Hạ tầng CNTT phục vụ kinh tế chia sẻ trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn phát triển mô hình kinh tế chia sẻ trên thế giới và những kiến nghị đối với việt nam (Trang 40 - 46)

Về nguyên lý, mô hình nền kinh tế chia sẻ là mô hình kinh doanh dựa trên yếu tố công nghệ (ứng dụng phần mềm, định vị, thanh toán, thiết bị phần cứng, thiết bị điện thoại, công nghệ mạng Internet không dây…) kết hợp với các tài nguyên có sẵn (xe hơi, xe máy, nhà cửa, đồ dùng…) và hình thành nên phương thức kinh doanh mang tính “chia sẻ”. Vì vậy sự phát triển của công nghệ thông tin nói chung hay Internet, mạng xã hội,

ứng dụng nền tảng và các phương thức thanh toán di động nói riêng đóng vai trong quan trọng trong việc phát triển kinh tế chia sẻ trên thế giới.

Internet: Ngày nay việc sử dụng internet để ứng dụng vào cuộc sống hàng ngày là không thể thiếu được. Một quốc gia nếu ứng dụng thành công những ứng dụng công nghệ vào cuộc sống sẽ khiến cho đất nước ngày một thịnh vượng hơn. Người dân sẽ có mức sống, thu nhập cao hơn.

Kể từ khi Internet xuất hiện từ năm 1995, số lượng người tiếp cận và sử dụng không ngừng tăng lên theo cấp số nhân. Số người sử dụng Internet toàn cầu đã tăng gấp mười lần từ năm 1999-2013. Số lượng người dùng internet đạt số lượng 1 tỷ vào 2005, tăng lên 2 tỷ người dùng Internet vào năm 2010 và đạt được 3 tỷ người trong năm 2014.Biểu đồ và bảng dưới đây cho thấy số lượng người dùng Internet toàn cầu mỗi năm kể từ năm 1993.

Biểu đồ 2.1: Số lượng người sử dụng Internet trên thế giới (1995-2018).

Đơn vị tính : triệu người

Nguồn: World Bank (2019)https://data.worldbank.org/indicator/it.net.user.zs

Dự kiến vào năm 2025, khoảng 72,6% người dùng Internet trên thế giới sẽ chỉ truy cập mạng qua thiết bị di động thông minh (smartphone), tương đương gần 3,7 tỷ người, các số liệu cũng dự báo sẽ chỉ có hơn 1,3 tỷ người dùng truy cập Internet qua cả smartphone và máy tính cá nhân vào năm 2025. Trong khi đó, chỉ 69 triệu người chỉ vào

0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 3,500 4,000 4,500 5,000

mạng bằng máy tính cá nhân. Ước tính hiện tại có khoảng 2 tỷ người truy cập Internet chỉ qua smartphone, tương đương 51% trong số 3,9 tỷ người dùng Internet trên toàn cầu.

Biểu đồ 2.2: Số người sử dụng Internet theo khu vực trên thế giới năm 2018.

Đơn vị tính :triệu người

Nguồn: Internet World Stats (2019) https://www.Internetworldstats.com/stats.htm

Châu Á chiếm gần một nửa số người dùng Internet trên thế giới. Tiếp theo đó là khu vực châu Âu, châu Phi và Bắc Mỹ. Những con số này cho thấy cơ hội lớn cho các doanh nghiệp áp dụng mô hình kinh tế chia sẻ có điều kiện phát triển tại các khu vực trên.

