Biểu đồ 2.3 : Các loại gỗ tròn đẽo vuông thô nhập khẩu chủ yếu vào Việt Nam giai đoạn 2015-2017
Nguồn: Phân tích của VIFORES, HAWA, FOREST TRENDS và số liệu Hải quan Việt Nam
Cơ cấu mặt hàng gỗ tròn / đẽo vuông thô nhập khẩu của các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu tại thành phố Hồ Chí Minh, có một số khác biệt so với cơ cấu của cả nước, cụ thể chủ yếu là các chủng loại chính như sau :
Gỗ lim : Chiếm khoảng 9-11% tổng lượng nhập gỗ tròn / đẽo vuông thô của các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu tại thành phố Hồ Chí Minh. Lượng nhập khẩu trên cả nước trong vài năm trở lại đây, từ khoảng 323,000 m3 năm 2015 lên tới gần 412,000 m3 năm 2016 và giảm nhẹ, còn khoảng 406,600 m3 năm 2017. Đến năm 2018 thì lại tăng lên 419,000 m3
Gỗ sồi trắng : nhìn vào cơ cấu của cả nước thì có thể thấy gỗ sồi tròn / đẽo vuông thô chiếm một tỉ lệ thấp. Nhưng đây lại là chủng loại gỗ rất được ưa thích, có tỉ lệ chiếm đến 17-19% tổng lượng nhập khẩu của các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu tại thành phố Hồ Chí Minh.
Gỗ tần bì : trong tổng lượng nhập khẩu gỗ tròn / đẽo vuông thô của cả nước thì gỗ tần bì còn thấp hơn gỗ lim . Nhưng đây cũng là loại gỗ tròn / đẽo vuông thô được các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu tại thành phố Hồ Chí Minh nhập khá nhiều, chiếm đến 16-18% , cao hơn hẳn gỗ lim
Gỗ gõ đỏ : cũng là loại gỗ tròn / đẽo vuông thô khá được ưa chuộng, thường chiếm 7-9% tổng lượng nhập khẩu gỗ tròn / đẽo vuông thô của các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu tại thành phố Hồ Chí Minh
Gỗ xoan đào : gỗ xoan đào tròn / đẽo vuông thô những năm gần đây thường chiếm 6-8% tổng lượng nhập khẩu gỗ tròn / đẽo vuông thô của các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu tại thành phố Hồ Chí Minh
Cẩm lai : chiếm tỉ lệ khoảng 4-5% tổng nhập
Gỗ dầu : đây là loại gỗ tròn / đẽo vuông thô có tỉ lệ nhập khẩu giảm rất mạnh. Giai đoạn từ 2013-2015, các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu ở thành phố Hồ Chí Minh thường nhập gỗ dầu chiếm tỉ lệ tới 20-25% tổng nhập thì nay chỉ còn 8-10%.
Gỗ bạch đàn : đây cũng là loại gỗ tròn / đẽo vuông thô có tỉ lệ nhập khẩu giảm mạnh. Hiện các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu ở thành phố Hồ Chí Minh chỉ nhập khẩu ở mức 4-6% so với tổng lượng nhập khẩu gỗ tròn / đẽo vuông thô của thành phố.
Gỗ hương : lượng nhập khẩu tăng mạnh năm 2016, chiếm đến 17% tổng lượng nhập trên địa bàn, nhưng đến nay cũng chỉ còn duy trì ở mức 3-4%
Gỗ tạp thuộc nhóm gỗ từ 5 đến 8 : chiếm 4-5% tổng lượng nhập khẩu gỗ tròn / đẽo vuông thô của các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu ở thành phố Hồ Chí Minh.
Các chủng loại gỗ khác : chiếm khoảng 5% tổng nhập.
Biểu đồ 2.4 : Cơ cấu mặt hàng gỗ tròn đẽo vuông thô , do các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu tại thành phố Hồ Chí Minh nhập về
giai đoạn 2017-2018
Nguồn : Tác giả tổng hợp theo phân tích của khách hàng, HAWA , tạp chí Gỗ Việt năm 2017-2018 11% 19% 18% 9% 8% 5% 10% 4% 6% 5% 5% Gỗ lim Gỗ sồi Gỗ tần bì Gỗ gõ đỏ Gỗ xoan đào Gỗ cẩm lai Gỗ dầu Gỗ hương Gỗ bạch đàn Gỗ tạp Gỗ khác
2.1.2.2. Gỗ xẻ
Cơ cấu chủng loại gỗ xẻ nhập khẩu ở các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu tại Việt Nam cũng như thành phố Hồ Chí Minh đã thay đổi khá nhiều trong vòng hơn 5 năm trở lại đây.
