Cam kết bảo lãnh và soạn thảo cam kết bảo lãnh dự thầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển bảo lãnh dự thầu cho các ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 57 - 59)

Do yêu cầu bảo lãnh xuất phát từ hồ sơ mời thầu nên các yếu tố trong cam kết bảo lãnh phải được xây dựng từ nội dung hồ sơ mời thầu và đơn đề nghị bảo lãnh của bên yêu cầu bảo lãnh. Do đó hồ sơ mời thầu được xem như một hợp đồng cơ sở hay hợp đồng gốc, chính vì vậy, việc nghiên cứu đảm bảo đúng các nội dung trong hồ sơ mời thầu là yếu tố tiên quyết để hình thành nội dung cam kết bảo lãnh.

Nội dung của cam kết bảo lãnh tối thiểu phải có các nội dung sau: + Các quy định pháp luật áp dụng:

Thông thường bảo lãnh dự thầu được điều chỉnh và giải thích theo pháp luật Việt Nam

Tuy nhiên đối với một số các trường hợp bảo lãnh có yếu tố nước ngoài: Bảo lãnh được điều chỉnh và giải thích theo pháp luật Việt Nam hoặc Quy tắc thống nhất

về bảo lãnh theo yêu cầu (URDG) ấn bản số 458/ ấn bản số 758 của Phòng thương mại quốc tế (ICC)

+ Số hiệu, hình thức cam kết bảo lãnh: theo quy định từng ngân hàng, tuy nhiên thông thường mỗi ngân hàng sẽ có một ký hiệu số riêng hoặc mã QR code để hệ thống nhận diện theo dõi cũng như đảm bảo cho việc xác thực tính chân thực đối với bảo lãnh dự thầu của Bên nhận bảo lãnh

+ Thông tin về các bên trong quan hệ bảo lãnh: tương tự như trong quy định của thỏa thuận/ hợp đồng cấp bảo lãnh

+ Ngày phát hành bảo lãnh: là ngày thực tế ký cam kết bảo lãnh (ghi cụ thể ngày/ tháng/ năm), phải đúng hoặc sau ngày ký Thỏa thuận cấp bảo lãnh

+ Ngày bắt đầu có hiệu lực của bảo lãnh và/ hoặc trường hợp bắt đầu hiệu lực của bảo lãnh cùng với ngày hết hiệu lực và/ hoặc trường hợp hết hiệu lực của bảo lãnh:

Ngày bắt đầu có hiệu lực của bảo lãnh và/ hoặc trường hợp bắt đầu hiệu lực của bảo lãnh phải đúng hoặc sau ngày phát hành cam kết bảo lãnh

Thời gian có hiệu lực của bảo lãnh dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, thông thường bằng thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu và hồ sơ đề xuất cộng thêm 30 ngày. Do đấu thầu là hình thức công khai dẫn đến việc hồ sơ mời thầu sẽ quy định rất rõ ràng về thời hạn hiệu lực của bảo lãnh dự thầu để các nhà thầu có cơ sở thực hiện, tránh việc cạnh tranh thầu không công bằng.

+ Số tiền bảo lãnh, đồng tiền bảo lãnh:

Số tiền bảo lãnh phải được xác định cụ thể (ghi rõ số tiền bằng số và bằng chữ). Trường hợp số tiền bảo lãnh có dung sai (+-%) thì số tiền bảo lãnh được xác định theo số tiền tối đa.

Đồng tiền bảo lãnh là VNĐ hoặc ngoại tệ. Ngân hàng phát hành bảo lãnh bằng ngoại tệ đối với khách hàng đáp ứng được tất cả các điều kiện phát hành bảo lãnh và tuân thủ quy định của pháp luật quản lý ngoại hối từng thời kỳ.

+ Nghĩa vụ được bảo lãnh: nghĩa vụ và tính cam kết của các nhà thầu khi tham gia đấu thầu. Trên bề mặt cam kết bảo lãnh phải dẫn chiếu thông tin cụ thể về gói thầu và số hiệu gói thầu (nếu có) để làm căn cứ xác định nghĩa vụ bảo lãnh.

Đối với bảo lãnh có điều kiện: Ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh sau khi bên nhận bảo lãnh xuất trình Đề nghị thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, Cam kết bảo lãnh gốc (tùy từng trường hợp) và tài liệu, chứng từ chứng minh bên được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh mà trong trường hợp bảo lãnh dự thầu thông thường là rút thầu hoặc trúng thầu nhưng không thực hiện ký kết và giao dịch hợp đồng.

Đối với bảo lãnh vô điều kiện: Ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh sau khi bên nhận bảo lãnh xuất trình Đề nghị thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, Cam kết bảo lãnh gốc (tùy từng trường hợp) và hồ sơ khác theo quy định tại cam kết bảo lãnh (nếu có) + Cách thức kiểm tra tính xác thực của cam kết bảo lãnh theo quy định của từng ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển bảo lãnh dự thầu cho các ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)