Thanh toán di động: Thanh toán di động (Mobile Payment) đã trở thành một xu hướng định hình rõ nét trên phạm vi toàn cầu vì tận dụng tối đa những ưu điểm như giảm thời gian giao dịch, tăng tính tiện lợi, an toàn... cho người sử dụng. TheoWorldpay, đến năm 2019, thanh toán di động chiếm 27,6% thị phần thanh toán bán lẻ toàn cầu sẽ thay thế thẻ thanh toán như Visa, MasterCard tỷ lệ 24,9% để trở thành phương thức thanh toán ưa chuộng nhất. Trên thế giới, số lượng dịch vụ thanh toán di động đã tăng lên và cung cấp nhiều chức năng hơn. Ở các nước đang phát triển, các dịch vụ thanh toán di động là một công cụ quan trọng cho hoạt động giao dịch, đặc biệt là các dòng tiền xuyên biên

2,197 719 444 327 492 173 28 Châu Á Châu Âu Nam Mỹ Bắc Mỹ Châu Phi Trung Đông Châu Đại Dương/Australia

- 500 1,000 1,500 2,000 2,500 Châu Á Châu Âu Nam Mỹ Bắc Mỹ Châu Phi Trung Đông

giới như kiều hối. Ở các nền kinh tế phát triển, thế hệ trẻ có khả năng áp dụng và ưa thích sử dụng các dịch vụ mới chiếm tỷ lệ cao và có xu hướng gia tăng mạnh mẽ. Lợi ích của thanh toán di động là người dùng có thể sử dụng thiết bị di động để thực hiện việc thanh toán mua bán hàng hóa bất cứ lúc nào, ở đâu bảo mật, tiện lợi, hoạt động đơn giản, dịch vụ cá nhân, đa chức năng, chi phí thấp, phạm vi rộng, không bị ràng buộc về thời gian, không gian và các ưu điểm khác.

Biểu đồ 2.3: Doanh thu thị trường thanh toán di động trên thế giới

(2015-2019); ĐVT: Tỷ USD

Nguồn : Statista, 2018 https://www.statista.com/topics/4872/mobile-payments- worldwide/

Theo thống kê của Statista, năm 2017, thị trường thanh toán điện tử thế giới chứng kiến sự tăng trưởng nhanh khi doanh thu đạt 780 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng 16% so với năm 2016. Năm 2018, thanh toán di động toàn cầu sẽ đạt 930 tỷ USD, tăng 19,23% so với năm 2017 và dự kiến năm 2019 sẽ tăng lên 1.080 tỷ USD trở thành phương thức thanh toán được ưa chuộng và có thể sử dụng trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế. Thanh toán di động qua điện thoại thông minh đem lại cơ hội tiếp cận các dịch vụ tài chính một cách thuận tiện, thanh toán không dùng tiền mặt. Vì vậy nó là phương thức thanh toán được áp dụng chủ yếu trong các mô hinh kinh tế chia sẻ.

450 620 780 930 1080 0 200 400 600 800 1000 1200 2015 2016 2017 2018 2019(dự kiến)

Mạng xã hội: Mạng xã hội ngày càng đi sâu vào cuộc sống của con người. Có thể nói, đây là mô hình mới nhất trong quá trình phát triển đương đại, đơn giản hoá các phương thức tương tác và kết nối giữa con người với nhau suốt chiều dài lịch sử. Các trang mạng xã hội như Facebook, Youtube, Twitter,… đã trở thành công cụ thông tin liên lạc và chia sẻ cộng đồng phổ biến đối với hàng tỷ người trên thế giới. Theo thống kê, lượng người dùng mạng xã hội trên toàn thế giới tăng 8% trong năm 2018, lên mức 3,3 tỷ người, chiếm 43% dân số thế giới.

