Phát triển văn hóa nhóm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) VAI TRÒ của làm VIỆC NHÓM TRONG TRIỂN KHAI CHIẾN lƣợc (1) (Trang 73 - 74)

Văn hóa nhóm cũng là một yếu tố có tầm ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu quả của quá trình triển khai chiến lƣợc (Beta = 0,267). Đây chính là yếu tố quan trọng giúp liên kết những cá nhân độc lập tài năng lại với nhau để có thể phát triển hơn nữa khả năng sáng tạo từ đó nâng cao hiệu suất làm việc, sự trung thành với tổ chức. Vì vậy, làm thế nào để phát triển văn hóa nhóm chính một yêu cầu cấp thiết đối với doanh nghiệp hiện nay. Để làm đƣợc điều đó, doanh nghiệp có thể áp dụng theo những bƣớc sau:

Định hướng tổ chức làm việc nhóm: Trƣớc tiên, ta cần phát triển các mục tiêu

chung. Phải đảm bảo rằng các mục tiêu chung của cả nhóm và của cả tổ chức đƣợc hiểu và duy trì bởi tất cả các thành viên. Họ cần phải hiểu rằng những nỗ lực của họ sẽ ảnh hƣởng nhƣ thế nào tới những mục tiêu to lớn hơn. Cần xác định rõ vai trò và trách nhiệm của từng thành viên trong nhóm để từ đó mọi thành viên đều nắm đƣợc trách nhiệm của mình trong tầm nhìn và mục tiêu chung của cả nhóm.

Khuyến khích nhóm đổi mới sáng tạo: Cung cấp cho nhóm những công việc

và dự án thực sự quan trọng. Các thành viên trong nhóm sẽ cùng tham gia vào việc tìm hiểu các xu hƣớng mới trên thị trƣờng và khi cần xem xét một vấn đề qua những góc nhìn khác nhau. Điều quan trọng là phải khuyến khích đổi mới liên tục và không thỏa mãn với thực tại, bên cạnh việc luôn phối hợp với nhau và không phải lúc nào cũng chỉ có một ngƣời ra quyết định. Luôn đƣa cho họ các thách thức vƣợt khỏi hiểu biết thông thƣờng, điều đó giúp cho nhóm luôn luôn ở trạng thái tràn đầy ý chí chiến đấu.

63

Sử dụng các hoạt động teambuilding: Đây chính là một trong những giải pháp

hữu hiệu giúp cho mọi thành viên trong nhóm có cơ hội gắn kết lại gần nhau hơn, từ đó nâng cao văn hóa nhóm. Để thu đƣợc hiệu quả tốt nhất từ các hoạt động này, những nhà lãnh đạo của doanh nghiệp cũng nhƣ của nhóm phải chú ý tới một số vấn đề nhƣ sau:

 Tạo ra tầm nhìn chung: Một tầm nhìn chung cho tất cả các thành viên trong nhóm là điều vô cùng cần thiết đối với quá trình xây dựng nhóm và có ý nghĩa rất lớn đối với sự thành công của tổ chức. Ta cần dành thời gian để xem xét mọi việc dƣới góc nhìn của một tập thể - chúng ta muốn tạo ra cái gì và muốn đi đâu.

 Đảm bảo sự hỗ trợ từ cấp trên: Sự giúp đỡ kịp thời từ các nhà quản lý cấp cao sẽ tạo ra sự tin tƣởng đối với tổ chức để rồi nâng cao hiệu quả công việc của cả nhóm. Chính những nhà quản lý sẽ đóng một vai trò then chốt trong việc học hỏi những sáng kiến cải tiến từ nhóm đem về áp dụng ở quy mô toàn doanh nghiệp.

 Áp dụng các hoạt động tập thể: Hoạt động “team building” có thể rất thú vị và đầy thử thách để giúp cho các nhóm khai đƣợc tiềm năng tối đa của mình. Phải đảm bảo rằng tất cả các thành viên đều đƣợc tham gia và thử thách thông qua các hoạt động này. Nhóm có thể xem xét mời những ngƣời có kinh nghiệm từ bên ngoài để giúp nâng cao chất lƣợng của các sự kiện.

Cuối cùng, lãnh đạo nhóm cần dành thời gian để lắng nghe nguyện vọng, mong muốn của các thành viên. Ta có thể có những cuộc hội thoại mở, nơi mà tất cả các cá nhân cảm thấy thoải mái nhất để chia sẻ về những mong muốn, nguyện vọng của bản thân, những góp ý đối với hoạt động của cả nhóm, từ đó giúp cho nhóm hoạt động tập trung và hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) VAI TRÒ của làm VIỆC NHÓM TRONG TRIỂN KHAI CHIẾN lƣợc (1) (Trang 73 - 74)