Kiến nghị với Khách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển bảo lãnh dự thầu cho các ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 91)

Khách hàng của các ngân hàng thương mại trong hoạt động bảo lãnh dự thầu rất đa dạng, tuy nhiên chủ yếu là các doanh nghiệp. Với tình hình phát triển kinh tế cũng như chuyển đổi cơ chế đấu thầu như hiện tại, các doanh nghiệp phần lớn cần tham gia đấu thầu để thực hiện ký kết các hợp đồng có giá trị lớn. Bảo lãnh dự thầu của ngân hàng là một biện pháp bảo đảm mang lại lợi ích tài chính cho doanh nghiệp trong hoạt động đấu thầu. Thông qua bảo lãnh dự thầu các doanh nghiệp cũng chứng minh được năng lực và uy tín của mình trước Bên mời thầu/ Chủ đầu tư. Tuy nhiên để bảo lãnh dự thầu phát triển và trở nên phổ biến rộng rãi hơn nữa, các doanh nghiệp cũng cần thay đổi tư duy để đảm bảo tối thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, cụ thể:

- Doanh nghiệp cần phải nắm rõ rủi ro mà mình có thể gặp phải trong hoạt động bảo lãnh dự thầu, tránh trường hợp hiểu cứng nhắc theo Hồ sơ mời thầu của Chủ đầu tư. Bản thân các doanh nghiệp khi tham gia đấu thầu phải cẩn trọng cũng như cân đối đảm bảo rủi ro và lợi ích của mình. Để đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp, bản thân các doanh nghiệp cần đề xuất hoạt động bảo lãnh dự thầu không nên thiên về bảo

lãnh một mặt cho bên thụ hưởng bảo lãnh bằng cách sử dụng mẫu bảo lãnh có điều kiện, cho phép các doanh nghiệp có quyền kiểm tra đối chiếu lỗi chứng từ phù hợp thực tế, tránh trường hợp bị truy đòi bảo lãnh vô điều kiện.

- Ngoài ra doanh nghiệp cũng cần tự ý thức trong việc tham gia hoạt động đấu thầu một cách có chọn lọc và phù hợp với thực tế năng lực của bản thân, tránh trường hợp tham gia một cách tran lan phát sinh rủi ro truy đòi từ bảo lãnh dự thầu của ngân hàng. Điều này sẽ dẫn đến suy giảm chất lượng hoạt động bảo lãnh dự thầu của ngân hàng cũng như phát sinh nghĩa vụ nhận nợ bắt buộc đối với doanh nghiệp, từ đó dẫn đến việc khó tiếp cận nguồn vốn cho các doanh nghiệp.

Nhìn chung, các doanh nghiệp cũng cần trau dồi cũng như đào tạo đội ngũ nhân viên các phòng ban liên quan trực tiếp đến hoạt động đấu thầu như phòng đấu thầu, phòng kế toán nắm được và hiểu được luật cũng như quy trình phát hành bảo lãnh dự thầu tại ngân hàng. Thông qua đó các doanh nghiệp có thể thuận lợi đáp ứng các điều kiện phát hành bảo lãnh dự thầu tại ngân hàng, từ hoạt động đấu thầu mở rộng và phát triển hơn nữa hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

Mặc dù đang trong giai đoạn cả nước gồng mình chống dịch Covid hoành hành, được sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, Việt Nam nói chung vẫn có những bước phát triển kinh tế đáng ghi nhận và ngành Ngân hàng nói riêng cũng vẫn duy trì được tốc độ phát triển cũng như các chỉ tiêu doanh thu lợi nhuận ở mức cao. Những con số tăng trưởng ấn tượng trong hoạt động đấu thầu cũng như trong hoạt động bảo lãnh dự thầu của các ngân hàng thương mại cũng đang cho thấy sự phát triển gia tăng không ngừng về nhu cầu của các Bên liên quan. Chính điều này đỏi hỏi các ngân hàng thương mại cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc cải tiến, hoàn thiện bản thân quy trình, đội ngũ nhân sự của từng ngân hàng, hướng tới phát triển mở rộng, chuẩn hoá đối với hoạt động bảo lãnh dự thầu mà hiện tại các ngân hàng đang cung cấp đến khách hàng.

Với mong muốn góp phần vào sự phát triển của hoạt động bảo lãnh dự thầu tại các ngân hàng thương mại tại Việt Nam, tác giả đã đi vào nghiên cứu cơ sở lý luận về bảo lãnh dự thầu, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động bảo lãnh dự thầu tại một số ngân hàng thương mại tiêu biểu để từ đó đưa ra một số giải pháp có thể thực hiện được trong thời gian tới. Đồng thời luận văn cũng có một số kiến nghị, đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng như các doanh nghiệp là các khách hàng của các tổ chức tín dụng để các giải pháp mang tính khả thi hơn.

