Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng và định tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) VAI TRÒ của làm VIỆC NHÓM TRONG TRIỂN KHAI CHIẾN lƣợc (1) (Trang 37)

2.1.1. Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng

Nghiên cứu định lƣợng là xem xét hiện tƣợng theo cách có thể đo lƣờng đƣợc trên các đối tƣợng nghiên cứu. Nói chung, nghiên cứu định lƣợng thƣờng đƣợc áp dụng đối với các hiện tƣợng có thể đƣợc diễn tả/quy đổi bằng số. Đây là phƣơng pháp nghiên cứu sử dụng các phƣơng pháp khác nhau để lƣợng hóa, đo lƣờng và phản ảnh diễn giải các mối quan hệ giữa các nhân tố (các biến) với nhau. Trong khoa học xã hội, nghiên cứu định lƣợng đƣợc sử dụng rộng rãi trong tâm lý học, kinh tế học, xã hội học, tiếp thị, y tế… Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng có những đặc trƣng cơ bản sau đây:

 Nghiên cứu định lƣợng liên quan đến lƣợng và số trong khi định tính liên quan đến chất và mô tả.

 Mục đích của nghiên cứu định lƣờng là đo lƣờng, kiểm tra sự liên quan giữa các biến số dƣới dạng số đo và thống kê

 Việc sử dụng các mô hình kinh tế lƣợng, mô hình toán là bắt buộc khi sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu này.

 Nghiên cứu định lƣợng đƣợc dùng để tổng quát hóa kết quả nghiên cứu thông qua phân phối ngẫu nhiên và lấy mẫu đại diện

 Nghiên cứu định lƣợng có thể cung cấp dữ liệu để mô tả sự phân bổ của các đặc điểm và tính chất tổng thể của nghiên cứu, khảo sát các mối quan hệ giữa chúng và xác định mối quan hệ nhân quả

 Đối với các biến số có bản chất là định tính (không đo lƣờng đƣợc), việc lƣợng hóa biến số là yêu cầu bắt buộc để thực hiện nghiên cứu định lƣợng

27

2.1.2. Phƣơng pháp nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính là hƣớng tiếp cận nhằm thăm dò, mô tả và giải thích dựa vào các phƣơng tiện khảo sát kinh nghiệm, nhận thức, động cơ thúc đẩy, dự định, hành vi, thái độ. Chúng có thể hƣớng chúng ta đến việc xây dựng giả thuyết và các giải thích. Phƣơng pháp nghiên cứu định tính phù hợp để trả lời các câu hỏi “Thế nào?”, “Tại sao?” hoặc “Cái gì?”. Trong nghiên cứu định tính, dữ liệu đƣợc sử dụng có thể là dữ liệu định tính hoặc dữ liệu định lƣợng. Trong đó, dữ liệu định tính thƣờng ở dạng chữ, phản ánh tính chất, đặc điểm hay sự hơn kém và ta không tính đƣợc trị trung bình của dữ liệu dạng định tính. Để phục vụ mục đích thống kê, mô tả trong nghiên cứu định tính thì việc mã hóa dữ liệu định tính thành dạng số (lƣợng hóa) có thể đƣợc thực hiện hoàn toàn tƣơng tự nhƣ khi sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng. Điểm khác biệt duy nhất là khi sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính, ngƣời nghiên cứu không thực hiện các mô hình kinh tế lƣợng, mô hình toàn với các dữ liệu đƣợc lƣợng hóa đó. Phƣơng pháp nghiên cứu định tính có những đặc trƣng cơ bản sau đây:

 Nghiên cứu định tính liên quan đến mô tả, giải thích và ít nhiều có yếu tố chủ quan của ngƣời nghiên cứu.

 Mục đích của nghiên cứu định tính là trả lời các câu hỏi nghiên cứu bằng dữ liệu mang tính chất giải thích, minh chứng cho kết quả của ngƣời nghiên cứu tìm ra. Tuy nhiên, những kết quả đó không đƣợc chứng thực bằng các mô hình kinh tế lƣợng hay mô hình toán nhƣ trong nghiên cứu định lƣợng.

