trích nợ của khách hàng Lương Bích Huyền (tài khoản đúng: 109867025249; tài khoản sai: 108003818939). Nguyễn nhân là do giao dịch viên sơ suất đánh sai số tài khoản thanh toán khi khách hàng rút tiền, lãnh đạo phịng kiểm sốt không chăt chẽ. Lỗi này đã được cán bộ hậu kiểm phát hiện vào ngày 09/02/2018. Chi nhánh đã khắc phục bằng giao dịch hủy bút toán rút tiền sai tài khoản và hạch toán rút tiền đúng tài khoản.
Lỗi phát sinh ở nghiệp vụ thẻ gồm các lỗi: nhập thông tin thẻ của khách hàng trên hồ sơ máy khác với hồ sơ giấy, chứng từ hồ sơ phát hành thẻ không đầy đủ, không hợp lệ, không lập đầy đủ các báo cáo/sổ giao nhận theo quy định của NHCT, không lưu cuống pin/ phiếu giao nhận theo quy định.
Lỗi phát sinh ở nghiệp vụ chuyển tiền chủ yếu là các lỗi: hạch toán sai số tiền, lập điện sai thông tin (sai tên, số tài khoản, sai loại tiền), thu phí chuyển tiền sai quy định, hồ sơ chuyển tiền thiếu chứng từ theo quy định, các yếu tố trên yêu cầu chuyển tiền không đầy đủ, hợp lệ, không theo dõi, phát hiện và xử lý điện lỗi hoặc điện bị từ chối kịp thời…
Lỗi phát sinh ở nghiệp vụ tiền tệ kho quỹ: Hạch tốn, nhập thơng tin giao dịch tiền mặt nội bộ NHCT khơng chính xác, khơng lập đầy đủ các loại chứng từ, nghiệp vụ kho quỹ (không in nhật ký thành phần ra vào kho tiền) , sử dụng/bảo quản/bàn giao chìa khóa kho tiền, gian đệm, két sắt không đúng quy định,…
Lỗi phát sinh ở nghiệp vụ kế toán nội bộ gồm các lỗi: Hạch toán sai tài khoản, sai số tiền, phân bổ các khoản chi phí khơng đúng quy định, tạm ứng/ thanh toán khi chưa đủ các chứng từ, hoá đơn bắt buộc theo quy định, hạch toán vào hệ thống chậm trễ, làm phát sinh số dư sai tính chất, lệch sổ sách…
Tất cả các lỗi phát sinh đều được Chi nhánh đôn đốc khắc phục chỉnh sửa ngay trong năm (đầu mối tại phịng Tổng hợp) nên chi nhánh khơng có lỗi tồn. Đối với các cán bộ và lãnh đạo phịng vi phạm lỗi, Chi nhánh đều có trừ điểm KPI trên
Ngồi ra Chi nhánh cịn theo dõi qua hệ thống Risk profle số lần vượt ngưỡng nguy hiểm ở các nghiệp vụ (KRI). Theo đó từ 2016-2018 chỉ có 2 nghiệp vụ vượt ngưỡng nguy hiểm: nghiệp vụ tiền tệ kho quỹ (số lần thừa tiền mặt ở máy ATM), nghiệp vụ tín dụng (khách hàng không được xếp hạng tín dụng theo đúng quy định). Tuy nhiên đối với ngưỡng nguy hiểm là thừa tiền mặt ở máy ATM chủ yếu do các giao dịch treo phát sinh khi khách hàng rút tiền bị lỗi, các giao dịch này sẽ được hoàn trả lại tài khoản khi các khách hàng làm thủ tục tra soát, nên mức độ nghiêm trọng là không cao.
Bảng 2.6 Số lần vượt ngưỡng nguy hiểm
Nghiệp vụ Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Tiền tệ kho quỹ 4 2 14
Tín dụng 1 0 0
(Nguồn:Báo cáo rủi ro hoạt động nội bộ tại Vietinbank Vân Đồn, tr7)
Về đánh giá tổn thất do các rủi ro xảy ra: Hầu hết các rủi ro xảy ra đều được khắc phục do đó tổn thất rịng trong các năm 2016-2018 đều bằng 0.
