1.2.4 .2Các biện pháp tạo động lực
2.1 Đặc điểm kinh tếkỹ thuật ngànhcông nghiệp dầu khí
Việt Nam là quốc gia có tiềm năng khai thác dầu khí, với diện tích thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế gần 1 triệu km2, kiến tạo địa chất và các hoạt động đứt gãy, giãn tách của vỏ trái đất đã ban tặng cho Việt Nam 8 bể trầm tíchĐệ tam: Sông Hồng, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Malay - Thổ Chu, Tƣ Chính - Vũng Mây, nhóm bể Trƣờng Sa và Hoàng Sa. Tổng tiềm năng dầu và khí của Việt Nam khoảng 3,8-4,2 tỷ tấn dầu quy đổi, trong đó trữ lƣợng dầu và khí đã phát hiện khoảng 1,05-1,4 tỷ tấn dầu quy đổi (trữ lƣợng khí chiếm tới trên 60%). Cụ thể, báo cáo tổng kết năm 2018 ngày 11/1/2019 cho biết tổng sản lƣợng khai thác dầu khí đạt 23,98 triệu tấn dầu quy đổi, vƣợt 5,0% kế hoạch năm. Trong đó, khai thác dầu thô 13,97 triệu tấn (vƣợt 735 nghìn tấn, tƣơng đƣơng vƣợt 5,6% kế hoạch năm). Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã đạt mốc khai thác tấn dầu thứ 390 triệu vào ngày 28-4-2018. Khai thác dầu thô ở trong nƣớc hoàn thành kế hoạch cả năm (11,31 triệu tấn) trƣớc 21 ngày, cả năm 2018 đạt 12,0 triệu tấn, (vƣợt 675 nghìn tấn, vƣợt 6,0% kế hoạch năm). Khai thác khí hoàn thành kế hoạch cả năm (9,60 tỉ m3) trƣớc 15 ngày, cả năm 2018 đạt 10,01 tỉ m³ (vƣợt 410 triệu m3, vƣợt 4,3% kế hoạch năm). Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đạt mốc khai thác m3 khí thứ 140 tỉ vào ngày 27-9- 2018. Đóng góp vào thành tích trên, bên cạnh Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro (VSP),Công ty Liên doanh Điều hành Cửu Long hoạt động tại lô 15.1 với các mỏ Sƣ Tử Đen, Sƣ Tử Vàng, Sƣ Tử Nâu và Sƣ Tử Trắng đƣợc xem nguồn cung dầu thô chính với sản lƣợng khai thác toàn lô 15.1 lên xấp xỉ 70 nghìn thùng dầu quy đổi/ngày.
Ngành Dầu khí là ngành kinh tế - kỹ thuật đặc biệt, gắn liền không chỉ bài toán năng lƣợng mà còn là chuỗi giá trị kinh tế trong chiến lƣợc phát triển đất nƣớc, liên quan đến chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân, đảm bảo sự tự chủ về nhiên liệu, đảm bảo nguồn năng lƣợng sạch, nguyên liệu đầu vào cho các ngành kinh tế nhƣ
phân bón, hóa dầu, các sản phẩm hóa chất… và đặc biệt là động lực phát triển kinh tế vùng, tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo, đóng góp ngân sách Nhà nƣớc.
Kể từ khi tấn dầu thô đầu tiên đƣợc khai thác đã ghi danh Việt Nam vào danh sách các nƣớc sản xuất dầu khí trên thế giới (tháng 6/1986) thì ngành công nghiệp dầu khí của Việt Nam trở thành một ngành kinh tế trọng điểm của đất nƣớc, đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách nhà nƣớc, góp phần quan trọng trong tăng trƣởng GDP hàng năm. Bên cạnh đó, ngành dầu khí còn góp phần bảo đảm an ninh năng lƣợng quốc gia, đóng vai trò quan trọng trong chiến lƣợc biển của Việt Nam, góp phần bảo vệ chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển Việt Nam.
