Các lĩnh vực phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn phát triển mô hình kinh tế chia sẻ trên thế giới và những kiến nghị đối với việt nam (Trang 37 - 39)

Trên thế giới, quy mô của kinh tế chia sẻ ước đạt 14 tỷ USD năm 2014 và có thể tăng lên 335 tỷ USD vào năm 2035 (PWC, 2014). Doanh thu đến từ nhiều nhóm ngành nghề trong đó nổi lên ở 6 nhóm ngành nghề chính: dịch vụ vận tải; dịch vụ du lịch và khách sạn; dịch vụ bán lẻ; dịch vụ lao động, việc làm; dịch vụ tài chính; dịch vụ quảng cáo trực tuyến. Và dự kiến, trong tương lai có thể có thêm nhiều ngành nghề, nhóm ngành nghề hoặc dịch vụ khác phát triển theo mô hình kinh tế chia sẻ. Lý do chính là mô hình kinh tế này tận dụng lợi thế của phát triển công nghệ thông qua nền tảng số. Một số lĩnh vực phát triển mô hình kinh tế chia sẻ trên thế giới hiện nay bao gồm các lĩnh vực chính sau:

- Dịch vụ vận tải: Dịch vụ vận tải trực tuyến với dịch vụ chia sẻ đi xe như Uber, Grab, Lyft, Zipcar v.v… Các dịch vụ này cạnh tranh với ngành taxi truyền thống, cho phép người tiêu dùng kết nối với một lái xe được kiểm chứng gần đó, có thể là lái xe toàn thời gian hoặc bán thời gian, với việc người lái xe xác nhận muốn nhận dịch vụ tới một điểm đến và giá do dịch vụ đặt ra. Tính đến hết năm 2016 dịch vụ chia sẻ xe đã có mặt trên 46 quốc gia, 6 vùng lãnh thổ và trên 2.000 thành phố với hơn 15 triệu thành viên sử dụng dịch vụ và 157.000 phương tiện (PWC 2017, tr.19). Hiện nay, Châu Á được đánh giá là thị trường nước ngoài chủ đạo của chia sẻ phương tiện vận tải, đặc biệt là thị trường Đông Nam Á khi mà tại thị trường này các công ty chia sẻ phương tiện vận tải đạt được tốc độ tăng trưởng rất cao như Grab với doanh thu 1 tỉ đô vào năm 2018. Tuy nhiên, loại hình dịch vụ này đã và đang gặp một số khó khăn nhất định tại các quốc gia Châu Âu như Đức, Tây Ban Nha, Bỉ, Pháp, Hà Lan... Với các nền tảng chia sẻ xe cá nhân, hành khách có thể gọi xe thuận lợi, kiểm soát được hành trình mình sẽ đi, chi phí mình sẽ bỏ ra, biết trước được loại xe, số xe và cả tên người tài xế sẽ chở mình.

- Dịch vụ du lịch và khách sạn: Điển hình là dịch vụ chia sẻ phòng ở như Airbnb hay VRBO (Vacation Rentals by Owners), Homeaway... Người đi du lịch hoặc làm việc có thể thuê dịch vụ phòng ở qua dịch vụ này mà không cần đặt phòng tại các khách sạn hay nhà khách, nhà nghỉ đã được đăng ký như trước đây. Thông tin về người cung cấp phòng ở, về các đặc tính của phòng ở, giá cả v.v.. được cung cấp cho khách hàng trước khi quyết định thuê phòng . Tính đến năm 2018, có trên 4.850.000 căn hộ, phòng nghỉ được cho thuê trên các nền tảng chia sẻ phòng và nhà ở. Các căn hộ đó đến từ trên 65.000 thành phố thuộc 191 quốc gia. Tổng doanh thu từ lĩnh vực chia sẻ nhà tính đến hết năm 2017 là 75 tỷ đô la Mỹ và được dự báo tới năm 2020 sẽ tăng trưởng gần gấp đôi lên 139 tỷ đô la Mỹ (World Economic Forum, 2018).