NHCT đánh giá công tác QTRRHĐ tại chi nhánh thông qua chỉ tiêu KPI tuân thủ. Chỉ tiêu này đo lường hàng tháng và xếp hạng theo 5 mức tương ứng với điểm đạt được tại cấu phần KPI tuân thủ trong thẻ điểm của Giám đốc chi nhánh như sau:
Bảng 2.7 Điểm KPI tuân thủ theo hạng KPI tuân thủ
Hạng KPI tuân thủ Điểm KPI tuân thủ
Tốt 100%
Khá 75%
Trung bình 50%
Yếu 25%
Rất yếu 0%
Trong giai đoạn 2016-2018, điểm KPI tuân thủ của Vietinbank Vân Đồn là 100%. Do đó cơng tác quản trị RRHĐ tại chi nhánh được đánh giá là tương đối tốt.
2.2.2. Xây dựng môi trường quản trị rủi ro hoạt động
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (NHCT) đã ban hành rất nhiều văn bản về quản trị rủi ro hoạt động: Quy định quản lý rủi ro hoạt động (hiện tại theo Quyết định số 804/2018/QĐ-HĐQT-NHCT7 ngày 25/12/2018, khẩu vị RRHĐ, quy trình ghi nhận tổn thất sự kiện rủi ro hoạt động, quy trình thiết lập sử dụng và quản lý chỉ số rủi ro hoạt động chính trong hệ thống,….với nguyên tắc quản trị RRHĐ là trách nhiệm của mọi đơn vị, cá nhân trong NHCT.
Sơ đồ 2.3: Mơ hình tổ chức QTRRHĐ tại Vietinbank
(Nguồn: Quyết định số 804/2018/QĐ-TGĐ-NHCT7 ngày 25/12/2018,NHCT, tr25)
Các vòng kiểm soát:
Tuyến bảo vệ thứ nhất: bao gồm Chi nhánh, Đơn vị TSC đầu mối và Đơn vị TSC liên quan, thực hiện nhiệm vụ sau:
- Triển khai thực hiện QLRRHĐ tại Đơn vị bao gồm nhận dạng, đo lường, theo dõi, kiểm soát và báo cáo RRHĐ; đề xuất, thiết lập các biện pháp kiểm soát/ hành động giảm thiểu RRHĐ/triển khai các phương án khắc phục để xử lý các lỗ hổng về kiểm soát;
Ban kiểm soát
Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
Uỷ ban Quản lý rủi ro
Tuyến bảo vệ thứ ba Hội đồng rủi ro
Tuyến bảo vệ thứ hai
Đại hội đồng cổ đông Tuyến bảo vệ thứ nhất Phó tổng giám đốc/ Giám đốc khối Phòng KTNB Đơn vị TSC đầu mối Đơn vị TSC liên quan Chi nhánh Phòng QLRRHĐ Phòng Quản lý tuân thủ
- Đảm bảo các quyết định có RRHĐ minh bạch, rõ rang, phù hợp với chiến lược QLRR, chỉ tiêu RRHĐ trong khẩu vị rủi ro, hạn mức kiểm soát RRHĐ, hạn mức RRHĐ các cấp
- Tuân thủ các biện pháp kiểm soát được cài đặt/ thiết lập trong quy định, quy trình/hệ thống trong quá trình tác nghiệp, kinh doanh, đảm bảo biện pháp kiểm soát được thực hiện đầy đủ, hiệu quả trong hoạt động hàng ngày.
