7. Kết cấu luận văn
1.3.1. Tái cơ cấu doanh nghiệp ở Việt Nam
1.3.1.1. Tái cơ cấu FPT
Năm 2008, nền kinh tế thế giới rơi vào tình trang suy thoái và khủng hoảng, các doanh nghiệp Việt Nam cũng bị ảnh hưởng rất lớn bởi sự khó khăn này. Đứng trước tình hình đó, để tồn tại và phát triển, tập đoàn công nghệ thông tin FPT đã quyết định tái cơ cấu bằng cách thu hẹp quy mô và tập trung vào mảng kinh doanh truyền thống.
Công ty đã thu hẹp quy mô thông qua cắt giảm 10% nhân sự, chủ yếu thuộc khối tài chính, phân phối; và cắt giảm 20% chi phí hoạt động. Đồng thời tập trung vào mảng kinh doanh có ưu thế là phần mềm và dịch vụ. Kết quả của tái cơ cấu là đã góp phần giúp FPT đạt doanh thu năm 2008 hơn 16.806 tỷ đồng (tương đương 1 tỷ USD), tăng 21% so với năm 2007 và vượt 12,4% kế hoạch đề ra.
Năm 2009, FPT đã khẳng định các ngành nghề kinh doanh chủ chốt để làm định hướng phát triển tập đoàn trong tương lai, với tiêu chí là liên tục thay đổi song không xa rời năng lực kinh doanh cốt lõi. Công ty đã tái cơ cấu thông qua đa dạng hóa địa lý bằng cách chủ động đưa các sản phẩm, dịch vụ của mình ra thế giới thông qua các
công ty thành viên. Công ty luôn tạo ra những nguyên lý riêng áp dụng cho quá trình tái cơ cấu. Mỗi khi muốn mở rộng lĩnh vực kinh doanh, giám đốc phụ trách cần phải đáp ứng được những câu hỏi tưởng chừng rất đơn giản như “có đam mê với lĩnh vực đó không, có gần với năng lực cốt lõi không, có khả năng trở thành số một không?”. Đây là nguyên lý mà FPT áp dụng khá thành công và nhất quán trong công ty khi muốn tái cơ cấu.
(Nguyễn Minh - Bảo Hân2008)
1.3.1.2. Tái cơ cấu Pacific Airline
Năm 2004, Pacific Airline đang trong giai đoạn lỗ nặng, đứng trước bờ vực phá sản, hầu như bộ phận nào cũng đều “có vấn đề”. Khi ông Lương Hoài Nam giữ vị trí Tổng giám đốc hãng hàng không Pacific Airlines, ông được phân nhiệm vụ phải tái cơ cấu công ty trong 2 năm, để bình ổn hoạt động và lấy lại hình ảnh thương hiệu.
Ông đã tiến hành trên các vấn đề sau:
- Tái cơ cấu chiến lược kinh doanh. Ông Nam quyết định huỷ bỏ đường bay Đà Nẵng - Hồng Kông vì xét thấy nó không tiềm năng; đồng thời mở thêm 2 đường bay nội địa mới là TP. HCM - Đà nẵng và Hà Nội - Đà Nằng, đồng thời tăng tần suất bay tuyến Hà Nội - TP. HCM từ 2 lên 7 chuyến /ngày.
- Tái cơ cấu hoạt động. Ông Nam đàm phán lại với nhiều đối tác nước ngoài về hợp đồng thuê máy bay và dịch vụ bảo dưỡng kỹ thuật, cắt giảm các hợp đồng dịch vụ gây lãng phí. Kết quả là chỉ riêng việc tái cơ cấu hoạt động đã giúp Pacific Airlines tiết kiệm gần 130 tỷ đồng/năm.
- Tái cơ cấu tổ chức. Khác với những công ty đã làm là sa thải nhân viên, ông lại bố trí người về đúng vị trí, đồng thời tăng lương cho công nhân viên. Ông cắt giảm nhân sự thừa ở bộ phận hành chính, đào tạo lại và bố trí họ về các bộ phận dịch vụ, phòng vé (đây là những bộ phận mà trước đây thuê VN airline làm).
Năm 2005, sau 1 năm tái cơ cấu, doanh thu của Pacific Airlines đạt khoảng 830 tỷ đồng, tăng 100 tỷ đồng so với năm 2004.
1.3.1.3. Tái cơ cấu ở khách sạn Amara Saigon, Ommi Saigon, Novotel
Việt Nam gia nhập WTO là một cơ hội thu hút rất lớn lượng khách du lịch và các nhà đầu tư đến Việt Nam, làm cho nhu cầu về khách sạn luôn tăng mạnh. Điều này lý giải được tại sao việc mua bán, sang nhượng lại các khách sạn lớn trong nước vừa qua diễn ra nhiều. Điển hình là khách sạn 4 sao Amara Saigon 100% vốn nước ngoài được công ty TNHH phát triển bất động sản Vina (Vina Properties) mua lại từ một công ty nước ngoài và đổi tên thành Ramana Hotel Saigon. Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Vina Properties nhận thấy việc mua khách sạn có thuận lợi hơn so với đầu tư xây dựng ban đầu, mà lại đang có doanh thu sẵn, vị trí kinh doanh thuận lợi. Điều này giúp các công ty có điều kiện hoạt động tốt hơn. Khách sạn thứ hai cũng được tái cơ cấu thông qua việc mua bán, sáp nhập, đó là, khách sạn 5 sao Omni Saigon được đổi tên thành khách sạn Movenpick Hotel Saigon do Tập đoàn Movenpick Hotel - Resort Hotel (Thụy Sĩ) chính thức quản lý thay cho chủ cũ. Khách sạn Novotel cũng được Tập đoàn ParkRoyal mua lại.
Đây là một hoạt động tương đối mới mẻ ở Việt Nam, tái cơ cấu các khách sạn thông qua hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp nhằm vực dậy và phát triển những khách sạn đang làm ăn kém hiệu quả.
(Trọng Tú-Bảo Hương 2009)