- Dịch vụ bán lẻ, hàng tiêu dùng: Một loạt các dịch vụ bán lẻ trực tuyến cho phép các nhà sản xuất và phân phối bán lẻ có thể tiếp cận một số lượng lớn người tiêu dùng đối với các sản phẩm bán lẻ. Các sàn giao dịch như Etsy, eBay, Craigslist v.v.. cho phép người bán kết nối trực tiếp người mua với một khối lượng chưa từng có trước đây. Các dịch vụ thương mại trực tuyến đã phát triển khá nhanh chóng trong những năm gần đây tạo ra mức độ cạnh tranh lớn với phương thức bán lẻ truyền thống . Nó cũng đặt ra các câu hỏi đối với các nhà quản lý về việc xác định mức/ngưỡng phân biệt hoạt động là kinh doanh hay làm theo sở thích.

- Dịch vụ lao động, việc làm: Với nhóm dịch vụ này, người ta có thể bán các dịch vụ cá nhân và lao động của riêng họ trực tiếp cho người tiêu dùng. Mô hình này được hiểu một cách đơn thuần là những người có công việc cần thực hiện nhưng không đủ khả năng (thiếu thời gian, kỹ năng…) sẽ đẩy thông tin lên nền tảng để tìm kiếm người lao động phù hợp (kỹ năng, mức giá, vị trí). Người có nhu cầu cần làm việc sau khi hoàn thành công việc sẽ được thanh toán online. Kết thúc công việc, người lao động và người thuê cũng cócơ hội đánh giá lẫn nhau trên nền tảng.Ví dụ “Homejoy and Handy” là một sàn giao dịch về dịch vụ dọn nhà và các công việc vặt trong nhà, trong khi TaskRabbit hay Upwork (oDesk cũ) là các sàn cung cấp việc làm trực tuyến, mọi ngành nghề cho

những người làm việc tự do, Triip.me là một nền tảng du lịch kết nối du khách với người dân địa phương trên toàn thế giới.

- Dịch vụ tài chính:. Bằng việc tập trung vốn từ rất nhiều nguồn khác nhau, các nền tảng này đã giúp tài trợ cho nhiều dự án khởi nghiệp hoặc sáng tạo mà không cần dựa vào hệ thống ngân hàng hay các nhà đầu tư “mạnh thường quân” tài chính. Dịch vụ tài chính trong kinh tế chia sẻ cho phép các doanh nghiệp nhỏ có thể tìm được các nguồn tài chính mà trước đây họ rất khó có thể tiếp cận từ hệ thống tài chính truyền thống. Các quỹ cho vay như Lending Club, Prosper, Zopa và Funding Circle trên thị trường giúp kết nối các nhà đầu tư trực tiếp với doanh nghiệp hay cá nhân có nhu cầu vay Cho đến nay, có hơn 400 nền tảng gọi vốn cộng đồng trên toàn thế giới. Indiegogo và Kickstarter là 2 nền tảng nổi tiếng nhất và đã tạo được tiếng vang khi gọi vốn thành công cho hàng trăm ngàn dự án startup. Thông qua những website này, các startup từ khắp các nơi trên thế giới đã nhận được con số khổng lồ là 16.2 tỉ đô-la Mỹ (Starupwheel Funding, 2019)

- Dịch vụ giải trí, đa phương tiện và viễn thông: Ngày nay theo xu hướng phát triển của công nghệ, các dịch vụ chia sẻ nhạc, video trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến. Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Hoa Kỳ (RIAA) mới đây đã công bố báo cáo chi tiết về mức độ tăng trưởng của ngành công nghiệp âm nhạc năm 2018, số tiền thu về từ nhạc trực tuyến bao gồm phí đăng ký các dịch vụ như Spotify, Tidal, Youtube… cũng như các khoản phí đăng ký tại các đài phát kỹ thuật số và dịch vụ video trực tuyến như VEVO. Ngày càng có nhiều người nghe chấp nhận đổi quyền sở hữu âm nhạc (CD, file nhạc tải về) để được quyền tiếp cận với kho nhạc phát theo yêu cầu khổng lồ chỉ với mức phí nhỏ mỗi tháng. Tính đến thời điểm này, nhạc trực tuyến đã thu về 3,4 tỷ USD, chiếm 75% tổng doanh thu của ngành công nghiệp ghi âm (RIAA, 2018).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn phát triển mô hình kinh tế chia sẻ trên thế giới và những kiến nghị đối với việt nam (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)