Mặc dù tác giả cũng đã hết sức cố gắng nhưng do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan nên đề tài khó tránh khỏi những sai sót nhất định. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của Quý Thầy Cô, bạn bè và anh, chị, em đồng nghiệp để đề tài ngày một hoàn thiện hơn. Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Đặng Thị Nhàn đã quan tâm và tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng Việt

1. GS. TS. Nguyễn Văn Tiến và TS. Nguyễn Thị Lan, 2014, Giáo trình tín dụng

ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê.

2. Nguyễn Văn Tiến và Nguyễn Thu Thủy, 2014, Giáo trình nguyên lý và nghiệp

vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản thống kê.

3. Quốc hội, 2013, Luật Đấu thầu.

4. Quốc hội, 2015, Bộ luật dân sự.

5. Quốc hội, 2010, Luật các tổ chức tín dụng.

6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2015, Thông tư quy định về bảo lãnh ngân hàng số 07/2015/TT-NHNN.

7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2017, Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 07/2015TT-NHNN ngày 25 tháng 06 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về bảo lãnh ngân hàng số 13/2017/TT-NHNN.

8. Bộ kế hoạch và đầu tư, 2015, Thông tư quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu xây lắp số 03/2015/TT-BKHĐT.

9. Bộ kế hoạch và đầu tư - Bộ Tài chính, 2015, Thông tư liên tịch quy định chi tiết việc cung cấp đăng tải thông tin về đấu thầu và lựa chọn nhà thầu qua mạng số 07/2015/TTLT-BKHĐT-BTC.

10. Bộ kế hoạch và đầu tư, 2019, Thông tư quy định chi tiết việc cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu, lộ trình áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng và quản lý, sử dụng giá trị bảo đảm dự thầu, bảo đảm thực hiện hợp đồng không được hoàn trả.

11. Trương Thanh Đức, 2020, Cẩm nang pháp luật ngân hàng, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Sự thật.

12. Trần Thị Phương Thảo, 2018, Phát triển dịch vụ bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP

Kỹ thương Việt Nam - chi nhánh Đà Nẵng, Luận văn thạc sỹ.

13. Trương Thị Thu Hằng, 2013, Giải pháp hoàn thiện hoạt động bảo lãnh tại Ngân

14. Trần Minh Thắm, 2011, Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng tại Ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà thành phố Hồ Chí Minh

(HDBank), Luận văn thạc sỹ.

15. Nguyễn Minh Kiều, 2014, Nghiệp Vụ Ngân Hàng Thương Mại Hiện Đại, Nhà xuất bản tài chính.

16. Brett King, 2020, Bank 4.0, Nhà Xuất Bản Thông Tin Và Truyền Thông.

17. Quang Minh, 2015, Hướng Dẫn Bảo Lãnh Tín Dụng Chiến Lược Kinh Doanh,

Nhà xuất bản lao động.

18. Báo Quản lý Đầu tư và Đổi mới Tài chinh, 2016, The importance of bank

guarantees in modern business (business environment in Serbia)

Tài liệu Tiếng Anh

19. Roeland F. Bertrams, 2012, Bank Guarantees in international trade

20. Matti S. Kurkela, 2007, Letters of Credit and Bank Guarantees under

International Trade Law, Oxford University Press.

21. Peter S. Rose and Sylvia C. Hudgins, 2008, Bank Management & Financial Service.

Tài liệu lưu hành nội bộ

22. Quy trình tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội hiệu lực từ ngày 19/03/2020.

23. Quy định nghiệp vụ cấp tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội hiệu lực từ ngày 22/06/2020.

Website

24. Bùi Đức Giang, 2020, Khuôn khổ pháp lý chung về bảo lãnh nhìn từ thực tiễn

cấp tín dụng có bảo đảm, Tạp chí Ngân hàng số 16, xem 08/03/2021

<http://tapchinganhàng.com.vn/khuon-kho-phap-ly-chung-ve-bao-lanh-nhin-tu- thuc-tien-cap-tin-dung-co-bao-dam.htm>

25. Nguyễn Thị Hòa, 2020, Những xu hướng mới trong hoạt động kinh doanh ngân

hàng và vấn đề đặt ra với các ngân hàng thương mại Việt Nam, Tập chí ngân

hàng số 1+2, xem 10/03/2021

<http://tapchinganhàng.gov.vn/nhung-xu-huong-moi-trong-hoat-dong-kinh- doanh-ngan-hàng-va-van-de-dat-ra-voi-cac-ngan-hàng-thuong-ma.htm>

