Thực trạng phát triểnkinh tế chia sẻ tại Singapore

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn phát triển mô hình kinh tế chia sẻ trên thế giới và những kiến nghị đối với việt nam (Trang 59 - 63)

0 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 14,000 2015 2016 2017 2018 2019 (dự báo) Tỷ US D Mỹ Trung Quốc

2.2.3.1. Các lĩnh vực phát triển

Với mật độ dân số cao và sự phát triển mạnh mẽ của các startup công nghệ, Singapore là một trung tâm để thử nghiệm và cải tiến các ý tưởng mô hình kinh tế chia sẻ. Ngay từ 2012, một loạt các doanh nghiệp ứng dụng kinh tế chia sẻ mở trụ sở tại Singapore. Đây được xem là một trong những nơi hào hứng chào đón cái mới. Vì vậy các lĩnh vực phát triển của mô hình kinh tế chia sẻ cũng rất đa dạng:

Chia sẻ phương tiện: Ngoài các dịch vụ chia sẻ phương tiệnthông dụng như Uber, Grabkinh tế chia sẻ ở Singapore cũng nổi lên các dịch vụ chia sẻ của riêng mình:

- iCarsClub, một ứng dụng chia sẻ xe hơi theo địa điểm, vào đầu tháng 6/2015 đã tăng lợi nhuận thêm 10 triệu USD sau chỉ sau hai năm bắt đầu hoạt động tại Singapore và gần một năm sau khi mở rộng sang Trung Quốc dưới cái tên PPZuche.

- MyTeksi là một startup đang phát triển, được truyền cảm hứng từ những ý tưởng ứng dụng đi chung như Uber. Startup này đã nhận được 15 triệu USD đầu từ từ

quỹ đầu tư GGV của thung lũng Silicon và dùng số tiền đầu tư để tiếp tục mở rộng thị trường.

Chia sẻ chỗ ở: Một startup đầy hứa hẹn khác là Roomorama, cung cấp dịch vụ thuê nhà chung như Airbnb. Với gốc là từ New York, Roomorama với 2,1 triệu trong quỹ đầu tư mạo hiểm, đã xâm nhập vào thị trường châu Âu và châu Mỹ bằng việc thu mua một startup có mô hình tương tự tại Pháp.

Chia sẻ bữa ăn : Meal Panda cho phép người dùng tìm kiếm người không quen biết dùng chung bữa tối nấu tại nhà. Chủ nhà chỉ phải giới thiệu đồ dùng nhà bếp và các món trong bữa tối của mình lên trang web. PlateCuluture đi theo thành công của các trang web rất nổi tiếng ở Mỹ như Meal Sharing.

2.2.3.2. Đóng góp của kinh tế chia sẻ tại Singapore

Theo thống kê, hiện có khoảng 70% giới trẻ của quốc gia này sử dụng các dịch vụ đi chung xe. Uber hiện đang là một trong những ứng dụng được sử dụng nhiều tại

Singapore. Ngoài ra còn có hàng loạt những dịch vụ khác như giao thức ăn FoodPanda hay thuê nhà với Airbnb. Rõ ràng, nền kinh tế chia sẻ đã đi vào từng bữa ăn giấc ngủ của người Singapore. Bởi ở một quốc gia có mức sinh hoạt đắt đỏ, việc tiết giảm những chi phí cơ bản như ăn, ngủ, đi lại hiển nhiên sẽ được người dân hưởng ứng. Các mô hình kinh tế chia sẻ đang nổi trội hơn mô hình truyền thống nhờ sức mạnh của công nghệ và Internet. “Sự phát triển của công nghệ kết hợp cùng với nhu cầu tiết kiệm của con người đã tạo ra làn sóng, ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng”. Ước tính, nền kinh tế chia sẻ giúp Singapore tiết kiệm được khoảng 25 triệu USD/năm.

2.2.3.3. Các chính sách phát triển kinh tế chia sẻ tại Singpore

Đối với Chính phủ Singapore, kinh tế chia sẻ là một cơ hội lớn để phát triển theo hướng bền vững. Tại đất nước này, hầu hết người dân đều có thể sử dụng các trang web, ứng dụng điện thoại di động để cho thuê, thuê và trao đổi, chia sẻ hàng hóa và dịch vụ với nhau, từ đó giảm bớt việc mua mới, giảm lượng rác thải và khí thải. Chính phủ Singapore đang nỗ lực tìm cách quản lý phù hợp để khuyến khích kinh tế chia sẻ và thậm chí vận dụng kinh tế chia sẻ trong hoạt động quản lý đô thị của mình để thực sự trở thành một quốc gia chia sẻ.

Thành lập hiệp hội kinh tế chia sẻ Singapore (SEAS)

Ở Singapore thậm chí đã hình thành một Hiệp hội kinh tế chia sẻ Singapore (SEAS) để góp phần thúc đẩy chính phủ có những bước đi nhanh hơn trong việc sửa đổi các luật liên quan đến kinh tế chia sẻ, giải quyết các vấn đề đặt ra của kinh tế chia sẻ như: vấn đề an toàn, quyền riềng tư và nghĩa vụ thuế phù hợp. Chính phủ Singapore đã có dấu hiệu khá cởi mở và không quá vội vã để ngăn chặn những sáng kiến của khu vực tư nhân, ít nhất là trong lĩnh vực giao thông. Chính sách SME (các doanh nghiệp vừa và nhỏ ) của Singapore nhằm thúc đẩy môi trường kinh doanh mới có sự thay đổi và thành lập các doanh nghiệp khởi nghiệp (Startup) với sự hỗ trợ của chương trình SG-Innovate. SG- Innovate cũng sẽ giúp các doanh nhân tài năng trong các lĩnh vực nghiên cứu và mở ra những cơ hội khởi nghiệp mới. Bộ trưởng Heng Swee Keat giới thiệu chương trình

TechSkills giúp phát triển kỹ năng và chuyên môn cho những người làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Chính sách “Quốc gia thông minh” của thủ tưởng Lý Hiển Long.

