Hàm ý chính sách cho doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) VAI TRÒ của làm VIỆC NHÓM TRONG TRIỂN KHAI CHIẾN lƣợc (1) (Trang 67)

4.2.1. Nâng cao chất lƣợng Thành viên nhóm

Mô hình hồi quy cho thấy yếu tố Thành viên nhóm tác động mạnh nhất đến Triển khai chiến lƣợc (Beta = 0,358). Nhƣ vậy, đây là thành phần mà các tổ chức hay doanh nghiệp cần phải lƣu ý trƣớc tiên để Triển khai chiến lƣợc đƣợc hiệu quả và nhanh chóng.

Nâng cao chất lƣợng thành viên trong nhóm làm việc cũng chính là nâng cao chất lƣợng con ngƣời trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể nâng cao chất lƣợng con ngƣời hiện có thông qua đào tạo con ngƣời hiện có hoặc thông qua hoạt động tuyển dụng để có thêm nguồn nhân lực chất lƣợng từ bên ngoài.

Đào tạo là hoạt động nhằm giúp ngƣời lao động tiếp thu và rèn luyện các kĩ năng cần thiết để thực hiện có hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Đây là biện pháp không thể thiếu nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực. Mục tiêu của đào tạo là nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và thái độ của

57

ngƣời lao động, qua đó giúp tổ chức sử dụng hiệu quả tối đa nguồn nhân lực hiện có nhằm thực hiện tốt các mục tiêu đặt ra trong hiện tại cũng nhƣ trong tƣơng lai của doanh nghiệp. Đào tạo giúp ngƣời lao động bổ sung những kiến thức chuyên môn, kĩ năng còn thiếu, từ đó giúp họ hiểu rõ hơn về công việc, nắm vững hơn về các nghiệp vụ của mình. Khi đào tạo thì doanh nghiệp cần phải hƣớng vào thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp, phải xuất phát từ nhu cầu đào tạo và gắn với việc sử dụng nhân lực sau đào tạo, việc tổ chức quá trình đào tạo phải đảm bảo không gây ảnh hƣởng xấu đến hoạt động của doanh nghiệp, kế hoạch đào tạo phải mang tính khả thi, đảm bảo chất lƣợng và hiệu quả của đào tạo. Doanh nghiệp có thể lựa chọn các hình thức đào tạo nhƣ sau:

 Đào tạo khi mới bắt đầu nhận việc: Khi mới bắt đầu nhận việc, phần lớn ngƣời lao động chƣa quen với công việc, vì vậy, việc đào tạo này sẽ giúp họ làm quen với công việc; nắm vững cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp từ đó có đầy đủ kĩ năng, kiến thức để hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao.

 Đào tạo trong khi làm việc: Hình thức đào tạo này giúp ngƣời lao động khắc phục các thiếu sót về kiến thức và kĩ năng còn thiếu trong quá trình làm việc để từ đó hoàn thành tốt hơn chức trách, nhiệm vụ đƣợc giao. Cùng với đó là việc ngƣời lao động sẽ đƣợc trang bị các kiến thức mới, kĩ năng mới phù hợp với yêu cầu thay đổi của doanh nghiệp.

 Đào tạo công việc trong tƣơng lai: Việc đào tạo này phục vụ cho các mục tiêu phát triển trong tƣơng lai của doanh nghiệp hoặc của ngƣời lao động.

Bên cạnh lựa chọn đƣợc hình thức đào tạo phù hợp, doanh nghiệp còn cần chú ý tới một số vấn đề sau để nâng cao chất lƣợng đào tạo:

 Xác định đúng nhu cầu đào tạo: Doanh nghiệp cần chủ động trong việc xây dựng chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực. Khi xây dựng chƣơng trình đào tạo việc xác định nhu cầu đào tạo phải xuất phát từ nhu cầu thực tế. Bộ phận phụ trách công tác đào tạo nên coi lãnh đạo các bộ phận khác, đặc biệt là bộ phận có nhân viên đƣợc đào tạo là “khách hàng” của mình trong việc thiết kế và thực hiện các chƣơng trình đào tạo. Việc trao đổi và thu thập thông tin từ các “khách hàng” này có một

58

vai trò rất quan trọng trong việc thiết kế, thực hiện chƣơng trình và đặc biệt là khi tổ chức áp dụng các kiến thức này vào trong thực tế. Việc tổ chức các chƣơng trình đào tạo chỉ nên đƣợc tiến hành khi doanh nghiệp có đủ cơ sở để kết luận là hiệu quả làm việc của doanh nghiệp và cá nhân chƣa cao là do các cán bộ của họ thiếu kiến thức, kỹ năng hoặc có thái độ chƣa thích hợp với công việc. Chỉ trong những tình huống này thì đào tạo mới phát huy đƣợc tác dụng. Trong các tình huống khác thì đào tạo không phải là giải pháp hữu hiệu nhất. Tổ chức cần làm cho các cán bộ quản lý nhận thức rõ đƣợc vai trò của đào tạo đối với sự phát triển của cá nhân và tổ chức.