Theo những số liệu nhập khẩu gỗ xẻ trong cả nước từ năm 2013 đến 2015, có thể thấy các loại gỗ xẻ quý hiếm như gỗ lim, hương, cẩm… chiếm một tỉ trọng rất cao. Tuy nhiên xu hướng này đã thay đổi kể từ năm 2016, và thay đổi rõ rệt từ năm 2017. Khi nguồn cung các loại gỗ xẻ quý hiếm ngày càng hạn chế, thậm chí cạn kiệt, đồng thời cơ cấu sản phẩm đồ gỗ cũng chuyển dịch sang những sản xuất những loại sản phẩm giá thành cạnh tranh hơn do thị trường khó khăn, thì gỗ xẻ công nghiệp, gỗ xẻ có giá trị thấp hơn lại có lượng nhập tăng cao.
Biểu đồ 2.5 : Những loại gỗ xẻ nhập khẩu chủ yếu vào thị trƣờng Việt Nam trong năm 2017 (đơn vị m3)
Nguồn: Phân tích của VIFORES, FPA BD, HAWA,FOREST TRENDS và số liệu Hải quan Việt Nam
Bảng nhập khẩu về Việt Nam các chủng loại gỗ xẻ về số lượng và kim ngạch năm 2017 đã chỉ ra sự thay đổi rõ rệt, khi gỗ xẻ công nghiệp (gỗ thông, dương, sồi trắng, sồi đỏ …) tăng mạnh, các loại gỗ quý hiếm thì sụt giảm nhiều. Xu hướng đó vẫn đang duy trì đến hiện nay.
Bảng 2.6: Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu gỗ xẻ nguyên liệu ở một số doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2018
Tên công ty Loại hình công ty Gỗ thông Gỗ
sồi Gỗ dương Căm xe
Bạch đàn Gỗ hương Gỗ khác Vinafor Sài Gòn Sản xuất / thương mại 38% 9% 5% 9% 15% 20% 4% Thông Vàng Thương mại 95% 5% Thiên Lộc Thương mại 82% 8% 7% 3% Huỳnh Lê Thương mại 45% 30% 10% 12% 3% Khải Vy Sản xuất 23% 44% 8% 19% 6% Tân Phú Thương mại 72% 10% 8% IFC Sản xuất 17% 58% 10% 9% 6% Á Châu
Sản xuất /
thương mại 24% 41% 14% 7% 14%
Nguồn : Tác giả tổng hợp theo số liệu thực tế hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp này
Gỗ thông xẻ: Các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ xẻ nguyên liệu ở thành phố Hồ Chí Minh mỗi năm nhập bình quân từ 65,000 đến 80,000m3. Gỗ thông xẻ có nhiều nguồn khác nhau, chủ yếu nhập từ Chile, New-Zealand, Brazil, Argentina, Uruguay, Tây Ban Nha và Mỹ.
Gỗ dương xẻ: Gỗ dương xẻ (gồm gỗ bạch dương và hoàng dương) là loại gỗ có lượng nhập khẩu tăng vọt trong vài năm trở lại đây. Hiện tại các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ xẻ nguyên liệu ở thành phố Hồ Chí Minh mỗi năm nhập bình quân từ 30,000 đến 40,000m3 chủng loại này. Xuất xứ chủ yếu đến từ Mỹ, Pháp, Đức và Ucraina.
Gỗ sồi xẻ: Gỗ sồi xẻ (gồm sồi trắng và sồi đỏ), cũng là loại gỗ có lượng nhập khẩu khá lớn. Các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ xẻ nguyên liệu ở thành phố Hồ Chí Minh bình quân nhập khoảng 40,000 đến 50,000m3 mỗi năm. Gỗ sồi
xẻ được nhập từ khoảng 30 nguồn khác nhau, trong đó chủ yếu là Mỹ, Đức, Pháp, Croatia và Ucraina.
Gỗ hương xẻ: Gỗ hương xẻ thường có nguồn gốc từ Lào, Campuchia và các nước châu Phi. Giai đoạn 2013-2014, Lào cung cấp khoảng 70-80% tổng lượng gỗ hương xẻ được nhập vào Việt Nam. Tuy nhiên từ 2015 đến nay thì con số này giảm mạnh chỉ còn 30-40% trong khi nguồn gỗ hương nhập từ Châu Phi lại tăng. Các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ xẻ nguyên liệu tại thành phố Hồ Chí Minh mỗi năm nhập bình quân từ 20,000m3 đến 30,000m3 chủng loại này.