Hàng loạt chính sách, chương trình, kế hoạch thúc đẩy sự phát triển của ICT liên tục được Chính phủ Singapore cũng như các tổ chức, doanh nghiệp khởi xướng và quyết liệt thực hiện với một quyết tâm biến Singapore thành trung tâm của ICT toàn cầu. Đỉnh cao của những nỗ lực này chính là sáng kiến Quốc gia thông minh (Smart nation) được Thủ tướng Lý Hiển Long công bố vào ngày 24-11-2014 với triết lý: “Thông minh không phải được đo bởi sự phát triển của công nghệ, mà nằm ở việc xã hội sử dụng công nghệ để xử lý các vấn đề cũng như thách thức đang gặp phải. Người dân phải là trung tâm của Quốc gia thông minh, chứ không phải công nghệ”. Sáng kiến này nêu rõ: “Singapore nỗ lực để trở thành một quốc gia thông minh nhằm hỗ trợ người dân sống tốt hơn, cộng đồng mạnh mẽ hơn và tạo nhiều cơ hội hơn cho tất cả mọi người”. ICT là cốt lõi để thực hiện mục tiêu Quốc gia thông minh, trong đó tập trung vào 3 ưu tiên: công nghệ hỗ trợ xã hội; di động và giao thông thông minh; môi trường dữ liệu an toàn. Chính phủ cũng cam kết hằng năm đầu tư khoảng 1% GDP cho nghiên cứu và phát triển công nghệ thông tin phục vụ phát triển kinh tế xã hội.

Chính phủ ủng hộ và hỗ trợ các Startup.

Singapore sẽ phát triển kinh tế tư nhân bằng cách sử dụng hàng hóa, mua dịch vụ của các startup thay vì đưa ra các khoản tiền trợ cấp, viện trợ. Đây là cách chính phủ Singapore thúc đẩy sự đổi mới của khu vực tư nhân, đặc biệt là giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ, startup công nghệ, nhằm tạo ra một nền kinh tế tích hợp số hóa. Các doanh nghiệp kinh tế chia sẻ tại Singapore cũng đang trực tiếp được hưởng lợi từ chính sách trên. Singapore đang cố gắng tái cấu trúc nền kinh tế, trở thành trung tâm đổi mới toàn cầu. Để thực hiện mục tiêu trên, Chính phủ Singapore chi hàng tỷ USD cho nghiên cứu và phát triển, chuẩn bị nhân lực và xây dựng một xã hội không sử dụng nhiều tiền mặt, tạo ra nền tảng vững chắc cho phát triển nền kinh tế chia sẻ.

2.2.3.4. Hạ tầng CNTT phục vụ KTCS tại Singapore

Singapore đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc cải thiện cơ sở hạ tầng CNTT, qua đó thúc đẩy tăng cường năng lực và mở rộng phát triển kinh tế chia sẻ. Tiêu biểu có thể kể đến sự phát triển của hạ tầng Internet. Nhờ mạng cáp quang mà tốc độ kết nối Internet trung bình của Singapore đã tăng từ 5,4megabit mỗi giây (Mbps) năm 2012 lên 20 Mbps năm 2016, ngang với Nhật Bản và Phần Lan. Tương tự như vậy, Singapore cũng nằm trong nhóm đầu các quốc gia có tốc độ kết nối 4G nhanh nhất thế giới, một phần nhờ liên tục đầu tư cải thiện hạ tầng mạng. Tổng lượng đăng kí băng thông rộng cáp quang và đăng ký 4G tại Singapore đã tăng gấp đôi trong vòng 5 năm qua. Tốc độ Internet nhanh hơn thúc đẩy các hộ gia đình Singapore chuyển dần nhiều hoạt động của mình vào không gian kỹ thuật số. Phát hiện từ khảo sát thường niên của Cơ quan Phát triển Thông tin - Truyền thông Singapore (IMDA) cho thấy từ năm 2010 đến 2015 số lượng người tham gia vào các hoạt động Internet như mua sắm trực tuyến và các giao dịch tài chính trực tuyến tăng lên đáng kể.

Singapore là thị trường thanh toán điện tử (TTĐT) phát triển mạnh nhất trong các nước ASEAN, với tỷ lệ dân số sử dụng Internet khoảng 80% và năm 2015, chỉ số TTĐT của nước này ở khoảng 56%-57%. Singapore là nước nhanh chóng tiếp thu công nghệ mới với số người sử dụng ví điện tử đã tăng gấp đôi trong năm 2015 và chiếm tới 23% trong tổng dân số của nước này, hay chiếm hơn 41% trong tổng số người mua sắm trực tuyến.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn phát triển mô hình kinh tế chia sẻ trên thế giới và những kiến nghị đối với việt nam (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)