 Hoàn thiện phƣơng pháp đào tạo: Tổ chức nên kiểm soát chặt chẽ việc thiết kế khóa học của các cơ sở đào tạo nhất là phƣơng pháp mà cơ sở cung cấp chƣơng trình đào tạo sử dụng để giảng dạy. Đặc biệt nên yêu cầu các cơ sở này đƣa ra các bài tập tình huống, các chủ đề thảo luận gắn với thực tế hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời cũng nên duy trì một tỷ lệ nhỏ các bài tập tình huống về lĩnh vực hoạt động của các tổ chức khác trong khu vực và trên thế giới. Sử dụng phƣơng pháp đào tạo hiện đại với quy mô lớp nhỏ để nâng cao chất lƣợng đào tạo. Phƣơng pháp đào tạo cần khuyến khích tính chủ động phát huy tính năng động sáng tạo của ngƣời học. Tổ chức và các cơ sở cung cấp các chƣơng trình đào tạo nên xây dựng, hoàn thiện và sử dụng những phƣơng pháp giảng dạy sao cho cá thể kết hợp giữa lý thuyết và thực hành để ngƣời học đƣợc trang bị kiến thức một cách đầy đủ nhất và không bỡ ngỡ khi đem áp dụng những kiến thức đó vào thực tế sản xuất..

 Xây dựng tốt chƣơng trình đào tạo: Khi thiết kế và tổ chức các chƣơng trình đào tạo tổ chức cần thực hiện tốt các bƣớc để xây dựng một chƣơng trình đào tạo. Xác định đúng nhu cầu đào tạo, đối tƣợng đào tạo và nội dung cần đào tạo. Để chƣơng trình đào tạo đạt chất lƣợng và hiệu quả là cung cấp cho đất nƣớc một đội ngũ lao động cá chất lƣợng cao cần phải đổi mới nội dung chƣơng trình đào tạo cho phù hợp với mục tiêu đào tạo, thích ứng với cơ chế thị trƣờng và sự phát triển của khoa học công nghệ. Cần bổ sung vào chƣơng trình đào tạo những kiến thức mới, những phần học mang tính thực hành để khi ra trƣờng cá thể vận dụng ngay đƣợc kiến thức đào tạo. Lựa chọn đội ngũ giáo viên giảng dạy cũng là một trong những biện pháp để nâng cao chất lƣợng đào tạo. Hiện nay, bên cạnh những mặt mạnh, đội

59

ngũ cán bộ giảng dạy cũn nhiều hạn chế. Vì vậy cần đánh giá và có biện pháp nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ giảng dạy, phát triển đội ngũ giáo viên cá chất lƣợng giảng dạy cao. Để thấy đƣợc chất lƣợng hiệu quả của những chƣơng trình đào tạo cũng nhƣ những hạn chế cần khắc phục thì một công việc không thể thiếu là đánh giá chƣơng trình đào tạo. Khi đánh giá các chƣơng trình đào tạo, cần sử dụng các bảng hỏi để thể hiện mức độ hài lòng của các học viên khi tham dự lớp học ngay sau khi khóa học kết thúc. Các cơ sở đào tạo cần thực hiện việc kiểm tra quá trình học của học viên, đánh giá lƣợng kiến thức mà họ thu đƣợc. Đặc biệt là khả năng áp dụng kiến thức vào thực tế của ngƣời lao động. Đánh giá chƣơng trình đào tạo sẽ cho tổ chức thấy đƣợc những chi phí cũng nhƣ lợi ích mà chƣơng trình đào tạo thu đƣợc từ đó nâng cao hơn nữa chất lƣợng và hiệu quả đào tạo.

