7. Kết cấu luận văn
3.1.1. Quan điểm tái cơ cấu
- Mục tiêu trọng tâm sau khi tái cơ cấu tổ chức Tổng công ty Đông Bắc nhằm hoạt động hiệu quả và lợi nhuận cao hơn. Tập trung vào mục tiêu lợi nhuận là điều kiện cần thiết để Tổng công ty kinh doanh bền vững. Hiệu quả hoạt động lành mạnh là yếu tố cần thiết để Tổng công ty tích lũy tài chính, tái đầu tư, nâng cao năng lực chuyên sâu, duy trì và mở rộng SXKD; xây dựng Tổng công ty Đông Bắc trở thành một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực khai thác, chế biến và kinh doanh than.
- Tái cơ cấu tổ chức Tổng công ty theo định hướng, chủ trương của Nhà nước và Bộ Quốc phòng; sản xuất kinh doanh tăng trưởng thích hợp, coi trọng tăng trưởng về “chất”, hoạt động có lãi, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước đầu tư tại Tổng công ty; tổ chức sắp xếp, thu gọn các đơn vị thành viên, các công ty con phải chuyên môn hóa vào từng lĩnh vực SXKD phù hợp với chuỗi liên kết, ngành nghề kinh doanh của Tổng công ty Đông Bắc, phân định rõ thị trường, tránh cạnh tranh nội bộ. Tái cơ cấu bộ máy tổ chức theohướng linh hoạt trong điều kiện hoạt động điều hành phức tạp hơn và yêu cầu về chuyên môn quản lý cũng cao hơn.
- Đầu tư tập trung vào ngành than là ưu tiên số 1, lĩnh vực xây dựng công nghiệp then chốt; đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty do nhu cầu cấp thiết trong điều kiện hội nhập quốc tế.
- Thu hút và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao: sử dụng tối ưu lực lượng lao động hiện có, đồng thời bổ sung, tăng cường thêm nguồn lao động có chất lượng cao. Tạo ra một môi trường hấp dẫn có cơ chế lương thưởng hợp lý, hỗ trợ nhân viên và lãnh đạo phát triển các kỹ năng nghiệp vụ và kỹ thuật vận hành cần thiết, sắp xếp nhân sự vào công việc phù hợp, xây dựng văn hóa làm việc nhấn mạnh tới hiệu quả.
- Khắc phục những tồn tại trong mô hình tổ chức và quản lý tại Tổng công ty Đông Bắc hiện tại để giảm thiểu việc trùng lắp chức năng nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh giữa các đơn vị thành viên của Tổng công ty; thu gọn đầu mối quản lý để giảm chi phí, nâng cao hiệu quả đầu tư và hiệu quả SXKD.
- Thực hiện sắp xếp lại, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước ở lĩnh vực ngoài sản xuất chính để Tổng công ty có tổ chức bộ máy tinh gọn, cơ cấu tổ chức và cơ cấu vốn, tài chính hợp lý hơn. Thực hiện công khai minh bạch theo cơ chế thị trường và quy định của pháp luật trong cổ phần hóa và thoái vốn, không để xảy ra tiêu cực, thất thoát vốn, tài sản của nhà nước.