Đầu tư phát triển mạng lưới Internet, hạ tầng CNTT phục vụ KTCS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn phát triển mô hình kinh tế chia sẻ trên thế giới và những kiến nghị đối với việt nam (Trang 106 - 112)

Hạ tầng CNTT được xem là huyết mạch của phát triển KTCS, vì vậy cần tập trung đầu tư phát triển mạng lưới Internet, nâng cấp đảm bảo tính bảo mật tài khoản thanh toán trực tuyến, cả về số lượng và chất lượng, bởi, đặc thù cơ bản của kinh doanh chia sẻ chính là các giao dịch thông qua mạng lưới trực tuyến. Khi chưa có sự phát triển mạnh mẽ của Internet tại Việt Nam thì sẽ không thể có một nền tảng tốt cho sự phát triển và thành công của kinh doanh chia sẻ.

Nền tảng quan trọng của kinh tế chia sẻ chính là Internet và công nghệ. Hiện nay, Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh về người sử dụng Internet cũng như công nghệ. Tuy nhiên, vấn đề an ninh mạng và câu chuyện thông tin cá nhân sử dụng

Facebook bị lợi dụng gần đây cũng đặt ra nhiều vấn đề an toàn thông tin cho người sử dụng. Đây là một trong những thách thức lớn cần coi trọng nếu muốn đẩy mạnh phát triển kinh tế chia sẻ.

Đảm bảo công tác thanh tra, kiểm tra và đảm bảo an toàn thông tin trên môi trường mạng được thực hiện tốt trong bối cảnh các hoạt động kinh tế chia sẻ tăng lên nhanh chóng, cụ thể: Cần có những chính sách hướng dẫn các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước có trách nhiệm bảo mật thông tin (không cung cấp thông tin cho bên thứ ba ngoại trừ có yêu cầu của các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền và người có thông tin cho phép) và tuyên truyền nghĩa vụ và trách nhiệm trong việc bảo mật thông tin cá nhân của người khác. Thúc đẩy giao dịch thanh toán xuyên biên giới đều phải thông qua cổng thanh toán quốc gia do một đơn vị làm chủ (đơn vị này do NHNN cấp phép hoạt động). Xây dựng cơ chế để các bên trong hoạt động kinh tế chia sẻ có thể kiểm soát được việc sử dụng thông tin của các nền tảng, các doanh nghiệp sử dụng dữ liệu cá nhân, tổ chức của mình theo đúng thỏa thuận giữa các bên.

Xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số cũng cần được chú trọng vì là một trong những vấn đề cấp thiết của Cách mạng công nghệ 4.0. Với việc hướng tới Chính phủ số, Việt Nam có thể đẩy nhanh quá trình số hóa, là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế chia sẻ.

KẾT LUẬN

Sau khi nghiên cứu đề tài “Thực tiễn phát triển mô hình kinh tế chia sẻ trên thế giới và những kiến nghị đối với Việt Nam” có thể rút ra một số kết luận sau đây:

• Bản chất của mô hình kinh tế chia sẻ là một mô hình kinh doanh mới của kinh doanh ngang hàng, tận dụng lợi thế của phát triển công nghệ số giúp tiết kiệm chi phí giao dịch và tiếp cận một số lượng lớn khách hàng thông qua các nền tảng số. kinh tế chia sẻ là một phần tất yếu của nền kinh tế số, là kết quả của ứng dụng đổi mới sáng tạo cho tăng năng suất của các ngành. Mô hình kinh tế chia sẻ tạo và tăng hiệu quả kinh tế nhờ qui mô.

• Mô hình kinh tế chia sẻ khá mới mẻ trên thế giới và lại càng mới mẻ ở Việt Nam. Mô hình kinh tế này phát triển mạnh trong những năm gần đây ở một số nước trên thế giới và mang lại nhiều lợi ích chung cho xã hội do giúp giảm chi phí giao dịch và sử dụng tài sản và tài nguyên hiệu quả hơn. Lợi ích về tiết kiệm tài nguyên của kinh tế chia sẻ có hiệu ứng tích cực tới môi trường khi giảm được việc sản xuất và tiêu dùng quá mức trong nền kinh tế. kinh tế chia sẻ sẽ tạo ra phương thức kinh doanh mới, mở ra cơ hội kinh doanh mới dựa trên nền tảng số, ứng dụng công nghệ 4.0. Thị trường cạnh tranh hơn và loại hình dịch vụ đa dạng hơn, mang lại lợi ích cho người tiêu dùng, mở ra cơ hội đầu tư, tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho người lao động.