 Nâng cao chất lƣợng cơ sở vật chất trang thiết bị học tập: Nhƣ chúng ta đó biết chất lƣợng đào tạo nghề phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy cá vị trí quan trọng. Bởi trên thực tế đây là cầu nối giữa khoa học giáo dục và thực tế sản xuất, là yếu tố căn bản tạo nên môi trƣờng tiếp cận dần đến sản xuất, giúp học sinh cá cái nhìn trực quan hơn về nghề nghiệp mình đang theo học… Trang thiết bị giảng dạy là một trong những yếu tố quyết định hình thành kỹ năng thực hành nghề, cá ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình hình thành kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp của ngƣời học… Trang thiết bị học tập bao gồm phòng, lớp, xƣởng, thiết bị dạy học và các cơ sở hạ tầng khác. Để công tác giảng dạy đạt chất lƣợng cần phải trang bị các trang thiết bị chuyên dụng hiện đại. Để làm đƣợc điều này cần tăng ngân sách đầu tƣ cho đào tạo, đây là nguồn lực chủ yếu để đầu tƣ nâng cấp cơ sở vật chất trang thiết bị học tập. Tổ chức cần tận dụng tối đa mọi nguồn lực và sử dụng hiệu quả nguồn vốn của tổ chức. Các cơ sở dạy nghề cần tự bổ sung kinh phí để cá thể tự mua sắm trang thiết bị. Cần từng bƣớc tiến hành thay thế trang thiết bị cũ lạc hậu bằng những thiết bị hiện đại đa năng, ứng dụng công nghệ tin học trong giảng dạy và học tập thông qua hệ thống trang thiết bị phù hợp. Nâng cao chất lƣợng cơ sở vật chất, trang htiết bị học tập sẽ gúp phần quan trọng nâng cao chất lƣợng hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

60

Tuyển dụng là một phƣơng án thích hợp cung cấp cho tổ chức/doanh nghiệp

đội ngũ lao động lành nghề, năng động, sáng tạo, bổ sung nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu hoạt động của tổ chức. Tuyển dụng tốt tức là đã tạo ra đƣợc thêm năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Vì vậy, để tuyển thêm đƣợc nguồn nhân lực có chất lƣợng, đáp ứng đƣợc kì vọng của tổ chức thì tổ chức phải có một quy trình tuyển dụng chuyên nghiệp, hiệu quả ngay từ lúc bắt đầu. Cụ thể nhƣ sau:

 Lập tiêu chuẩn tuyển chọn cụ thể cho từng vị trí công việc: Tiêu chuẩn tuyển chọn là căn cứ cho quá trình tuyển chọn, do vậy cần lập bản tiêu chuẩn tuyển chọn thật đầy đủ, cụ thể đối với từng vị trí công việc để làm cơ sở tuyển chọn ứng viên chính xác và hiệu quả cao hơn.

 Sự tham gia trực tiếp của ban lãnh đạo: Điều này giúp hạn chế rủi ro khả năng doanh nghiệp bị sa vào tình trạng năng lực giảm dần, vì nếu có sự tham gia của ban lãnh đạo – cán bộ quản lý cấp cao nhất sẽ ngăn chặn tình trạng sai lệch đi mục tiêu đã đặt ra của doanh nghiệp. Ngoài ra khi ban lãnh đạo tham gia trực tiếp còn thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp, từ đó kích thích đƣợc tinh thần làm việc của đội ngũ nhân viên thực hiện tuyển dụng, là một giải pháp tăng hiệu quả tuyển dụng và tăng thêm uy tín cho doanh nghiệp trong mắt những ứng viên tham gia tuyển dụng.

 Kết hợp chặt chẽ với các công tác khác trong quản lý nhân sự: Tuyển dụng không đứng một mình mà nên kết hợp với các công tác khác trong quản trị nhân sự để tăng hiệu quả cho toàn bộ các hoạt động trong quản trị nhân sự. Việc phân tích

công việc sẽ giúp cho việc lập nên bản tiêu chuẩn tuyển dụng của công ty, trong khi

đó công tác đánh giá thực hiện công việc sẽ giúp cho công tác kế hoạch nguồn nhân lực chính xác hơn. Thông qua đánh giá thực hiện công việc sẽ có kết quả về những nhân viên không hoàn thành công việc, những ngƣời thiếu khả năng, do đó sẽ dự đoán đƣợc là cần phải tăng hoặc giảm bao nhiêu nhân sự trong thời gian tới.

Bên cạnh những đặc điểm cần phải có của một quy trình tuyển dụng chuyên nghiệp nhƣ trên, doanh nghiệp hiện nay cũng nên nghiên cứu áp dụng thêm một số giải pháp để đa dạng hóa nguồn tuyển dụng nhƣ sau:

61

 Xây dựng các mối quan hệ trong cộng đồng đa dạng: Hiện nay, các trang mạng xã hội phát triển rất nhanh, chúng có ƣu điểm là kết nối mọi ngƣời với nhau. Từ đó các cộng đồng mạng, diễn đàn cũng phát triển - nơi mà những ngƣời có cùng sở thích, hoạt động trong cùng lĩnh vực…sẽ tham gia với nhau. Ví dụ nhƣ: diễn đàn kế toán, diễn đàn Công nghệ thông tin,…Đây còn là nơi mọi ngƣời có thể cùng nhau chia sẻ kiến thức, giúp nhau những khó khăn trong nghề nghiệp, vƣớng mắc trong công việc… Do đó khi mở rộng quan hệ bằng cách tham gia vào những cộng đồng mạng xã hội nhƣ vậy giúp chúng ta tìm ra đƣợc nhiều nhân tài. Ngoài ra, nỗ lực tạo nên mạng lƣới sẽ có giá trị không chỉ cho ngƣời giới thiệu ứng viên, mà còn gây dựng đƣợc lòng tin cho những ngƣời tham gia.

