2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu này đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng, dùng kỹ thuật thu thập thông tin thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp và bảng câu hỏi trực tuyến. Nghiên cứu này đƣợc tiến hành tại Hà Nội. Mục đích của nghiên cứu này là khẳng định lại các thành phần và độ tin cậy của thang đo các yếu tố của làm việc nhóm và quá trình triển khai chiến lƣợc, và kiểm định mô hình lý thuyết.
Mẫu nghiên cứu:
- Đối tƣợng khảo sát là các cá nhân của một số tổ chức, công ty trên địa bàn Hà Nội.
- Theo Hair & cộng sự (2006) trích trong Nguyễn Đình Thọ (2011), để có thể phân tích nhân tố khám phá (EFA), kích thƣớc mẫu tối thiểu là 50, tốt hơn là 100 và tỷ lệ quan sát trên 1 biến đo lƣờng là 5:1; nghĩa là cần ít nhất 5 mẫu trên 1 biến quan sát, tốt nhất là tỷ lệ quan sát trên 1 biến đo lƣờng đạt từ 10:1 trở lên.
- Để tiến hành phân tích hồi quy một cách tốt nhất, Tabachnick & Fidell (2007) trích trong Nguyễn Đình Thọ (2011) cho rằng kích thƣớc mẫu phải đảm bảo theo công thức:
n ≥ 8p + 50 Trong đó:
n: cỡ mẫu
p: biến số độc lập của mô hình
Theo Green (1991) trích trong Nguyễn Đình Thọ (2011) cho rằng công thức trên tƣơng đối phù hợp nếu p < 7. Trong trƣờng hợp p > 7, công thức trở nên hơi quá khắt khe vì nó đòi hỏi kích thƣớc mẫu lớn hơn mức cần thiết. Nhƣ vậy với 6 biến độc lập trong mô hình nghiên cứu, công thức trên là phù hợp với đề tài.
Trên cơ sở này, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu với cỡ mẫu là 120.
Phƣơng pháp chọn mẫu là chọn mẫu thuận tiện. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu bằng bảng câu hỏi khảo sát thông qua hình thức phát bảng câu hỏi khảo sát trực tiếp
33
và sử dụng công cụ khảo sát trực tuyến. Thời gian thực hiện nghiên cứu là từ 25/2 – 10/3/2018.
Phƣơng pháp độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA) đƣợc sử dụng để đánh giá thang đo. Phƣơng pháp phân tích mô hình hồi quy bội thông qua phần mềm SPSS đƣợc sử dụng để kiểm định mô hình nghiên cứu.