Từ sau mở cửa, nền công nghiệp dầu khí đã hình thành và phát triển nhanh với sự tham gia của các công ty dầu khí lớn thế giới thông qua các hợp đồng dầu khí PC, BBC, JOC... Tính hội nhập quốc tế cao này là thách thức song cũng là cơ hội để NNL Việt Nam trong lĩnh vực dầu khí hội nhập quốc tế, tiếp cận với các tiến bộ khoa học, công nghệ cũng nhƣ kêu gọi vốn, nhân lực và đầu tƣ nƣớc ngoài. Tuy hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành dầu khí trải rộng gồm nhiều lĩnh vực từ khâu thăm dò khai thác dầu khí, giàn khoan - thiết bị khoan và dịch vụ kỹ thuật dầu khí, hệ thống đƣờng ống khí, các nhà máy lọc hoá dầu, các nhà máy chế biến các sản phẩmdầu khí, sản xuất nhiên liệu sinh học, sản xuất đạm và hoá chất dầu khí… nhƣng công tác tìm kiếm, thăm dò và khai thác sản phẩm dầu khí đƣợc đƣợc coi là hoạt động quan trọng nhất của ngànhcông nghiệp dầu khí vì các đặc trƣng rất riêng sau đây:
Một là, sản phẩm dầu khí là nguồn năng lƣợng quan trọng, là tiền đề cho mọi
ngành công nghiệp khác, ảnh hƣởng đến tất cả thị trƣờng và sự phát triển của mọi ngành công nghiệp. Con ngƣời với hoạt động tồn tại và phát triển của mình ngày càng cần nhiều năng lƣợng. Nhu cầu này không phải nhất thời, mà luôn tăng với mức độ càng ngày càng cao.Theo Viện phân tích An ninh Năng lƣợng toàn cầu, nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu sẽ tăng khoảng 60% trong năm 2020 so với hiện nay. Theo OPEC, nhu cầu sử dụng nguồn nhiên liệu dầu khí tăng nhanh ở các quốc gia đang
phát triển, và đến năm 2025, nguồn cung sẽ không đáp ứng kịp nhu cầu.Sự phát triển của ngành dầu khí ngoài việc mang lại hiệu quả kinh tế cao còn góp phần đảm bảo an ninh năng lƣợng trong nƣớc và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của các địa phƣơng.
Hai là, ngành công nghiệp yêu cầu các nguồn lực rất lớn. Do hoạt động khai
thác dầu khí xảy ra tại những vùng nƣớc sâu, xa bờ, điều kiện địa chất thủy văn phức tạp, dựa trên kết quả minh giải địa chất mô phỏng từ ba chục triệu năm trƣớc… nên đòi hỏi lĩnh vực này phải ứng dụng hầu nhƣ tất cả những công nghệ tiên tiến nhất đã đƣợc phát minh trên thế giới trong nhiều lĩnh vực khác nhau, với những kiến thức của các chuyên gia khoa học hàng đầu. Để ứng dụng đƣợc những công nghệ cao thì cần phải có một lƣợng vốn đầu tƣ khá lớn, vốn con ngƣời có chất lƣợng cao. Do vậy, mọi nhà đầu tƣ vào lĩnh vực dầu khí đều buộc phải sử dụng lƣợng vốn lớn và ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất hiện có nhằm đạt đƣợc hiệu quả công việc tốt nhất.
Ba là, ngành công nghiệp có hiệu quả cao nhƣng tính rủi ro cũng rất lớn: lĩnh
vực đầu tƣ có khả năng đem lại siêu lợi nhuận: Khi các phát hiện dầu, khí có tính thƣơng mại và đƣa vào phát triển, khai thác thì sẽ thu đƣợc một khoản lợi nhuận lớn. Thông thƣờng, nếu có phát hiện thƣơng mại, chi phí cho một thùng dầu chỉ bằng khoảng 1/3 giá bán.Chẳng hạn, khu vực Trung Đông là khu vực có tiềm năng dầu khí lớn, chi phí sản xuất chỉ khoảng 1USD/thùng; trong khi đó giá bán có lúc đạt trên 100 USD/thùng.Có thể nói, nhờ đặc trƣng rất hấp dẫn này mà các nhà đầu tƣ đã chấp nhận rủi ro để bỏ vốn đầu tƣ vào hoạt động dầu khí.