26. Bùi Đức Giang, 2016, Một số rủi ro pháp lý đối với ngành ngân hàng khi phát

hành bảo lãnh, Tạp chí ngân hàng số 03+04, xem 15/03/2021

<https://tuvannhathuong.com/mot-rui-ro-phap-ly-doi-voi-nganh-ngan-hàng-khi- phat-hanh-bao-lanh/>

27. 2021, Tỷ lệ áp dụng đấu thầu qua mạng tại các địa phương năm 2020, xem 16/03/2021

<https://sokehoachvadautu.sonla.gov.vn/1301/31569/61091/587176/lua-chon- nha-thau-nha-dau-tu/ty-le-ap-dung-dau-thau-qua-mang-tai-cac-dia-phuong- nam-2020>

28. Bích Thảo, 2016, Rủi ro từ việc bảo đảm dự thầu sai địa chỉ, xem 20/03/2021 <https://baodauthau.vn/rui-ro-tu-viec-bao-dam-du-thau-sai-dia-chi-

PHỤ LỤC

Một số mẫu biểu bảo lãnh cơ bản của các ngân hàng thương mại

1.1. Mẫu bảo lãnh dự thầu của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội

Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội (MB) chia bảo lãnh dự thầu ra làm 2 mẫu bảo lãnh có điều kiện và bảo lãnh vô điều kiện, cụ thể mẫu biểu như sau:

+ Mẫu bảo lãnh dự thầu có điều kiện

THƯ BẢO LÃNH DỰ THẦU

Số: ……….

Kính gửi: ……….

Địa chỉ: ……….

GCN Mã số DN: ……….

(sau đây gọi là Bên nhận bảo lãnh) ……….., ngày .…….. tháng …….. năm ………

Bên bảo lãnh: Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) - Chi nhánh ...

ĐKHĐ : ... do Phòng ĐKKD ... cấp ngày .../.../...

Địa chỉ : ...

Do ông, bà : ...; Chức vụ: ..., làm đại diện. Uỷ quyền : ... ngày .../.../... của ... ...

Bên được bảo lãnh:... ...

GCN đăng ký : ... do ... cấp ngày .../.../...

Địa chỉ : ...

Bên bảo lãnh chấp nhận bảo lãnh cho Bên được bảo lãnh với các nội dung sau: 1. Nghĩa vụ bảo lãnh: Bảo đảm nghĩa vụ tham gia dự thầu cho Bên được bảo lãnh tham gia đấu thầu………… (không bao gồm số tiền phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại, ...) theo ………...số ……….. ngày ... tháng …….. năm …….. của Bên mời thầu. 2. Số tiền bảo lãnh: Tối đa là ...(bằng chữ:....).

3. Thời hạn bảo lãnh: Bảo lãnh dự thầu này có hiệu lực từ ... đến 16h00 ngày ...

(“Thời hạn hiệu lực”). Sau Thời hạn hiệu lực, Bảo lãnh này sẽ tự động hết hiệu lực. Bất kỳ yêu cầu nào mà Bên bảo lãnh nhận được sau Thời hạn hiệu lực đều không có giá trị đòi tiền. 4. Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh: 4.1. Bên bảo lãnh cam kết thanh toán cho Bên nhận bảo lãnh số tiền bảo lãnh tối đa trong

mọi trường hợp không vượt quá số tiền tại Mục 2 Bảo lãnh này sau khi nhận được văn bản yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của Bên nhận bảo lãnh tuyên bố Bên được bảo lãnh vi phạm một trong các điều sau mà không thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ Số tiền bảo lãnh theo yêu cầu của Bên nhận bảo lãnh:

a) Bên được bảo lãnh rút đơn dự thầu trong thời hạn có hiệu lực của hồ sơ dự thầu đã quy định trong đơn dự thầu; hoặc

b) Bên được bảo lãnh đã được Bên nhận bảo lãnh thông báo trúng thầu trong thời hạn hiệu lực của đơn dự thầu nhưng Bên được bảo lãnh:

-Từ chối thực hiện hợp đồng; hoặc

-Không hoặc từ chối cung cấp văn bản bảo lãnh thực hiện hợp đồng.

kèm theo các tài liệu, chứng từ chứng minh Bên được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ tham gia dự thầu theo Hợp đồng [gồm các tài liệu sau...];

4.2. Số tiền bảo lãnh giảm trừ tương ứng với phần giá trị Bên được bảo lãnh và/ hoặc Bên bảo lãnh đã thanh toán cho Bên nhận bảo lãnh.

4.3. Văn bản yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh phải được ký bởi người đại diện theo pháp luật của Bên nhận bảo lãnh hoặc người khác được uỷ quyền hợp pháp, trong đó nêu rõ: (i) số tiền yêu cầu Bên bảo lãnh thanh toán; (ii) vi phạm của Bên được bảo lãnh theo Mục 4.1.