- Các đơn vị trụ sở chính đầu mối có nhiệm vụ đầu mối, phối hợp với các đơn vị trụ sở chính liên quan thực hiện các nội dung sau:
+ Phối hợp xây dựng, triển khai, sử dụng hệ thống, phần mềm công nghệ phục vụ công tác QLRRHĐ trong lĩnh vực phụ trách;
+ Phối hợp với tuyến bảo vệ thứ 2 trong việc: phát hiện và xử lý các RRHĐ theo lĩnh vực phụ trách; xây dựng danh mục RRHĐ/biện pháp kiểm soát/kế hoạch hành động đối với sản phẩm dịch vụ, quy trình/quy định và các thay đổi trọng yếu;
+ Đối với hạn mức RRHĐ trong Khối: Thiết lập tương ứng theo loại hình giao dịch, hoạt động kinh doanh, phân khúc khách hàng, loại RRHĐ quản lý đảm bảo phù hợp và không vi phạm hạn mức RRHĐ cấp Khối;
+ Đối với chỉ tiêu QLRRHĐ trong khẩu vị rủi ro, hạn mức kiểm soát RRHĐ, hạn mức RRHĐ các cấp: kiểm soát, giám sát, theo dõi để cảnh báo, nhận biết sớm RRHĐ và nguy cơ vi phạm; phối hợp với tuyến bảo vệ thứ 2 để xử lý khi vi phạm;
+ Báo cáo công tác QLRRHĐ theo quy định.
Tuyến bảo vệ thứ hai: bao gồm phòng QLRRHĐ và Phòng quản lý tuân thủ.
Trong đó, phịng QLRRHĐ chịu trách nhiệm quản lý đối với 8 loại RRHĐ đặc thù bao gồm: Rủi ro nguồn nhân lực, rủi ro tài sản hữu hình, rủi ro ứng dụng cơng nghệ thơng tin, rủi ro văn bản chính sách, rủi ro an tồn thơng tin nội bộ, rủi ro tác nghiệp, rủi ro thuê ngoài, rủi ro gián đoạn hoạt động kinh doanh. Phòng quản lý tuân thủ chịu trách nhiệm quản lý đối với 4 loại RRHĐ đặc thù bao gồm: Rủi ro gian lận nội bộ, rủi ro bảo mật thơng tin khách hàng, rủi ro gian lận bên ngồi, rủi ro tuân thủ.
- Xây dựng chính sách, văn bản chính sách và mơ hình, hệ thống, cơng cụ QLRRHĐ.
+ Phối hợp với tuyến bảo vệ thứ nhất xây dựng chính sách QLRRHĐ và chỉ tiêu QLRRHĐ trong khẩu vị rủi ro, hạn mức kiểm soát RRHĐ, hạn mức RRHĐ, đề xuất mơ hình tổ chức QLRRHĐ phù hợp với quy định của pháp luật, thông lệ quốc tế và thực tiễn hoạt động kinh doanh của NHCT;
+ Phối hợp với tuyến bảo vệ thứ nhất xây dựng văn bản chính sách cấp 3,4,5 về QLRRHĐ;
+ Phối hợp với tuyến bảo vệ thứ nhất xây dựng, triển khai các hệ thống, phần mềm, mô hinh phục vụ công tác QLRRHĐ;
- Triển khai, giám sát QLRRHĐ
+ Đối với chỉ tiêu QLRRHĐ trong khẩu vị rủi ro, hạn mức kiểm soát rủi ro hoạt động, hạn mức rủi ro hoạt động: là đầu mối xây dựng các chỉ tiêu này cấp toàn hàng; phân bổ hạn mức kiểm soát rủi ro hoạt động, hạn mức rủi ro hoạt động cấp khối; độc lập và/hoặc phối hợp với cá đơn vị thuộc tuyến bảo vệ thứ nhất theo dõi chỉ tiêu QLRRHĐ trong khẩu vị rủi ro, hạn mức kiểm soát RRHĐ, hạn mức RRHĐ để cảnh báo, nhận biết sớm rủi ro và nguy cơ vi phạm hạn mức RRHĐ; giám sát công tác thực hiện hạn mức kiểm soát RRHĐ; định kỳ phối hợp với tuyến bảo vệ thứ nhất rà soát, điều chỉnh chỉ tiêu QLRRHĐ trong khẩu vị rủi ro, hạn mức RRHĐ.