Tuy vậy, dầu khí là ngành công nghiệp bấp bênh, hoạt động dầu khí liên quan tới tìm kiếm tài nguyên thiên nhiên dƣới lòng đất nên không thể khẳng định một cách chắc chắn kết quả của quá trình đầu tƣ. Rất nhiều dự án đầu tƣ lớn nhƣng không thu đƣợc hoặc lợi nhuận thu không đủ bùchi phí đầu tƣ.Hiệu quả sản xuất kinh doanh trong khai thác các mỏ dầu khí khác nhau là hoàn toàn khác nhau và phụ thuộc chủ yếu vào quy mô mỏ, điều kiện khai thác và chấtlƣợng dầu mỏ, chất lƣợng
khí thiên nhiên. Những rủi ro không chỉ tu thuộc vào điều kiện tự nhiên (địa chất) mà cả điều kiện về kinh tế, chính trị.
Bốn là, ngành công nghiệp mang tính toàn cầu: do sử dụng công nghệ tiên tiến, thiết bị và kỹ thuật hiện đại, sản phẩm xuất khẩu liên tục nên đòi hỏi phải có sự hợp tác quốc tế và thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài. Sự hợp tác đƣợc thể hiện dƣới nhiều cách thức khác nhau và trong mọi hoạt động.Hợp tác quốc tế nhằm mục đích san sẻ rủi ro và tạo ra một lƣợng vốn đầu tƣ đủ lớn cho hoạt động của mình.Để sự hợp tác quốc tế đạt hiệu quả cao cho các bên, cần có khung pháp lí thích hợp để dung hòa các quyền lợi không phải bao giờ cũng thống nhất.Các đối tác dầu khí cần một khung pháp lí, một chế độ thuế đảm bảo kinh doanh có lãi, quyền đƣợc xuất khẩu sản phẩm, đƣợc chuyển tiền lãi và tiền vốn về nƣớc. Nƣớc chủ nhà cần đƣợc thỏa mãn nhu cầu về dầu khí, đƣợc chia lãi tối đa, đƣợc áp quy định bảo vệ môi trƣờng, có quyền kiểm soát việc thực thi pháp luật trong các hoạt động dầu khí, yêu cầu đối tác nƣớc ngoài bỏ chi phí xây dựng NNL cho ngƣời Việt,đƣợc chuyển giao công nghệ góp phần phát triển đất nƣớc.
Để thực hiện chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về hoàn thiện chiến lƣợc của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), nhằm đƣa Tập đoàn tăng tốc phát triển trong những năm tiếp theo, Chủ tịch Hội đồng Thành viên PVN Phùng Đình Thực vừa gửi báo cáo Chính phủ và bộ, ngành liên quan về nhiệm vụ các chỉ tiêu chủ yếu trong 5 lĩnh vực chính của Tập đoàn. Bài viết này đề cập đến những giải pháp cơ bản để thực hiện thành công chiến lƣợc đã đƣợc vạch ra.
Với quan điểm, mục tiêu xây dựng PVN thành Tập đoàn kinh tế năng động, có năng lực cạnh tranh trong nƣớc và quốc tế, đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh bằng cách tối ƣu hóa mọi nguồn lực sẵn có, đẩy mạnh hoạt động và tập trung đầu tƣ vào 5 lĩnh vực chính là Thăm dò - khai thác, lọc hóa dầu, công nghiệp khí, công nghiệp điện và dịch vụ kỹ thuật dầu khí. Trong đó, lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai thác là cốt lõi.