4.4. Bản chính văn bản yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh kèm tài liệu chứng minh vi phạm của Bên nhận bảo lãnh gửi cho Bên bảo lãnh phải được xuất trình tại trụ sở của Bên bảo lãnh (nêu tại phần đầu của cam kết bảo lãnh) trong thời gian làm việc của Bên bảo lãnh và trong Thời hạn hiệu lực, kèm theo bản gốc cam kết bảo lãnh này. 5. Bảo lãnh này được phát hành một bản gốc duy nhất bằng tiếng Việtcho Bên nhận

bảo lãnh, không hủy ngang, không có giá trị chuyển nhượng. Bảo lãnh này được điều chỉnh và giải thích theo pháp luật Việt Nam.

NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH

NGƯỜI ĐẠI DIỆN

Ghi chú : Quý Đơn vị có thể tra cứu trực tuyến các bảo lãnh do MB phát hành tại địa chỉ https://www.mbbank.com.vn, mục Công cụ/ Tra cứu bảo lãnh online để xác nhận tính chân thực của bảo lãnh này.

+ Mẫu bảo lãnh dự thầu vô điều kiện:

THƯ BẢO LÃNH DỰ THẦU Số: ……….

Kính gửi: ……….

Địa chỉ: ……….

GCN Mã số DN: ……….

(sau đây gọi là Bên nhận bảo lãnh hoặc Bên mời thầu) ……….., ngày .…….. tháng …….. năm ………

Bên bảo lãnh: Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) - Chi nhánh ...

ĐKHĐ : ... do Phòng ĐKKD ... cấp ngày .../.../...

Địa chỉ : ...

Do ông, bà : ...; Chức vụ: ..., làm đại diện. Uỷ quyền : ... ngày .../.../... của ...

Bên được bảo lãnh (Nhà thầu):... ...

GCN đăng ký : ... do ... cấp ngày .../.../...

Địa chỉ : ...

Bên bảo lãnh chấp nhận bảo lãnh cho Bên được bảo lãnh với các nội dung sau: 6. Nghĩa vụ bảo lãnh: Bảo đảm nghĩa vụ tham gia dự thầu cho Bên được bảo lãnh tham gia đấu thầu………… (không bao gồm số tiền phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại, ...) theo ………... số ……….. ngày ... tháng …….. năm …….. của Bên mời thầu. 7. Số tiền bảo lãnh: Tối đa là ... (bằng chữ:...).

8. Thời hạn bảo lãnh: Bảo lãnh dự thầu này có hiệu lực từ ... đến 16h00 ngày ... (“Thời hạn hiệu lực”).

Sau Thời hạn hiệu lực, Bảo lãnh này sẽ tự động hết hiệu lực. Bất kỳ yêu cầu nào mà Bên bảo lãnh nhận được sau Thời hạn hiệu lực đều không có giá trị đòi tiền.

9. Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh:

4.1. Bên bảo lãnh cam kết thanh toán vô điều kiện cho Bên nhận bảo lãnh số tiền bảo lãnh tối đa trong mọi trường hợp không vượt quá số tiền tại Mục 2 Bảo lãnh này sau khi nhận được văn bản yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của Bên nhận bảo lãnh tuyên bố Bên được bảo lãnh vi phạm một trong các điều sau mà không thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ Số tiền bảo lãnh theo yêu cầu của Bên nhận bảo lãnh: a) Bên được bảo lãnh rút đơn dự thầu trong thời hạn có hiệu lực của hồ sơ dự thầu đã quy định trong đơn dự thầu; hoặc

b) Bên được bảo lãnh đã được Bên nhận bảo lãnh thông báo trúng thầu trong thời hạn hiệu lực của đơn dự thầu nhưng Bên được bảo lãnh:

-Từ chối thực hiện hợp đồng; hoặc

-Không hoặc từ chối cung cấp văn bản bảo lãnh thực hiện hợp đồng.

4.2. Số tiền bảo lãnh giảm trừ tương ứng với phần giá trị Bên được bảo lãnh và/ hoặc Bên bảo lãnh đã thanh toán cho Bên nhận bảo lãnh.

4.3. Văn bản yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh phải được ký bởi người đại diện theo pháp luật của Bên nhận bảo lãnh hoặc người khác được uỷ quyền hợp pháp, trong đó nêu rõ:(i) số tiền yêu cầu Bên bảo lãnh thanh toán; (ii) vi phạm của Bên được bảo lãnh theo Mục 4.1

4.4. Bản chính văn bản yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của Bên nhận bảo lãnh gửi cho Bên bảo lãnh phải được xuất trình tại trụ sở của Bên bảo lãnh (nêu tại phần đầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển bảo lãnh dự thầu cho các ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)