Nội dung cơ bản của Thư bảo lãnh theo quy định đấu thầu quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển bảo lãnh dự thầu cho các ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 66 - 69)

Bảo lãnh dự thầu

Người thụ hưởng: [điền tên Bên mời thầu]

Địa chỉ: [điền địa chỉ Bên mời thầu]

Thông báo mời thầu số: [điền số Thông báo mời thầu]

Ngày: [điền ngày phát hành]

BẢO LÃNH DỰ THẦU số: [điền mã số tham chiếu bảo lãnh]

Bên bảo lãnh: [điền tên và địa chỉ Bên bảo lãnh]

Chúng tôi đã được thông báo rằng [điền tên và địa chỉ Nhà thầu] (sau đây gọi là "Bên yêu cầu bảo lãnh") đã nộp hoặc sẽ nộp cho Bên thụ hưởng một hồ sơ dự thầu (sau đây gọi là "Hồ sơ dự thầu") để thực hiện [điền nội dung Gói thầu]

Chúng tôi cũng hiểu rằng, theo các điều kiện do Bên thụ hưởng yêu cầu, Hồ sơ dự thầu phải có một bảo lãnh dự thầu.

Theo yêu cầu của Bên yêu cầu bảo lãnh, chúng tôi, với tư cách là Bên bảo lãnh, cam kết chắc chắn sẽ thanh toán cho Bên thụ hưởng một khoản tiền hay các khoản tiền không vượt quá tổng số tiền là [điền số tiền bằng số và bằng chữ] sau khi chúng tôi nhận được văn bản yêu cầu trả tiền của Bên thụ hưởng, kèm theo tuyên bố của Bên thụ hưởng, có thể ghi ngay trong văn bản yêu cầu hoặc trong một tài liệu riêng rẽ khác có chữ ký, trong đó nêu rõ Bên yêu cầu bảo lãnh hoặc bất kỳ thành viên nào khác trong liên danh:

(a)đã rút hồ sơ dự thầu khi hồ sơ dự thầu vẫn đang trong thời hạn hiệu lực mà Bên yêu cầu bảo lãnh đã ghi rõ trong Đơn dự thầu, hoặc trong thời gian gia hạn hiệu lực mà Bên yêu cầu bảo lãnh chấp nhận; hoặc

(b)không chấp nhận sửa lỗi số học theo quy định tại Chương Chỉ dẫn Nhà thầu (sau đây gọi là CDNT); hoặc

(c)đã được Bên thụ hưởng thông báo chấp nhận trúng thầu trong thời hạn hiệu lực của Hồ sơ dự thầu nhưng (i) không thực hiện thỏa thuận hợp đồng, hoặc (ii) không nộp Bảo lãnh thực hiện hợp đồng theo quy định tại CDNT trong Hồ sơ mời thầu của Bên thụ hưởng.

Bảo lãnh này sẽ hết hiệu lực: (a) nếu Bên yêu cầu bảo lãnh trúng thầu: ngay sau khi chúng tôi nhận được bản sao thỏa thuận Hợp đồng có chữ ký của Bên yêu cầu bảo lãnh và bản sao Bảo lãnh thực hiện Hợp đồng được phát hành cho Bên thụ hưởng theo chỉ thụ của Bên yêu cầu bảo lãnh; hoặc (b) nếu Bên yêu cầu bảo lãnh không trúng thầu: (i) ngay sau khi ngân hàng nhận được bản sao văn bản thông báo từ Bên thụ hưởng gửi cho Bên yêu cầu bảo lãnh thông báo kết quả đấu thầu; hoặc (ii) trong vòng 30 ngày sau thời hạn hiệu lực của hồ sơ dự thầu là ngày được xác định thông qua bản sao của Đơn dự thầu và bất kỳ văn bản gia hạn nào, đi kèm với hồ sơ mời thầu được trình lên ngân hàng, tùy theo điều kiện nào đến trước.

Như vậy, bất cứ yêu cầu bồi thường nào theo bảo lãnh này đều phải được gửi tới văn phòng chúng tôi trước hoặc trong ngày đó.

Bảo lãnh này tuân theo Các Quy tắc thống nhất về bảo lãnh (URDG) Bản sửa đổi 2010, Ấn bản số 758 của Phòng Thương mại Quốc tế ICC.

_____________________________

[Chữ ký]

Trên đây là mẫu bảo lãnh được trích dẫn từ hồ sơ mời thầu của một gói thầu có nguồn vốn hỗ trợ từ vốn vay World Bank với hình thức đấu thầu rộng rãi quốc tế.