 Nghiên cứu định tính đặc biệt phù hợp để trả lời các câu hỏi mà nghiên cứu định lƣợng chƣa thực hiện đƣợc, nhằm mở ra hƣớng nghiên cứu mới sử dụng phƣơng pháp khoa học. Do đó, đây cũng là thách thức cho nhà nghiên cứu khi sử dụng phƣơng pháp này.

 Đây là phƣơng pháp có vẻ dễ dàng sử dụng nhƣng không dễ dàng thuyết phục vì yếu tố này phụ thuộc rất lớn vào trình độ, năng lực tƣ duy và lý luận của ngƣời nghiên cứu; khác với nghiên cứu định lƣợng là phụ thuộc vào kết quả sau khi chạy các mô hình.

28

2.1.3. Sự khác biệt giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lƣợng Bảng 3.1. Sự khác biệt giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lƣợng Bảng 3.1. Sự khác biệt giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lƣợng

Định lƣợng Định tính

Đặc điểm

- Nhấn mạnh vào kiểm tra bằng chứng - Tập trung vào cơ sở lập luận hoặc các nguyên nhân của các sự kiện

- Cách tiếp cận logic và phê phán

- Cách nhìn khách quan của ngƣời ngoài cuộc, cách xa số liệu

- Tập trung giải quyết giả thuyết - Kết quả đƣợc định hƣớng

- Nhấn mạnh vào sự hiểu biết

- Tập trung vào sự hiểu biết từ quan điểm của ngƣời cung cấp thông tin - Cách tiếp cận qua lý lẽ và giải thích

- Cách nhìn chủ quan của ngƣời trong cuộc và gần gũi với số liệu - Định hƣớng thăm dò, giải thích - Quá trình đƣợc định hƣớng

Khó khăn

- Tiềm ẩn nhiều sai biệt thống kê, tốn nhiều thời gian nếu gặp vấn đề về dữ liệu

- Khó kiểm soát chất lƣợng đầu ra

- Khó tiếp cận chuyên gia để phỏng vấn

- Khó viết phần phân tích và báo cáo

Nên lựa chọn sử dụng khi

- Am hiểu và có khả năng xử lý và phân tích dữ liệu thống kê

- Vấn đề nghiên cứu có tính chất mô tả và dự báo mối quan hệ giữa các biến phụ thuộc và biến tác động (biến độc lập) - Nếu chọn nghiên cứu định lƣợng, cần chú ý khả năng thu thập dữ liệu và khả năng thực hiện thiết kế nghiên cứu hoàn chỉnh

- Không am hiểu và không có khả năng xử lý phân tích dữ liệu thống kê tốt

- Vấn đề nghiên cứu không nhằm mô tả và dự báo mối quan hệ giữa các biến phụ thuộc và biến tác động - Các vấn đề nghiên cứu tập trung vào sự khám phá một kinh nghiệm hoặc hành vi, về một hiện tƣợng còn ít biết tới

- Nếu chọn nghiên cứu định tính, nên chú ý khả năng tiếp cận và phỏng vấn chuyên gia hoặc thu thập dữ liệu thứ cấp

29

Từ những ƣu nhƣợc điểm nhƣ trên, học viên lựa chọn phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng, cụ thể là sử dụng mẫu khảo sát và phƣơng pháp chọn mẫu.

2.2. Mô hình nghiên cứu 2.2.1 Các giả thiết nghiên cứu

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vai trò của làm việc nhóm đối với doanh nghiệp, tuy nhiên việc nghiên cứu cụ thể về vai trò của làm việc nhóm đối với triển khai chiến lƣợc thì lại rất ít. Theo mô hình hành vi nhóm đƣợc đề cập trong cuốn sách “Organizational Behavior” của tác giả Robbins P.S (1998) thì thì sự thành bại của một nhóm sẽ đƣợc quyết định bởi các yếu tố: các điều kiện bên ngoài, nguồn lực của các thành viên trong nhóm, cấu trúc nhóm, quy trình làm việc nhóm và nhiệm vụ đƣợc giao. Các yếu tố này đều có mối quan hệ thuận chiều tới kết quả của làm việc nhóm.

