Dự báo về vấn đề hủy bỏ hợp đồng nhập khẩu gỗ nguyên liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề hủy hợp đồng từ phía nhà nhập khẩu và những rủi ro đối với các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu tại thành phố hồ chí minh (Trang 77 - 79)

Tình hình nhập khẩu gỗ nguyên liệu, theo kế hoạch phát triển của ngành gỗ cũng như phát triển rừng trồng ở nước ta, thì dự kiến sẽ tăng khá mạnh trong những năm tới. Mặc dù trên lý thuyết thì là những dự báo khá thuận lợi nhưng trong đó vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro mà các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu tại thành phố Hồ Chí Minh cần chú ý tới.

Lượng gỗ thông nhập khẩu sẽ tăng mạnh: khi xu hướng chuyển dịch cơ cấu sản phẩm đồ gỗ từ các thị trường nhập khẩu lớn (Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản..) đang chuyển đổi những đồ gỗ sản xuất từ các loại gỗ quý, đắt tiền, sang các sản phẩm có giá thành hạ, giá bán cạnh tranh từ các loại gỗ công nghiệp rẻ tiền, thì lượng gỗ thông nhập khẩu (cả gỗ tròn và gỗ xẻ) đều đã và đang tăng vọt trong những năm gần đây ( tăng từ 10-15% / 1 năm). Gỗ thông xẻ đã vươn lên vị trí số 1 trong tổng lượng gỗ xẻ nhập khẩu của cả nước.

Một số doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu đã từng hủy nhiều hợp đồng

nhập gỗ thông từ Chile, New-Zealand, Brazil, Uruguay… tạo ra ấn tượng không thực sự tốt trong con mắt các đối tác xuất khẩu nước ngoài. Như phân tích ở chương 2 về tình hình hủy hợp đồng nhập khẩu của các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu tại thành phố Hồ Chí Minh, thì số đơn hàng bị hủy tập trung chủ yếu vào gỗ thông và gỗ sồi. Trong đó gỗ thông vẫn chiếm tỉ lệ áp đảo. Chính việc này sẽ gây nên những khó khăn nhất định với các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ thông nguyên liệu, ngoại trừ những doanh nghiệp đã được đánh giá là khách hàng uy tín, thân thiết. Khách hàng mới hoặc khách hàng không thân thiết sẽ vất vả hơn để tiếp xúc những đối tác lớn, có nguồn hàng ổn định và giá cả cạnh tranh trên thị trường.

Vài năm gần đây, nhu cầu mua gỗ và giá cả thị trường trong nước là khá không ổn định : Khi các nhà nhập khẩu đồ gỗ lớn (Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản..) thay đổi cách xuất đơn hàng cho các công ty sản xuất đồ gỗ ở Việt Nam, thì thị trường có sự thay đổi nhiều hơn trước. Những năm 2015 trở về trước họ thường kí với đối tác Việt Nam những hợp đồng cung cấp đồ gỗ số lượng rất lớn và dài hạn (thông thường kí 6 tháng / 1 năm, cá biệt có trường hợp kí 2 năm). Nhưng trong 4 năm trở

lại đây, thói quen đó đã thay đổi, hợp đồng thường ngắn hạn (kí nửa năm, 3 tháng, cá biệt có hợp đồng chỉ kí 1 tháng), dẫn đến việc dự báo thị trường là rất khó khăn, cả về nhu cầu và giá cả nguyên liệu đầu vào.

Nước ngoài và Việt Nam có ngày nghỉ Tết khá khác biệt : Các đối tác xuất khẩu gỗ thì hầu hết nghỉ lễ dài từ Noel 24/12 tới qua tết dương lịch. Thậm chí nhiều đối tác họ cho xưởng gỗ nghỉ cả tháng. Ngay sau kì nghỉ lễ của họ không lâu, chúng ta lại nghỉ tết Nguyên Đán. Việt Nam có kì nghỉ tết Nguyên Đán khá dài, từ 7-10 ngày, chưa kể các hoạt động sản xuất kinh doanh thường bị chậm lại ngay trước và sau nghỉ Tết. Khoảng thời gian này là lúc các hoạt động xuất nhập khẩu rất dễ bị đình trệ, ùn ứ. Nếu các bên không tính kĩ, rất có thể công việc sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng nhiều.

Tài chính của các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu tại thành phố Hồ Chí Minh là chưa thực sự mạnh : Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thường thành một vòng tròn liên tục : Ký hợp đồng nhập khẩu gỗ  Dùng gỗ đã nhập để sản xuất hoặc thương mại  Thu tiền của khách hàng để thanh toán tiền gỗ nhập khẩu đang về cảng nhập (trả trực tiếp hoặc thông qua vay tín dụng hạn mức từ ngân hàng). Chỉ cần khâu sản xuất kinh doanh thương mại đầu ra bị gặp khó, họ cũng sẽ gặp khó khăn trong quá trình nhập đầu vào. Do nguồn tài chính không thực sự mạnh nên các doanh nghiệp chỉ có thể gồng gánh trong một giai đoạn ngắn, họ không thể chịu đựng những rủi ro của thị trường một cách dài hơi như các doanh nghiệp có vốn mạnh của Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan...

Chính bởi những điều này, dự báo tình hình hủy bỏ hợp đồng nhập khẩu của các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu tại thành phố Hồ Chí Minh sẽ còn có thể tiếp diễn. Tuy nhiên, sau nhiều lần phát sinh sự việc đáng tiếc này, các bên đã có nhiều kinh nghiệm trong giải quyết vấn đề, nên một hai năm trở lại đây, dù vẫn lác đác xảy ra, thì đều giải quyết rất nhanh, chứ không để tình trạng kéo dài và phát sinh nhiều thiệt hại về chi phí như trước nữa. Đây cũng chính là những bài học rất quan trọng để các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu có thể tìm ra những giải pháp đề phòng và khắc phục tình hình.

3.2. Những giải pháp cần thực hiện từ các doanh nghiệp nhập khẩu

Từ những phân tích về thực trạng, cũng như dự báo tình hình nhập khẩu gỗ nguyên liệu tại thành phố Hồ Chí Minh, cùng với thông qua tham khảo ý kiến các chuyên gia ở phần phụ lục 3 cuối Luận văn, để phòng ngừa và khắc phục những rủi ro, khó khăn có thể phát sinh từ hợp đồng nhập khẩu, các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu tại thành phố Hồ Chí Minh có thể áp dụng những giải pháp như sau :

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề hủy hợp đồng từ phía nhà nhập khẩu và những rủi ro đối với các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu tại thành phố hồ chí minh (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)