.3Lập kế hoạch phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại công ty liên doanh điều hành cửu long (Trang 28 - 33)

Theo từng giai đoạn trung và ngắn hạn, các kế hoạch phát triển nguồn nhân lực thực hiện các mục tiêu nhỏ và nối tiếp nhau để đi đến hoàn thành mục tiêu chiến lƣợc đã đề ra. Do đó, trƣớc hết cần xác định đƣợc nhu cầu nhân lực của tổ chức (về số lƣợng, chất lƣợng, cơ cấu) để hoàn thành đƣợc các công việc đã đề ra. Đồng thời, cần xác định cung về nguồn nhân lực (ở đây cả nguồn cung nội bộ lẫn cung thị trƣờng). Việc cân đối cung - cầu về nguồn nhân lực sau đó giúp đề ra các kế hoạch hành động cụ thể, nhƣ tuyển dụng thêm từ thị trƣờng (mở rộng quy mô nhân lực), đào tạo cho đội ngũ nội bộ (nâng cao chất lƣợng nhân lực), hay bố trí ai vào việc gì

(để cho đúng ngƣời, đúng việc)… Bên cạnh đó, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cũng phải đƣợc gắn liền với các biện pháp tạo động lực. Động lực giúp nhân viên hứng thú với việc phát triển, động lực giúp nhân viên chuyển hoá thành tựu phát triển thành các giá trị mới, và động lực giúp họ gắn bó lâu dài với tổ chức. Nếu không công tác phát triển nguồn nhân lực sẽ chỉ mang tính hình thức, hoặc mang lợi ích cho cá nhân mà ít đem lại lợi ích cho tổ chức, thậm chí có thể làm hại tổ chức (nhƣ trƣờng hợp nhân viên sau khi đƣợc phát triển chuyển sang làm việc cho đối thủ cạnh tranh). Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cũng cần lên đƣợc dự trù về kinh phí, các cam kết về thời hạn, cũng nhƣ định hình đƣợc các cách thức đo lƣờng giúp đánh giá và kiểm soát quá trình phát triển nguồn nhân lực. Sau cùng, mọi kế hoạch trƣớc khi đƣợc triển khai vào thực tế luôn cần sự phê chuẩn của tổ chức cũng nhƣ đƣợc giới lãnh đạo cam kết sát sao.

1.2.2 Tuyển dụng

Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp không phải là nguồn lực đóng mà chúng ta hoàn toàn có thể thu hút các nguồn nhân lực từ bên ngoài thị trƣờng lao động để nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp thông qua tuyển dụng. Việc tuyển dụng không chỉ là tuyển đủ số lƣợng thuần túy mà còn cần tuyển đƣợc nguồn nhân lực có đầy đủ thể lực, tâm lực và trí lực để công việc đạt hiệu quả cao nhất.

Theo Nguyễn Hữu Thân (2007) “Tuyển dụng là quá trình tìm kiếm và lựa chọn đúng ngƣời để thỏa mãn nhu cầu lao động và bổ sung cho lực lƣợng lao động hiện có. Tuyển dụng giúp DN tuyển đƣợc nhân viên mới có kiến thức, kỹ năng và động cơ phù hợp với các đòi hỏi công việc và các mục tiêu dài hạn của công ty”.

Tuyển dụng có ý nghĩa rất quan trọng đối với tổ chức, vì quá tình tuyển dụng tốt sẽ cung cấp cho tổ chức những ngƣời có năng lực, có phẩm chất và đặc biệt là phù hợp với yêu cầu. Thêm vào đó, tuyển dụng tốt cũng sẽ giúp cho tổ chức giảm đƣợc các chi phí tuyển dụng, đào tạo lại cũng nhƣ tránh đƣợc rủi ro giảm năng suất do ảnh hƣởng của nhân viên kém chất lƣợng. Công tác tuyển dụng có khả năng gây ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng nguồn nhân lực trong tổ chức, doanh nghiệp khi

chiêu mộ đƣợc nhân tài, lãnh đạo giỏi danh tiếng có thể làm thay đổi sâu sắc chất lƣợng NNL của tổ chức nhất là bộ phận NNL chất lƣợng cao.