Về tổng thể mẫu thư bảo lãnh dự thầu này cũng bao gồm đầy đủ tất cả các hạng mục như mẫu thư bảo lãnh của Bộ kế hoạch đầu tư hay các mẫu thư bảo lãnh của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam, tuy nhiên lại thiếu đi nội dung quan trọng

là ngày bắt đầu hiệu lực của bảo lãnh dự thầu. Thông thường một bảo lãnh dự thầu

mời thầu hoặc Chủ đầu tư do vậy việc không có quy định rõ ràng chặt chẽ về thời điểm hiệu lực của bảo lãnh dự thầu sẽ dễ dẫn đến những tranh chấp trong quy trình truy đòi bảo lãnh. Đồng thời với mẫu biểu này các ngân hàng thương mại cũng sẽ gặp khó khăn trong việc quy chuẩn đảm bảo soạn thảo đúng đáp ứng yêu cầu mẫu biểu của Chủ đầu tư cũng như vừa đáp ứng đủ các tiêu chí hay thể thức bảo lãnh mà ngân hàng yêu cầu. Thông thường các khách hàng với quy mô lớn, uy tín cao và không phát sinh rủi ro mới được các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam phê duyệt và đồng ý cho sử dụng mẫu thư bảo lãnh theo hồ sơ mời thầu rộng rãi quốc tế như trên nhằm hạn chế tối đa rủi ro có thể mang lại cho chính bản thân Khách hàng cũng như Ngân hàng.

Bên cạnh đó, đặc điểm nổi bật của mẫu thư quốc tế về cơ bản dẫn chiếu toàn bộ theo Quy tắc thống nhất về bảo lãnh URDG ấn bản số 758 mà không dẫn chiếu

theo pháp luật nước sở tại. Điều này thể hiện việc URDG 758 hiện tại đang trở thành

một trong những căn cứ phổ biến rộng rãi được phần lớn các tổ chức cũng như các nước trên thế giới dẫn chiếu nhằm đảm bảo quyền lợi khi tham gia đấu thầu. Tuy nhiên điều này cũng gây khó khăn trong các khâu và quá trình giải quyết tranh chấp bảo lãnh của ngân hàng thương mại do chưa đủ am hiểu cũng như kinh nghiệm trong các thông lệ và tập quán quốc tế.

Đánh giá chung về hệ thống mẫu biểu bảo lãnh dự thầu tại các NHTM ở Việt Nam

Về cơ bản, hệ thống mẫu biểu bảo lãnh dự thầu tại các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam đều tuân theo Thông tư số 07/2015/TT-NHNN ban hành ngày 25/06/2015 quy định về bảo lãnh ngân hàng. Về thể thức và nội dung soạn thảo có thể áp dụng từ ngữ, cách gọi khác nhau, tuy nhiên đều đảm bảo đầy đủ tất cả các hạng mục và nội dung thiết yếu đã quy định trong Văn bản hợp nhất số 09/VBHN-NHNN ngày 06/10/2017 hợp nhất các thông tư về bảo lãnh ngân hàng, nhằm đảm bảo yếu tố chặt chẽ của Bảo lãnh cũng như hạn chế các tranh chấp xảy ra sau này.

So sánh các mẫu biểu bảo lãnh dự thầu trên có thể nhận thấy gần như toàn bộ mẫu biểu bảo lãnh dự thầu đều là mẫu bảo lãnh vô điều kiện. Trong đó mặc dù có mẫu biểu bảo lãnh dự thầu có điều kiện của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội tuy nhiên khi đối chiếu với tần suất thực tế sử dụng mẫu biểu có điều kiện thì gần như

tỷ lệ sử dụng đều rất thấp do mẫu bảo lãnh có điều kiện về cơ bản không đáp ứng được tối ưu quyền lợi cho Người thụ hưởng cũng như các đặc điểm chỉ ra khi soạn thảo mẫu biểu bảo lãnh dự thầu của Sở kế hoạch đầu tư.

Tuy nhiên, như đã nêu trên, do cơ sở tiên quyết để soạn thảo mẫu biểu bảo lãnh dự thầu ở các ngân hàng thương mại là dựa vào Luật các tổ chức tín dụng làm tiền đề, trong khi bộ mẫu biểu của Sở kế hoạch đầu tư lại dựa vào Luật đấu thầu làm cơ sở dẫn đến việc có một số nội dung không đồng nhất giữa các mẫu biểu trên. Điều này thực tế gây khó khăn cho cả Ngân hàng phát hành và các Nhà thầu tham dự thầu để tìm được tiếng nói chung với Bên mời thầu và Chủ đầu tư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển bảo lãnh dự thầu cho các ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)