• Kinh tế chia sẻ có thể làm nảy sinh các mối quan hệ mới trên thị trường, tiềm ẩn những rủi ro mà nhà quản lý cần phải quan tâm để đảm bảo lợi ích của cả người mua và người bán, cũng như nảy sinh các vấn đề giữa doanh nghiệp kinh doanh theo mô hình kinh tế chia sẻ và doanh nghiệp kinh doanh truyền thống, vấn đề thu thuế phát sinh từ hoạt động dịch vụ

• Từ những bài học kinh nghiệm, kết hợp với những thuận lợi, khó khăn trong quá trình vận dụng kinh nghiệm tại các nước phát triển kinh tế chia sẻ, một số giải pháp được đề xuất để phát triển kinh tế chia sẻ tại Việt Nam đó là: Việt Nam cần công nhận sự phát triển của kinh tế chia sẻ là tất yếu, phù hợp với xu thế phát triển của công nghệ thông

tin; Chính phủ cần nghiên cứu ban hành Luật điều chỉnh và quản lý đối với kinh tế chia sẻ tại Việt Nam; Xây dựng môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các hoạt động kinh tế chia sẻ và truyền thống; Nâng cao năng lực quản lý của bộ máy nhà nước trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; Đầu tư phát triển mạng lưới Internet, hạ tầng CNTT phục vụ KTCS; Tăng cường nhận thức của các bên trong nền kinh tế chia sẻ, bao gồm Nhà nước, doanh nghiệp, người dân

• Nếu các giải pháp này được thực hiện một cách đồng bộ và hiệu quả, sẽ góp phần không nhỏ cho việc phát triển kinh tế chia sẻ tại Việt Nam, thúc đẩy sự đổi mới, nâng cao chất lượng các hoạt động kinh tế, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của đất nước trong thời gian tới. Động thái này còn thể hiện tinh thần chủ động đón đầu các xu hướng mới của nền kinh tế trong cuộc cách mạng 4.0 của Chính phủ và các bộ, ngành, doanh nghiệp và người dân

Qua nghiên cứu bước đầu của tác giả, có thể nhận định rằng "kinh tế chia sẻ" đang là xu hướng mới song hành cùng cuộc cách mạng về công nghệ thông tin trở thành một trong những trụ cột quan trọng của nền kinh tế số (Digital Economy), là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nhân và doanh nghiệp khởi nghiệp tại nhiều quốc gia và được ví như là "gà đẻ trứng vàng" mới cho nhiều nền kinh tế. "kinh tế chia sẻ" vẫn còn nhiều không gian rộng lớn để phát triển và lấp đầy những khoảng trống của các thị trường kinh doanh truyền thống hiện tại. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là cần phải có những điều chỉnh, bổ sung trong hệ thống luật pháp để có chính sách quản lý phù hợp khai thác những yếu tố tích cực và ngăn chặn những yếu tố tiêu cực nhằm tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng và lành mạnh để mô hình kinh tế chia sẻ phát triển, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của mỗi quốc gia trong bối cảnh hội nhập sâu rộng trên toàn cầu./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. ThS. Nguyễn Phan Anh (2016), Mô hình nền kinh tế chia sẻ và gợi ý cho Việt Nam, Tạp chí Tài chính kỳ II, số tháng 7/2016;

2. Vụ kinh tế tổng hợp – Ban kinh tế Trung ương, Một số vấn đề về kinh tế chia sẻ (sharing economy), 2017.

3. Nguyễn Thu Dung, Tạp chí pháp luật và thực tiễn – số 36/2018, Một số vấn đề pháp lý của các mô hình kinh doanh trong nền kinh tế chia sẻ, 2018.

4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2018): Báo cáo Đề án mô hình kinh tế chia sẻ.

5. PGS.TS Nguyễn Thường Lạng, Đại học kinh tế Quốc Dân, kinh tế chia sẻ trong hội nhập của Việt Nam, Hà Nội, 2018.

6. Viện nghiên cứu và quản lý Trung ương (2018), Thực trạng kinh tế chia sẻ ở Việt Nam; Kiến nghị giải pháp quản lý nhà nước.

II. TÀI LIỆU TIẾNG ANH

1. PricewaterhouseCoopers, 2015. The Sharing Economy. PricewaterhouseCoopers: United State.

2. Cristiano Codagnone and Bertin Martens, 2016. Scoping the Sharing Economy: Origins, Definitions, Impact and Regulatory Issues. European Union.

3. World Bank Group (2016): Sharing is caring? Not quite. Some observations about "the sharing economy". Desiree van Welsum, 2016. World development report. World Bank Group.

4. PricewaterhouseCoopers, 2017, Sharing or Paring? Growth of the sharing economy.

5. Yaraghi, Niam; Ravi, Shamika (2017). “The Current and Future State of the Sharing Economy,” Brookings India IMPACT Series No. 032017. March 2017.