Hình 2.1. Mô hình hành vi nhóm

Nguồn: Robbins P.S (1998)

Trên cơ sở tham khảo mô hình trên và kết hợp với kết luận về quan hệ của hiệu quả hoạt động của nhóm làm việc tới kết quả của quá trình triển khai chiến lƣợc trong chƣơng I, trong nghiên cứu cụ thể này, tác giả tập trung vào việc xác định ảnh hƣởng của các yếu tố có sẵn bên trong nhóm đến quá trình triển khai chiến lƣợc. Cụ thể là các yếu tố của làm việc nhóm, bao gồm: thành viên nhóm, văn hóa

30

nhóm, quản trị sự thay đổi trong nhóm, cơ cấu nhóm, cơ chế giám sát nhóm, phát triển kĩ năng sẽ lần lƣợt có tác động đến việc triển khai chiến lƣợc của tổ chức. Từ đó, tác giả đƣa ra các giả thiết sau:

H1: Có mối quan hệ thuận chiều giữa Thành viên nhóm và Triển khai chiến lƣợc

Quá trình triển khai chiến lƣợc sẽ chịu sự tác động của thành viên các nhóm. Điều này đƣợc lý giải là khi chất lƣợng của nguồn nhân lực cao, tức là mỗi cá nhân trong tổ chức đều là ngƣời có trình độ chuyên môn cao, kĩ năng tốt sẽ giúp cho việc triển khai chiến lƣợc đƣợc diễn ra nhanh chóng, hiệu quả.

Văn hóa nhóm cũng giống nhƣ văn hóa doanh nghiệp chính là những giá trị chung về tinh thần, mục tiêu của một nhóm ngƣời. Khi một nhóm làm việc tạo ra đƣợc những giá trị riêng của nhóm về tinh thần, bản sắc làm việc thì tất cả sẽ cùng chung tay góp sức vì mục tiêu chung bên cạnh những giá trị riêng của bản thân. Từ lập luận trên, tác giả đƣa ra giả thiết:

H2: Có mối quan hệ thuận chiều giữa Văn hóa nhóm và Triển khai chiến lƣợc

Môi trƣờng xung quanh nhóm là luôn luôn vận động, vì vậy, nếu nhóm làm việc kịp thời thay đổi, thích nghi nhanh chóng sẽ giúp cho nhóm luôn hoàn thành tốt công việc đƣợc giao, đạt đƣợc kết quả cao hơn. Do đó, tác giả đặt ra giả thiết:

H3: Có mối quan hệ thuận chiều giữa Quản trị sự thay đổi trong nhóm và

Triển khai chiến lƣợc

Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp xây dựng cơ cấu tổ chức của mình dựa trên nền tảng là các nhóm làm việc vì đây là một cơ cấu linh hoạt, giúp cho tổ chức có thể sắp xếp, thay đổi con ngƣời sao cho phù hợp với điều kiện về nguồn lực của mình nhất. Cơ cấu nhóm linh hoạt sẽ giúp cho mỗi cá nhân đều rõ ràng vai trò của mình và nhiệm vụ, mục tiêu đƣợc truyền đạt nhanh chóng. Vì vậy, tác giả có giả thiết:

H4: Có mối quan hệ thuận chiều giữa Cơ cấu nhóm và Triển khai chiến lƣợc H5: Có mối quan hệ thuận chiều giữa Cơ chế giám sát nhóm và Triển khai

chiến lƣợc

Có giả thiết trên bởi vì trong thời đại hiện nay, vai trò tự giám sát lẫn nhau trong tổ chức là rất quan trọng. Điều này giúp cho tổ chức phát hiện kịp thời sai sót và đƣa ra điều chỉnh kịp thời. Mọi thành viên trong nhóm nói riêng và trong tổ chức

31

nói chung đều phải có trách nhiệm giám sát công việc của mình cũng nhƣ của ngƣời bên cạnh, nhóm bên canh.

