Tận dụng tài nguyên, nguồn lực của xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn phát triển mô hình kinh tế chia sẻ trên thế giới và những kiến nghị đối với việt nam (Trang 27 - 28)

Trong kinh tế học Hàng hóa và dịch vụ là khan hiếm bởi vì các nguồn lực để sản xuất ra chúng (các yếu tố sản xuất) là giới hạn, cũng như công nghệ và kỹ năng của lao động là giới hạn tỷ lệ với tổng nhu cầu của con người.

Nhu cầu của con người bao gồm nhu cầu sử dụng hàng hoá, dịch vụ và những điều kiện mà con người muốn có.

Nguồn lực là những thứ được sử dụng để sản xuất hàng hoá và dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu của con người.

Kinh tế chia sẻ ra đời nhằm giải quyết vấn đề tiết kiệm tài nguyên, nguồn lực thông qua: Tái phân phối tài nguyên đang không được sử dụng hiệu quả (sản phẩm mua rồi nhưng không dùng, máy móc không được khai thác tối đa thời gian sử dụng) sang chỗ mà nó được dùng hiệu quả hơn. Ví dụ dịch vụ cho thuê thiết bị nông nghiệp của nền tảng Trringo do công ty ô tô Mahindra & Mahindra ở Ấn Độ đã cho phép nông dân thuê được thiết bị, máy móc nông nghiệp chỉ bằng cách gọi điện. Điều này đã góp phần thúc đẩy sự thịnh vượng của vùng nông thôn. Chỉ khoảng 15% trong số 120 triệu nông dân Ấn Độ có khả năng chi trả để sở hữu thiết bị cơ khí nông nghiệp. Vì vậy, nền tảng này đã cho phép những nông dân khác có thể sử dụng được máy móc nông nghiệp với chi phí thấp hơn nhiều (Wallenstein J. và Shelat U., 2017) từ đó tăng tính hiệu quả của nền kinh tế, giảm bớt sự lãng phí tài nguyên xã hội và sự dư thừa năng lực của các sản phẩm dịch vụ.

Kinh tế chia sẻ cũng giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nguồn lực qua cắt giảm chi phí phúc lợi, không gian văn phòng và đào tạo nhân sự. Họ cũng có khả năng thuê được các chuyên gia hoặc nhân sự kỹ thuật cao cho những dự án cụ thể, vốn dĩ sẽ rất tốn kém nếu thuê những nhân sự lâu dài. Đồng thời với việc tiết kiệm trong sử dụng tài sản, máy móc, thiết bị, tiết kiệm tài nguyên… các hoạt động kinh tế chia sẻ cũng có tác động tích cực tới môi trường thông qua giảm phát thải khí nhà kính, giảm khối lượng các chất thải ra môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn phát triển mô hình kinh tế chia sẻ trên thế giới và những kiến nghị đối với việt nam (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)