 Quảng cáo trên các phƣơng tiện truyền thông bằng ngoại ngữ: Hiện nay với xu thế hội nhập ở Việt Nam, hầu hết các nhà tuyển dụng đều chọn ngoại ngữ là tiêu chí để sàng lọc và đánh giá ứng viên. Đặc biệt là những công ty nƣớc ngoài họ sẽ yêu cầu phỏng vấn bằng tiếng Anh, và những ứng viên thông thạo ngoại ngữ thƣờng đƣợc đánh giá là những ngƣời thông minh, lanh lẹ với khả năng dễ dàng thích ứng với sự thay đổi. Nhƣ vậy, việc đăng thông tin tuyển dụng trên các trang web bằng tiếng anh vừa thu hút đƣợc nhiều ứng viên có trình độ chuyên môn vừa có trình độ ngoại ngữ.

 Thu hút các ứng viên là sinh viên từ các trƣờng Đại học và Cao đẳng: Hiện nay, đây là nguồn tuyển dụng lớn nhất và hiệu quả nhất đối với doanh nghiệp. Những sinh viên mới ra trƣờng tuy chƣa có kinh nghiệm làm việc thực tế nhƣng bù lại họ có “sức trẻ”, có sự ham học hỏi, có lòng nhiệt huyết, có sức bật vƣơn lên và có sáng tạo. Kinh nghiệm sẽ đƣợc tích lũy dần trong thời gian thực tập thử việc tại công ty và họ hoàn toàn có khả năng, có năng lực nắm giữ một số trọng trách, công việc trong công ty. Để tuyển chọn có hiệu quả từ nguồn nhân lực này, doanh nghiệp nên “mở rộng vòng tay” hơn nữa để đón các sinh viên vào thực tập. Doanh nghiệp nên chủ động xây dựng mối quan hệ với các trƣờng đại học, cử nhân viên tuyển dụng xuống đƣa ra các yêu cầu cụ thể cho các sinh viên có khả năng đến công ty thực tập, làm việc bán thời gian và qua các chƣơng trình quản trị viên tập sự. Điều này giúp cho các sinh viên có định hƣớng ngay từ đầu, khuyến khích đƣợc những

62

sinh viên ƣu tú, có năng lực nhất về thực tập tại doanh nghiệp. Quá trình thực tập chính là cầu nối giữa lý thuyết và thực tế, đây sẽ là bƣớc khởi đầu xâm nhập vào thực tế kinh doanh cho nên các sinh viên sẽ mang một bầu nhiệt huyết rất lớn để tìm tòi, học hỏi và làm quen với công việc. Công ty sẽ chọn đƣợc những sinh viên ƣu tú nhất, có năng lực nhất để trở thành nhân viên chính thức của công ty. Nhƣ vậy, việc tuyển dụng của công ty sẽ tiết kiệm đƣợc rất nhiều chi phí cho việc tuyển dụng.

4.2.2. Phát triển văn hóa nhóm

Văn hóa nhóm cũng là một yếu tố có tầm ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu quả của quá trình triển khai chiến lƣợc (Beta = 0,267). Đây chính là yếu tố quan trọng giúp liên kết những cá nhân độc lập tài năng lại với nhau để có thể phát triển hơn nữa khả năng sáng tạo từ đó nâng cao hiệu suất làm việc, sự trung thành với tổ chức. Vì vậy, làm thế nào để phát triển văn hóa nhóm chính một yêu cầu cấp thiết đối với doanh nghiệp hiện nay. Để làm đƣợc điều đó, doanh nghiệp có thể áp dụng theo những bƣớc sau:

Định hướng tổ chức làm việc nhóm: Trƣớc tiên, ta cần phát triển các mục tiêu

chung. Phải đảm bảo rằng các mục tiêu chung của cả nhóm và của cả tổ chức đƣợc hiểu và duy trì bởi tất cả các thành viên. Họ cần phải hiểu rằng những nỗ lực của họ sẽ ảnh hƣởng nhƣ thế nào tới những mục tiêu to lớn hơn. Cần xác định rõ vai trò và trách nhiệm của từng thành viên trong nhóm để từ đó mọi thành viên đều nắm đƣợc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) VAI TRÒ của làm VIỆC NHÓM TRONG TRIỂN KHAI CHIẾN lƣợc (1) (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)