III. TÀI LIỆU THAM KHẢO TỪ NGUỒN INTERNET

1. Financial Times, 2016, China looks at ways to include sharing economy in GDP data, truy cập tại: https://www.ft.com/content/658aba32-41c7-11e6-9b66- 0712b3873ae1, ngày truy cập 22/4/2019.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2018, Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về mô hình kinh tế chia sẻ theo hướng tăng trưởng xanh và tiêu dùng bền vững ở Việt Nam, truy cập tại: http://www.mpi.gov.vn/Pages/tinbai.aspx?idTin=41610&idcm=188 ngày 13/3/2019 3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2018, kinh tế chia sẻ: Các xu thế lớn và tác động tới nền kinh tế Việt Nam, truy cập tại: http://www.mpi.gov.vn/Pages/tinbai.aspx?idTin=40321 ngày 13/3/2019.

4. Báo điện tử Đại biểu nhân dân (2018), Nhiều tiềm năng phát triển kinh tế chia sẻ, truy cập tại: http://www.daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=75&NewsId=411976, ngày 25/3/2019.

5. Báo Nhân dân điện tử (2018), kinh tế chia sẻ - “chìa khóa” của tăng trưởng, truycập tại: http://nhandan.com.vn/kinhte/item/37944402-kinh-te-chia-se %E2%80%9Cchia- khoa%E2%80%9D-cua-tang-truong-ky-1.html, ngày 2/4/2019.

6. Báo Lao Động thủ đô, kinh tế chia sẻ (2018) Mô hình kinh doanh “bùng nổ” trong kỷ nguyên 4.0, truy cập tại: http://laodongthudo.vn/kinh-te-chia-se-mo-hinh-kinh- doanh-bung-no-trong-ky-nguyen-40-70736.html, ngày 9/4/2019.

7. Thu Nguyệt, Thời báo kinh tế Sài Gòn (2014), Tiềm năng lớn từ kinh tế chia sẻ,truy cập tại: https://www.thesaigontimes.vn/116726/Tiem-nang-lon-tu-%E2%80%9Ckinh- te-chia-se%E2%80%9D.html, ngày 29/3/2019.

8. Phan Minh Ngọc, Báo điện tử CafeF (2018), Chính phủ nên quản lý kinh tế chia sẻ như thế nào, truy cập tại: http://cafef.vn/chinh-phu-nen-quan-kinh-te-chia-se-nhu-the- nao-20181226175429245.chn, ngày 5/4/2019.

9. Nam Phong, Báo Nhân dân điện tử (2018), Quản lý Thuế thời kinh tế chia sẻ, truy cập tại: http://nhandan.com.vn/chinhtri/item/38375602-quan-ly-thue-thoi-kinh-te-chia- se.html, ngày 31/3/2019.

10. Tạp chí tài chính, 2018,Phát triển mô hình kinh tế chia sẻ ở Việt Nam và một số đề xuất, truy cập tại: http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/phat- trien-mo-hinh-kinh-te-chia-se-o-viet-nam-va-mot-so-de-xuat-139063.html,ngày

24/3/2019.

11. Tạp chí tài chính, 2018, Mô hình nền kinh tế chia sẻ và gợi ý cho Việt Nam, truy cập tại: http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/mo-hinh-nen-kinh- te-chia-se-va-goi-y-cho-viet-nam-90004.html ngày 24/3/2019.

12. Tạp chí tài chính, 2018, Lợi ích của mô hình kinh tế chia sẻ và những Thách thức cho nhà quản lý, truy cập tại: http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/loi-ich-cua-

mo-hinh-kinh-te-chia-se-va-nhung-thach-thuc-cho-nha-quan-ly-302046.html, ngày

24/3/2019

13. Tạp chí tài chính, 2018,kinh tế chia sẻ thúc đẩy sáng tạo và cạnh tranh công bằng, truy cập tại: http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/kinh-te-chia-se-thuc-day- sang-tao-va-canh-tranh-cong-bang-145072.html, ngày 25/3/2019

14. Airbnb, 2018. What legal and regulatory issues should I consider before hosting on Airbnb?. Truy cập tại: https://www.airbnb.com/help/article/376/what-legal-

andregulatory-issues-should-i-consider-before-hosting-on-airbnbngày truy cập:

20/3/2019.

15. NewYork Times, The State of Uber: How It Operates in the U.S., truy cập tại:

https://www.nytimes.com/2015/07/24/business/the-state-of-uber.html, ngày truy cập: 14/4/2019.

16. Quỳnh Chi, Tạp chí Thương gia (2019), Tiềm năng mạnh mẽ của nền kinh tế chia sẻ ở Trung Quốc, truy cập tại: https://thuonggiathitruong.vn/tiem-nang-manh-me-cua- nen-kinh-te-chia-se-o-trung-quoc/, ngày 4/4/2019.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực tiễn phát triển mô hình kinh tế chia sẻ trên thế giới và những kiến nghị đối với việt nam (Trang 106 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)