Giá trị gia tăng tài nguyên dầu khí trong nƣớc và ở nƣớc ngoài, tăng cƣờng thu hút các nguồn vốn đầu tƣ vào các lĩnh vực hoạt động chính của Tập đoàn trên cơ sở
giữ vững vai trò là đầu tàu phát triển nền kinh tế, là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nƣớc, tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo đảm an ninh năng lƣợng, bảo vệ môi trƣờng sinh thái, phát triển bền vững và tham gia tích cực vào công tác an sinh xã hội của đất nƣớc.Phấn đấu xây dựng Tập đoàn trở thành một tập đoàn kinh tế vững mạnh của Việt Nam và khu vực, là hình mẫu doanh nghiệp Nhà nƣớc tốt nhất, thể hiện là một trong những trụ cột chủ đạo của nền kinh tế Nhà nƣớc.
Trong các mục tiêu cụ thể của lĩnh vực tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí thì các chỉ tiêu gia tăng trữ lƣợng dầu khí và khai thác dầu khí đóng vai trò quyết định. Trong đó, gia tăng trữ lƣợng đảm bảo gấp 2 lần khối lƣợng đã khai thác bình quân. Khai thác dầu khí với chỉ tiêu đến năm 2020 và đến năm 2030 đạt tỷ lệ tăng trƣởng gấp khoảng gần 2 lần với khối lƣợng đang khai thác hiện tại trong nƣớc. Ở ngoài nƣớc, mở rộng đầu tƣ tại 3 trung tâm là Nga và SNG; Nam Mỹ và Bắc Phi.
Tiếp theo là lĩnh vực chế biến và phân phối sản phẩm dầu khí. Trong lĩnh vực này cần đầu tƣ duy trì công suất lọc dầu và nhiên liệu sinh học để tổng công suất đạt khoảng 80% nhu cầu trong nƣớc. Đạt công suất lọc dầu 16-20 triệu tấn/năm vào năm 2020 và đạt 30-40 triệu tấn năm đến năm 2030; chủ lực là các Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Nghi Sơn và Long Sơn. Tập trung xây dựng các tổ hợp hóa dầu kết hợp lọc dầu và nguồn nguyên liệu khí. Nâng tổng công suất sản xuất các loại phân bón chính của Tập đoàn từ khí chiếm 70-75% nhu cầu trong nƣớc, góp phần đảm bảo an ninh lƣơng thực.Cần xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm dầu khí, xây dựng các kho chứa tàng trữ dầu thô bảo đảm dự trữ quốc gia và nguồn nguyên liệu vận hành các nhà máy lọc dầu.
Về công nghiệp khí: Hoàn chỉnh hạ tầng công nghiệp khí phía Nam, khu vực miền Bắc và miền Trung. Triển khai từng bƣớc xây dựng hệ thống đƣờng ống với hệ thống mạng liên vùng miền, khu vực, đầu tƣ và xây dựng nhà máy chế biến, xử lý khí (GPP) để nâng cao hiệu quả sử dụng khí và tiết kiệm trong sử dụng tài nguyên.
Triển khai công tác đầu tƣ nhập khẩu LPG, LNG đảm bảo đủ nguồn cung, sản xuất LPG và mở rộng công suất các kho chứa đáp ứng nhu cầu trong nƣớc với quy
mô khoảng 2 triệu tấn vào năm 2015 và 3-4 triệu tấn vào năm 2025. Đồng thời đảm bảo cung cấp đủ khí tiêu thụ công nghiệp (cho điện đến 80%), tăng quy mô sản lƣợng gấp 2 đến 3 lần vào năm 2030.
Về công nghiệp điện: Tổng công suất phấn đấu đến năm 2015 là 4.800MW, đến năm 2020 là 11.000MW và đến năm 2030 là 14.000MW.
Về lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật dầu khí: Phấn đấu đến năm 2015 đáp ứng khoảng 50% nhu cầu dịch vụ trong nƣớc và từng bƣớc phát triển ra thị trƣờng quốc tế. Đến năm 2020 đạt 70% nhu cầu dịch vụ trong nƣớc, đảm bảo trong giá thành 1 tần dầu thì lực lƣợng dịch vụ cung cấp đạt tỷ trọng cao và dần dần cơ bản đáp ứng hầu hết trong giá trị dịch vụ dầu khí.Để đảm bảo nguồn nhân lực đủ về số lƣợng và chất lƣợng đáp ứng cho sự phát triển của ngành dầu khí