Cuối cùng, môi trƣờng làm việc nhóm giúp cho mọi cá nhân đều có cơ hội phát triển kĩ năng của bản thân nhƣ kĩ năng giao tiếp, khả năng lãnh đạo, kĩ năng giải quyết vấn đề, từ đó nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực và tăng năng suất lao động. Vì vậy, tác giả đƣa ra giả thiết cuối cùng:

H6: Có mối quan hệ thuận chiều giữa Phát triển kĩ năng và Triển khai chiến lƣợc 2.2.2. Mô hình nghiên cứu

Từ các giả thiết trên, tác giả đƣa ra mô hình nghiên cứu nhƣ sau:

 Biến phụ thuộc: Triển khai chiến lƣợc

 Các biến độc lập trong mô hình bao gồm: Thành viên nhóm, Văn hóa nhóm, Quản trị sự thay đổi trong nhóm, Cơ cấu nhóm, Cơ chế giám sát nhóm và Phát triển kĩ năng.

32

2.3. Thiết kế nghiên cứu 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu này đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng, dùng kỹ thuật thu thập thông tin thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp và bảng câu hỏi trực tuyến. Nghiên cứu này đƣợc tiến hành tại Hà Nội. Mục đích của nghiên cứu này là khẳng định lại các thành phần và độ tin cậy của thang đo các yếu tố của làm việc nhóm và quá trình triển khai chiến lƣợc, và kiểm định mô hình lý thuyết.

Mẫu nghiên cứu:

- Đối tƣợng khảo sát là các cá nhân của một số tổ chức, công ty trên địa bàn Hà Nội.

- Theo Hair & cộng sự (2006) trích trong Nguyễn Đình Thọ (2011), để có thể phân tích nhân tố khám phá (EFA), kích thƣớc mẫu tối thiểu là 50, tốt hơn là 100 và tỷ lệ quan sát trên 1 biến đo lƣờng là 5:1; nghĩa là cần ít nhất 5 mẫu trên 1 biến quan sát, tốt nhất là tỷ lệ quan sát trên 1 biến đo lƣờng đạt từ 10:1 trở lên.

- Để tiến hành phân tích hồi quy một cách tốt nhất, Tabachnick & Fidell (2007) trích trong Nguyễn Đình Thọ (2011) cho rằng kích thƣớc mẫu phải đảm bảo theo công thức:

n ≥ 8p + 50 Trong đó:

n: cỡ mẫu

p: biến số độc lập của mô hình

Theo Green (1991) trích trong Nguyễn Đình Thọ (2011) cho rằng công thức trên tƣơng đối phù hợp nếu p < 7. Trong trƣờng hợp p > 7, công thức trở nên hơi quá khắt khe vì nó đòi hỏi kích thƣớc mẫu lớn hơn mức cần thiết. Nhƣ vậy với 6 biến độc lập trong mô hình nghiên cứu, công thức trên là phù hợp với đề tài.

Trên cơ sở này, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu với cỡ mẫu là 120.

Phƣơng pháp chọn mẫu là chọn mẫu thuận tiện. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu bằng bảng câu hỏi khảo sát thông qua hình thức phát bảng câu hỏi khảo sát trực tiếp

33

và sử dụng công cụ khảo sát trực tuyến. Thời gian thực hiện nghiên cứu là từ 25/2 – 10/3/2018.

Phƣơng pháp độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA) đƣợc sử dụng để đánh giá thang đo. Phƣơng pháp phân tích mô hình hồi quy bội thông qua phần mềm SPSS đƣợc sử dụng để kiểm định mô hình nghiên cứu.