Tuyển dụng là quá trình tìm kiếm và lựa chọn nguồn nhân lực có chất lƣợng, phù hợp với nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp. Tuyển dụng gồm 2 khâu tuyển mộ và tuyển chọn. Tuyển mộ giúp thu hút và tìm kiếm các ứng viên tốt, có năng lực, trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức tốt. Tuyển chọn là quá trình sàng lọc tìm kiếm ngƣời thực sự phù hợp với doanh nghiệp. Hai khâu này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau để hƣớng đến mục tiêu chung lựa chọn đƣợc ứng viên có chất lƣợng. Tuyển dụng nguồn nội bộ hay bên ngoài tùy theo chiến lƣợc của doanh nghiệp và vị trí tuyển dụng.

Ngƣợc lại, nếu công tác tuyển dụng còn nhiều hạn chế thì sẽ ảnh hƣởng tiêu cực đến kết quả thực hiện công việc và giảm sút chất lƣợng lao động. Thời k hội nhập doanh nghiệp sẽ yêu cầu cao hơn đối với nguồn nhân lực với tiêu chí tuyển dụng cao hơn, quy trình khắt khe hơn đòi hỏi nguồn nhân lực phải có nhiều kỹ năng khác ngoài kiến thức chuyên môn nhƣ: khả năng giao tiếp, khả năng làm việc nhóm, kỹ năng báo cáo hay trình độ ngoại ngữ, tin học.

1.2.3 Đào tạo

Trong thực tiễn cuộc sống, phần lớn trình độ chuyên môn kỹ thuật để chúng ta đảm đƣơng công việc là những kiến thức chúng ta tích lũy bên ngoài kiến thức nền mà tổ chức giáo dục chính quy cung cấp và đào tạo. Điều này đã phần nào giải thích tầm quan trọng của việc đào tạo, phát triển chuyên môn và tạo nên chất lƣợng cho NNL trong tổ chức, doanh nghiệp. Trình độ chuyên môn kỹ thuật là kiến thức tổng hợp, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ kỹ thuật, kiến thức đặc thù cần thiết để đảm đƣơng các chức vụ trong quản lý, sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của NNL chỉ có đƣợc thông qua quá trình đào tạo. Đào tạo là quá trình cho phép cá nhân tiếp thu các kiến thức, học các kỹ năng mới và từ đó thay đổi các quan điểm hay hành vi và nâng cao khả năng thực hiện công việc từ đó nâng cao năng suất, chất lƣợng trong tổ chức, doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là hoạt động đào tạo đƣợc áp dụng nhằm mục đích tác động đến hành vi, thái độ, hiểu

biết của cá nhân, NNL đối với công việc hoặc các mối quan hệ với cấp trên, cấp dƣới, đồng nghiệp và bồi dƣỡng những yếu tố cần thiết cho quá trình thăng tiến phát triển.

Các tổ chức vẫn có những lựa chọn khác để tăng cƣờng chất lƣợng nguồn nhân lực nhƣ “thay máu” nguồn nhân lực (cho một số nhân viên nghỉ việc và tuyển dụng mới một số lƣợng tƣơng ứng có trình độ cao hơn để thay thế) hay “săn đầu ngƣời” (thu hút nhân tài từ các tổ chức khác về với tổ chức của mình). Tuy nhiên, các cách tiếp cận này bị chi phối lớn bởi nguồn cung nhân lực trên thị trƣờng lao động. Giữa bối cảnh thị trƣờng bị thiếu hụt nguồn cung nhân lực chất lƣợng cao; trong khi, các tổ chức khác cũng đều có ý thức và nỗ lực để giữ chân ngƣời tài; sẽ không dễ để thực hiện những chiến lƣợc phát triển nhƣ vậy. Mặt khác, môi trƣờng thay đổi con ngƣời cần thay đổi để thích ứng theo. Mà môi trƣờng kinh doanh công nghệ đang ngày càng thay đổi nhanh chóng, nếu thay đổi nhân sự liên tục sẽ rất khó đảm bảo sự ổn định của hoạt động của tổ chức. Đó là chƣa nói tới ảnh hƣởng của thay đổi nhân sự đến việc xây dựng văn hoá, xây dựng thƣơng hiệu hay bảo vệ các bí mật kinh doanh. Những khía cạnh mà những tổ chức nhƣ ngân hàng thƣơng mại luôn cần quan tâm tới. Rõ ràng, đào tạo bồi dƣỡng nâng cao trình độ năng lực mới chính là giải pháp trọng tâm và bền vững nhất để phát triển nguồn nhân lực về mặt chất trong các tổ chức.

Theo Carrel (1995) đào tạo nguồn nhân lực là quá trình trang bị kiến thức, kỹ năng, khả năng một nghề, một chuyên môn nhất định để nhân viên(không phải là cấp quản lý) thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình.