+ Độc lập và chủ động phối hợp với các đơn vị giám sát, đánh giá việc thực thi các chính sách QLRRHĐ, văn bản chính sách đối với RRHĐ đặc thù được giao phụ trách trong NHCT;
+ Trực tiếp thực hiện giám sát, QLRRHĐ đặc thù được giao phụ trách cho các rủi ro mang tính trọng yếu theo HĐQT, ban điều hành;
+ Thực hiện chỉ đạo của HĐQT, Tổng giám đốc, Giám đốc khối QLRR, Giám đốc khối Pháp chế tuân thủ trong việc xử lý, khắc phục các tồn tại, hạn chế về QLRRHĐ;
Riêng phịng QLRRHĐ có thêm trách nhiệm sau:
- Xây dựng văn bản chính sách: Chủ trì soạn thảo quy định QLRRHĐ trong hệ thống NHCT (văn bản chính sách cấp 2 về QLRRHĐ)
- Triển khai, giám sát QLRRHĐ:
+ Nhận diện, đánh giá và đề xuất xây dựng danh mục RRHĐ/ biện pháp kiểm soát/kế hoạch hành động đối với sản phẩm dịch vụ, quy trình/quy định và các thay đổi trọng yếu thông qua các công cụ QLRRHĐ, đánh giá RRHĐ của sản phẩm dịch vụ;
+ Đầu mối quản lý và xử lý tổn thất cho RRHĐ thông qua công tác truy đòi đối với các loại bảo hiểm RRHĐ cấp tồn hàng, quỹ dự phịng tài chính của NHCT;
+ Tính vốn yêu cầu cho RRHĐ theo phạm vi riêng lẻ và hợp nhất theo quy định nội bộ của NHCT và yêu cầu của cơ quan quản lý;
Tuyến bảo vệ thứ ba: Là phịng Kiểm tốn nội bộ, thực hiện chức năng kiểm toán nội bộ về QLRRHĐ:
- Kiểm tra, đánh giá độc lập việc tuân thủ cơ chế, chính sách quy định nội bộ về QLRRHĐ của HĐQT, Tổng giám đốc, tuyến bảo vệ thứ nhất và tuyến bảo vệ thứ hai bao gồm cả việc xác định các tồn tại, hạn chế và nguyên nhân;
- Rà sốt, đánh giá độc lập tính thích hợp, tuân thủ quy định của pháp luật của cơ chế, chính sách, quy định nội bộ về QLRRHĐ, bao gồm cả việc xác định các tồn tại, hạn chế và nguyên nhân;
- Đề xuất, kiến nghị đối với HĐQT, Tổng giám đốc, Giám đốc Khối QLRR, tuyến bảo vệ thứ nhất và tuyến bảo vệ thứ hai để xử lý các tồn tại, hạn chế về QLRRHĐ.
Hội đồng quản trị (HĐQT):
- Ban hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ hoặc đình chỉ các chiến lược QLRRHĐ, văn bản chính sách QLRRHĐ theo thẩm quyền;
- Giám sát Tổng giám đốc trong việc: Tổ chức thực hiện chiến lược QLRRHĐ, văn bản chính sách QLRRHĐ; xử lý khác phục tồn tại, hạn chế của QLRRHĐ theo kiến nghị của ban kiểm soát, NHNN, tổ chức kiểm toán độc lập và các cơ quan chức năng khác; tổ chức thực hiện các nội dung khác về QLRRHĐ do HĐQT quy định trong từng thời kỳ.
Uỷ ban Quản lý rủi ro
Ủy ban QLRR là cơ quan tham mưu, giúp việc cho HĐQT trong giám sát các cá nhân, bộ phận thực hiện nhiệm vụ của HĐQT và các nội dung có liên quan khác theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Ủy ban QLRR.
Tổng giám đốc:
- Tổ chức triển khai thực hiện công tác QLRRHĐ bao gồm:
+ Tổ chức thực hiện chính sách và văn bản chính sách QLRRHĐ nhằm hướng