Biểu đồ 2.4 : Số lượng người sử dụng các mạng xã hội trên thế giới tính đến năm 2018 (Đơn vị tính: triệu người)

Nguồn: Hootsuite và We are social, 2018(https://digitalreport.wearesocial.com/) Facebook

Facebook đã và đang là mạng xã hội lớn nhất hiện nay với hơn 2,1 tỷ người dùng. Theo thống kê, hiện có 23% người dùng Facebook đăng nhập ít nhất 5 lần mỗi ngày, thời gian dành cho Facebook trong mỗi giờ vào mạng tùy thuộc vào từng quốc gia, sử dụng nhiều nhất hiện nay đang là người Mỹ với 16 phút, ở Australia 14 phút và ở Anh là 13 phút. Hiện có tới 70% các nhà tiếp thị đã sử dụng Facebook để thu hút thêm khách hàng mới, 47% người dân tại quốc gia đang sử dụng Facebook, nhiều nhất là Mỹ, cho

2167 1500 1300 1300 930 643 800 794 376 330 300 300 260 0 500 1000 1500 2000 2500 Facebook Youtube Whatsapp FB Messenger Wechat QQ Instagram Tumblr Weibo Twitter Baidu Skype LinkedIn

biết Facebook là nhân tố quan trọng số 1 có ảnh hưởng tới các quyết định mua sắm của họ.

Twitter

Twitter là mạng xã hội phát triển nhanh nhất với tốc độ tăng trưởng 44% trong giai đoạn 2012 đến 2013. Hiện nay đã có hơn 550 triệu người dùng đã đăng ký Twitter và 330 triệu người dùng hoạt động hàng tháng trên mạng xã hội này. Đáng chú ý, hiện cũng có khoảng 34% các nhà tiếp thị đang thành công trong việc sử dụng Twitter để tạo ra khách hàng tiềm năng.

Các mạng xã hội khác

Một ứng dụng khác chịu sự quản lý từ Facebook – Instagram. Lượng người dùng ứng dụng này cũng đang tăng nhanh chóng với 1/3 lượng người dùng toàn cầu. Ứng dụng này trở thành cơ hội cho các doanh nghiệp ở quốc gia của họ. Các ứng dụng gửi tin như WhatsApp và Facebook Messenger đều tăng gấp 2 lần, số lượng người dùng sử dụng ứng dụng tin nhắn này tăng 30% mỗi năm. Dữ liệu cho thấy WhatsApp có vị trí mạnh hơn so với Facebook Messenger khi ứng dụng này có ở 128 quốc gia và Facebook Messenger chỉ có ở 72 quốc gia.

Nghiên cứu cho thấy có 72% số người sử dụng Internet hiện nay đang hoạt động trên các mạng xã hội. Trong đó, tỷ lệ người sử dụng mạng xã hội trong độ tuổi 18-29 đạt tới 89%, trong khi đó độ tuổi 30-49 là 72%. Không chỉ thu hút những người trẻ tuổi, số liệu thống kê cho thấy hiện nay đã có tới 60% những người trong độ tuổi từ 50 đến 60 đang hoạt động trên các mạng xã hội. Đặc biệt hơn, mạng xã hội cũng đã tiếp cận được thế hệ lớn tuổi hơn bao gồm những người ở độ tuổi đã về hưu, cụ thể là tỷ lệ sử dụng mạng xã hội của nhóm người ở độ tuổi trên 65 đạt tới 43%. Một con số đáng chú ý nữa là 71% người dùng truy cập mạng xã hội từ thiết bị di động. Rõ ràng là Internet, điện thoại di động và mạng xã hội đang nhanh chóng trở thành những thành phần không thể thiếu được trong đời sống xã hội hiện đại.

Mạng xã hội không chỉ đơn thuần là nơi chia sẻ các thông tin cá nhân, làm quen, mà giờ đây mạng xã hội đã có tác động to lớn đối với các doanh nghiệp và nền kinh tế. Các chia sẻ và tương tác trực tuyến trên mạng xã hội đã khiến người tiêu dùng tiếp cận được nhiều thông tin đa chiều hơn so với kênh báo chí và truyền hình truyền thống trước đây. Thứ hai, các mạng xã hội trực tuyến và thị trường điện tử dễ dàng hơn liên kết người tiêu dùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn phát triển mô hình kinh tế chia sẻ trên thế giới và những kiến nghị đối với việt nam (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)