2.3.2. Xây dựng thang đo

2.3.2.1. Thang đo Các yếu tố của làm việc nhóm

Sau khi tham khảo các tài liệu đã có kết hợp với hiểu biết thực tế, tác giả đề xuất thang đo các yếu tố của làm việc nhóm gồm 20 biến quan sát thuộc 6 thành phần, và thang đo quá trình triển khai chiến lƣợc gồm 4 biến quan sát. Cụ thể nhƣ sau:

 Thành viên nhóm:

Thành viên nhóm đƣợc đo lƣờng bởi 3 biến quan sát:

Bảng 2.2. Thang đo thành viên nhóm

Thành viên nhóm Ký hiệu

Mỗi thành viên trong nhóm đều đóng góp vào thành công của

nhóm TV1

Lãnh đạo giỏi giúp nhóm hoạt động hiệu quả TV2

Thành viên giỏi giúp tăng năng suất làm việc của nhóm TV3

Nguồn: Tác giả (2018)

 Văn hóa nhóm:

Văn hóa nhóm đƣợc đo lƣờng bởi 3 biến quan sát:

Bảng 2.3. Thang đo Văn hóa nhóm

Văn hóa nhóm Ký hiệu

Nhóm của tôi luôn thể hiện một tinh thần riêng biệt VH1 Mọi thành viên trong nhóm luôn hiểu rõ những gì mình phải làm VH2 Các thành viên luôn cố gắng hết mình vì thành tích chung của cả

nhóm

VH3

34  Quản trị sự thay đổi trong nhóm:

Quản trị sự thay đổi trong nhóm đƣợc đo lƣờng bởi 3 biến quan sát:

Bảng 2.4. Thang đo Quản trị sự thay đổi trong nhóm

Quản trị sự thay đổi trong nhóm Ký hiệu

Nhóm của tôi luôn đƣa ra những giải pháp kịp thời với những thay đổi của môi trƣờng xung quanh

TĐ1 Lãnh đạo nhóm là ngƣời đi đầu trong việc thúc đẩy sự thay đổi TĐ2 Các thành viên trong nhóm đều tham gia nhiệt tình vào quá trình

thay đổi

TĐ3

Nguồn: Tác giả (2018)

 Cơ cấu nhóm:

Cơ cấu nhóm đƣợc đo lƣờng bởi 4 biến quan sát:

Bảng 2.5. Thang đo Cơ cấu nhóm

Cơ cấu nhóm Ký hiệu

Nhóm của tôi có cơ cấu linh hoạt CC1

Chúng tôi chỉ phải báo cáo lên cấp quản lý trực tiếp CC2 Vai trò của các thành viên trong nhóm là rõ ràng CC3 Nhóm tôi không mất nhiều chi phí quản lý hành chính CC4

Nguồn: Tác giả (2018)

 Cơ chế giám sát nhóm:

Cơ chế giám sát nhóm đƣợc đo lƣờng bởi 3 biến quan sát:

Bảng 2.6. Thang đo Cơ chế giám sát nhóm

Cơ chế giám sát nhóm Ký hiệu

Nhóm của tôi thƣờng xuyên giám sát hoạt động của các nhóm khác trong tổ chức

GS1 Mọi thành viên trong nhóm đều giám sát công việc của nhau GS2 Chúng tôi chủ động giám sát công việc của mình trong nhóm GS3

Nguồn: Tác giả (2018)

 Phát triển kĩ năng:

35

Bảng 2.7. Thang đo Phát triển kĩ năng

Phát triển kĩ năng Ký hiệu

Hoạt động trong nhóm giúp tôi nâng cao kĩ năng giao tiếp KN1 Hoạt động trong nhóm giúp tôi phát triển kĩ năng lãnh đạo của

bản thân

KN2 Hoạt động trong nhóm giúp tôi nâng cao kĩ năng giải quyết vấn đề KN3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) VAI TRÒ của làm VIỆC NHÓM TRONG TRIỂN KHAI CHIẾN lƣợc (1) (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)