Đào tạo đƣợc chia ra là đào tạo tổng quát và đào tạo chuyên sâu. Đào tạo tổng quát đƣợc áp dụng nhằm giúp nhân viên có đƣợc những kỹ năng có thể sử dụng ở mọi nơi, có thể giúp ích cho nhân viên trong mọi công việc nhƣ các kỹ năng tính toán, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giải quyết tình huống. Đào tạo chuyên sâu đƣợc áp dụng giúp cho nhân viên có đƣợc các thông tin và kỹ năng chuyên biệt, áp dụng cho các công việc chuyên môn tại nơi làm việc nhƣ các phát

minh mới trong lĩnh vực tổ chức, doanh nghiệp đang hoạt động, các kiến thức công nghệ mới, kiến thức quản lý, pháp lý…

Bố trí sử dụng đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả nguồn nhân lực là đòi hỏi tất yếu nhằm đảm bảo những kết quả tích cực từ quá trình tuyển dụng hay đào tạo nhân lực đƣợc chứng minh và phát huy một cách mạnh mẽ nhất. Để làm đƣợc điều đó đòi hỏi một cơ cấu tổ chức bộ máy với hiệu năng hoạt động cao, phân định chức năng nhiệm vụ rõ ràng. Ngƣời lao động đƣợc bố trí công việc phù hợp chuyên môn, đúng sở trƣờng sẽ có nhiều cơ sở thuận lợi để phát huy những kiến thức, kỹ năng đã đƣợc đào tạo, giúp hoàn thành tốt công việc đƣợc giao. Những thành tích khả quan ấy lại có tác động khích lệ ngƣợc trợ lại, giúp ngƣời lao động say mê hơn với công việc, vì vậy, tích cực tự tìm tòi, học hỏi. Chất lƣợng nguồn nhân lực nhờ đó cũng dần dần đƣợc nâng cao. Ngày nay, bố trí sử dụng nhân lực không chỉ ở khía cạnh riêng lẻ cho từng vị trí công tác, mà còn phải quan tâm tới việc bố trí sử dụng nhân lực để hình thành lên các nhóm làm việc hiểu quả. Các thành viên trong cùng một êkip không nhất thiết phải đƣợc đào tạo để thông thạo tất cả mọi việc, mà có thể bổ khuyết tốt cho nhau. Hơn nữa, thông qua quá trình làm việc chung, sẽ tự hình thành các cơ chế học hỏi lẫn nhau mà tổ chức gần nhƣ không mất thêm chi phí cho việc đào tạo. Bên cạnh đó, bố trí sử dụng nhân lực cần gắn liền với việc xây dựng các lộ trình thăng tiến giàu sức hấp dẫn và quy hoạch nhân sự cấp chiến lƣợc. Hoàn thiện các quy trình điều động, đề bạt, bổ nhiệm, chuẩn bị tốt cho thế hệ kế cận.

Ngoài ra, công tác phát triển chuyên môn và đào tạo trong tổ chức, doanh nghiệp đã đƣợc chứng minh không những là một trong những dạng phúc lợi cho ngƣời lao động mà còn có tác dụng tích cực đối với sự hài lòng về công việc, sự hội nhập vào công việc của ngƣời lao động. Nhiều công trình cho thấy công tác đào tạo và phát triển ngƣời lao động giúp họ làm việc có hiệu quả khiến họ tham gia tích cực hơn, cam kết hoàn thành nhiệm vụ hơn và thúc đẩy động cơ cá nhân tự nâng cấp phát triển nhằm đáp ứng cho bản thân nhu cầu cao hơn trong sơ đồ Maslow.

1.2.4 Tạo động lực cho sự phát triển nguồn nhân lực

Hoạt động tạo động lực nhằm thúc đẩy cả hệ thống nội bộ nỗ lực cao nhất vì sự phát triển nguồn nhân lực cũng nhƣ sự phát triển chung của tổ chức theo những mục tiêu đã định. Điều này không đơn giản bởi con ngƣời là những thực thể phức tạp, rất khó nắm bắt, trong khi, mỗi ngƣời lại có những xu hƣớng tƣ duy và trạng thái tinh thần khác nhau. Vì vậy, việc tiếp cận các lý thuyết tạo động lực là cần thiết, giúp các nhà lãnh đạo có thêm cơ sở lựa chọn các biện pháp khích lệ nhân viên hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại công ty liên doanh điều hành cửu long (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)