Xây dựng cơ cấu nhóm linh hoạt, hiệu quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) VAI TRÒ của làm VIỆC NHÓM TRONG TRIỂN KHAI CHIẾN lƣợc (1) (Trang 74 - 76)

Cơ cấu nhóm cũng là một yếu tố quan trọng có ảnh hƣởng tới quá trình triển khai chiến lƣợc của doanh nghiệp. Trƣớc tiên, để khẳng định giá trị tồn tại của nhóm trong doanh nghiệp, bất kể cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp theo cách nào thì chúng ta cũng cần trao quyền cho những ngƣời lãnh đạo nhóm. Họ sẽ là ngƣời quyết định tới việc thúc đẩy khả năng sáng tạo, giải phóng tiềm năng của nhóm. Để làm đƣợc điều đó, ta cần hạn chế sử dụng cấu trúc tổ chức phân cấp nhiều tầng và

64

nhấn mạnh hơn vào việc sử dụng trao quyền đúng ngƣời đúng việc. Trao quyền giúp nâng cao hiệu suất của nhà lãnh đạo đồng thời khuyến khích các hành vi để thu đƣợc sự tôn trọng từ các thành viên trong nhóm. Sự tôn trọng này cho phép nhà lãnh đạo xây dựng mối quan hệ hợp tác không chỉ giữa các thành viên trong nhóm mà còn với các đơn vị ngoài phạm vi nhóm.

Ngoài ra, tùy theo điều kiện hoạt động của công ty mà ta có thể xây dựng nên các nhóm làm việc có tính chất khác nhau. Một doanh nghiệp muốn phát huy tối đa lợi thế của việc chuyên môn hóa thì nên xây dựng ra các nhóm làm việc theo chức năng bởi khi đó, các thành viên trong nhóm sẽ tạo ra đƣợc sự hợp tác và cộng hƣởng trong công việc chuyên môn của mình, từ đó phát huy khả năng sáng tạo và nâng cao hiệu suất. Nếu doanh nghiệp đã có chiến lƣợc đảm bảo, nhiều dự án hoạt động cùng một lúc thì các nhóm làm việc tức thời (cơ cấu ma trận) sẽ cho phép sử dụng các nguồn lực hiệu quả hơn do tất cả các thành viên đều đƣợc dùng chung cho tất cả các dự án, từ đó tăng tính mềm dẻo trong quản lý nhân lực cho doanh nghiệp.

Hiện nay, rất nhiều công việc trong tổ chức đƣợc thực hiện thông qua các nhóm không chính thức. Các nhóm làm việc nhƣ vậy giúp cho tổ chức có thể linh hoạt trong phân bổ nguồn lực. Vì vậy, tổ chức cần khuyến khích sự gia tăng của các nhóm không chính thức bằng cách hỗ trợ giải quyết tất cả các vấn đề và đƣa ra những cơ hội có thể thu hút sự quan tâm của nhân viên. Tổ chức sẽ trở nên hiệu quả hơn khi thành viên trong tổ chức có thể tự giải quyết vấn đề của mình với sự can thiệp rất ít từ cấp trên.

Một ví dụ điển hình cho sự linh hoạt của cơ cấu nhóm trong doanh nghiệp hiện nay chính là “đào tạo chéo”, tức là cho nhân viên có cơ hội làm việc ở những bộ phận khác nhau, điều này giúp cho họ hiểu về những mảng công việc khác nhau, từ đó đƣa ra những quyết định dựa trên lợi ích của toàn bộ doanh nghiệp hơn là lợi ích của riêng bộ phận, lĩnh vực của mình. Doanh nghiệp có thể thực hiện luân chuyển nhân viên hàng tuần, hàng tháng hoặc hàng năm tùy theo sự khác biệt của công việc mới.

65

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) VAI TRÒ của làm VIỆC NHÓM TRONG TRIỂN KHAI CHIẾN lƣợc (1) (Trang 74 - 76)