Rủi ro pháp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề hủy hợp đồng từ phía nhà nhập khẩu và những rủi ro đối với các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu tại thành phố hồ chí minh (Trang 44 - 45)

Hủy bỏ hợp đồng nhập khẩu, dù hàng đã xuất hay chưa xuất thì cũng sẽ phát sinh những thiệt hại nhất định, chỉ là ít hay nhiều. Khác với hủy bỏ hợp đồng nhập khẩu dựa trên sự đồng thuận của các bên, hủy bỏ đơn phương thường đem lại nhiều rủi ro pháp lý hơn, đặc biệt là khi hàng đã được xuất đi từ nước xuất khẩu :

Bên xuất khẩu (người bán) phản ứng mạnh mẽ : Việc hủy ngang hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng đơn phương, tất nhiên sẽ gây ra rất nhiều tranh cãi, bởi sự không tôn trọng thỏa thuận với nhau giữa các bên. Bên xuất khẩu thường sẽ yêu cầu bên nhập khẩu giải trình lý do, cũng như ép buộc phải tiếp tục thực hiện hợp đồng nhập khẩu như đã kí kết.

Bên xuất khẩu (người bán) khiếu kiện lên các tổ chức có liên quan tại nước họ và cả bên phía nhập khẩu: Cũng như ở Việt Nam, các đối tác xuất khẩu ở nước ngoài, họ thường tham gia những hiệp hội, tổ chức ngành hàng của nước họ và quốc tế. Khi các mâu thuẫn trong vấn đề hủy bỏ hợp đồng nhập khẩu là không thể giải quyết được, trước khi tiến hành kiện cáo, họ sẽ đưa vụ việc qua các hiệp hội tổ chức đó, để kiến nghị tư vấn cũng như tác động tới bên nhập khẩu. Trong rất nhiều

trường hợp, hiệp hội và tổ chức ngành hàng sẽ làm trung gian hòa giải giữa hai bên, đồng thời cũng là bên tư vấn, giúp các bên hiểu rõ vấn đề và tìm hướng giải quyết.

Bên xuất khẩu đòi doanh nghiệp nhập khẩu phải bồi thường thiệt hại : Khác với hợp đồng nhập khẩu bị hủy bỏ khi hàng chưa được xuất đi, trường hợp hợp đồng nhập khẩu bị hủy bỏ, hàng đã xuất đang trên đường, hoặc đã tới nước nhập khẩu, thì dù là hủy bỏ hợp đồng có sự đồng thuận hay đơn phương, cũng đều phát sinh những thiệt hại khá lớn cho bên xuất. Bên bán thường sẽ phải tìm cách chuyển bán hàng hóa cho khách hàng khác, đồng thời phải làm lại các hóa đơn chứng từ xuất hàng, chưa kể phải trả các phí lưu container lưu bãi ở cảng bên nước nhập khẩu nếu họ không giải quyết, chuyển hàng cho bên khác kịp trong thời hạn Free time của hãng tàu cho phép (thường container chỉ được để ở cảng đến của nước nhập, không tính phí, trong thời hạn từ 5-7 ngày).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề hủy hợp đồng từ phía nhà nhập khẩu và những rủi ro đối với các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu tại thành phố hồ chí minh (Trang 44 - 45)